[Trải nghiệm] Một nền giáo dục vì con người ?...

swynts

Cây đang thụ phấn
An education is about more than getting into a good college or getting a good job when you graduate. It’s about giving each and every one of us the chance to fulfill our promise—to be the best version of ourselves we can be.

tạm dịch : Giáo dục không chỉ là vào được một trường đại học tốt hay tìm được một việc làm tốt sau khi tốt nghiệp. Giáo dục là làm sao từng người và tất cả mọi người phải có cơ hội để thực hiện mơ ước của mình - đó là, phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong mỗi chúng ta.


http://www.facebook.com/barackobama

Nhìn lại , từ "mơ ước" thật cao xa ... mà không mấy kẻ trong chúng tôi có thể nghĩ tới trong những năm tháng này , chúng tôi đơn giản , học cho ra trường , nếu đã trót bỏ phí mấy năm vì chán nản mà xa trường bỏ lớp thì cũng ngộ ra điều gì đó mà học và học để kiếm cái bằng thế thôi , rồi thế nào sau đó tính tiếp ... cuộc đời của nhiều kẻ trẻ tuổi chúng tôi có vẻ vô vọng và buồn chán ... nhiều kẻ nghĩ rằng , đời chỉ là cái nợ mà họ phải trả ... Thanh niên chúng tôi lắm kẻ chán chường sau ngưỡng cửa đại học vậy , tất nhiên chúng tôi tin đó là vì sự hèn yếu của bản thân chúng tôi mà thôi ... nhưng chúng tôi cũng cố gắng học cách lạc quan , mà đôi khi chúng tôi vẫn điều chỉnh góc nhìn và tìm niềm vui ở những nơi khác ...

Một bài viết trên blog giáo dục :



Năm học 2010-2011 bắt đầu trong bao nỗi ngổn ngang. Bạo lực học đường tràn lan; đạo đức xã hội xuống cấp; bệnh thành tích, giả dối, nạn sính bằng cấp trầm kha dẫn đến nạn bằng giả, trường dỏm; rồi nạn “thất nghiệp có bằng cấp” vì đào tạo không dựa trên nhu cầu xã hội; phong trào tị nạn giáo dục; nạn chảy máu chất xám … tất cả đang bày ra trước mắt chúng ta, và đều cấp bách. Nhưng giải pháp cho tình trạng này dường như chưa tồn tại, hoặc tồn tại nhưng mơ hồ và không thể triển khai, hoặc đã có kế hoạch rõ ràng, chi tiết đến từng hoạt động kèm chi phí ước tính, nhưng lại thiếu thuyết phục nên không được sự ủng hộ của xã hội.

Nhưng dù ngổn ngang, bừa bộn đến đâu, thì năm học mới cũng đã đến, năm đầu tiên của thập niên thứ hai trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Những bước đầu tiên của ngành giáo dục để đưa đất nước đến dần với tầm nhìn 2020. Cần bắt đầu từ chỗ nào đây? Câu hỏi này có lẽ mọi người Việt Nam đều đang tự đặt ra, nhưng câu trả lời ở tầm quốc gia chỉ có thể đến từ những vị lãnh đạo đất nước.

Theo dõi tin tức trên báo chí trong những ngày đầu năm học, tôi chú ý đến phát biểu của hai vị lãnh đạo cao nhất của đất nước và của ngành giáo dục, mà theo tôi đã hàm chứa câu trả lời cho câu hỏi nói trên. Phát biểu trong dịp lễ khai giảng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã dặn dò ngành giáo dục phải chú trọng việc dạy người. Trả lời phỏng vấn với tư cách tân bộ trưởng, người vừa được giao trọng trách lèo lái con tàu giáo dục của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nói ông không có ý định tạo dấu ấn riêng . Phải chăng sai lầm của chúng ta lâu nay chính là ở đây: điều hành ngành giáo dục nhằm mục tiêu có được những thành tích nổi bật và tạo dấu ấn, mà chưa chú trọng đầy đủ đến mục tiêu dạy người?

Có một điều đơn giản mà hình như ở Việt Nam chúng ta hay quên, đó là giáo dục (education) không chỉ là đến trường (schooling). Khắp đông tây kim cổ, mọi nền giáo dục chân chính đều nhằm vào phát triển con người. Sự thành công của một nền giáo dục được đo bằng khả năng phát triển những tài năng sẵn có – đã bộc lộ hoặc còn tiềm ẩn – của từng cá nhân đến mức cao nhất. Để làm được điều này, không thể tiếp tục làm theo cách một chiều từ trên xuống như hiện nay.

Tại sao không? Thử bình tĩnh nhìn lại cung cách vận hành của ngành giáo dục Việt Nam hiện nay, ta sẽ thấy dường như đang tồn tại một sự mâu thuẫn. Cuộc sống thì biến chuyển hàng ngày, nhu cầu của con người là vô hạn, còn tài năng của các cá nhân thì hết sức đa dạng, phong phú và luôn phát triển. Nhưng hầu hết các hoạt động trong ngành giáo dục đều xuất phát từ cùng một nguồn và theo cùng một quy trình vạch sẵn. Trước hết là những chủ trương của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trên cơ sở đó ngành giáo dục sẽ đề ra những chương trình hành động đầy quyết tâm, những dự án tham vọng với những chỉ tiêu cụ thể dù đôi khi phi thực tế; và kèm theo đó là cách quản lý chặt chẽ nhấn mạnh tính tuân thủ và bóp nghẹt sự sáng tạo. Đến nỗi cả những “sáng kiến” cải tiến của ngành giáo dục để giải quyết những vấn đề thực tế đa dạng của lớp học cũng vẫn theo trình tự nói trên. Phải chăng chính mâu thuẫn này là nguyên nhân sâu xa của nhiều vấn nạn trong nền giáo dục Việt Nam ngày nay?

Giáo dục theo nghĩa phát triển con người không thể chỉ là những gì diễn ra trong trường lớp và được quản lý bởi ngành giáo dục. Trước hết và trên hết, nó là sự nỗ lực lâu dài, bền bỉ nhằm phát triển tài năng cùng các giá trị sống của từng người học, từng gia đình, từng thầy cô, cùng sự hỗ trợ và tiếp sức của cộng đồng nơi các em sinh sống và học tập. Thành tựu của giáo dục Việt Nam vì thế không phải là kết quả của những đề án như đại học đẳng cấp quốc tế, phát triển hệ thống trường chuyên vv, cũng chẳng phải là kết quả của những “phong trào” dạy kỹ năng sống hay đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào trường học, như cách chúng ta vẫn suy nghĩ hiện nay.

Thành tựu giáo dục đích thực phải là những con người với những tài năng riêng biệt được phát triển tối đa, và một xã hội nơi mọi tài năng đỉnh cao đích thực được tôn trọng và vinh danh. Nếu không có được điều này, thì mọi đề án của ngành giáo dục Việt Nam dẫu có thành công vẫn sẽ là vô ích.

Nói đến tài năng và sự vinh danh, năm học 2010-2011 không chỉ bắt đầu với những ngổn ngang, mà còn có những điểm sáng. Dư âm của niềm vui về sự kiện Ngô Bảo Châu đến giờ vẫn còn đầy ắp. Theo tôi, Ngô Bảo Châu là một bằng chứng sống động của quan điểm giáo dục không phải là những kế hoạch được triển khai tỉ mỉ của ngành giáo dục, mà trước hết và trên hết là một môi trường phát triển nhân cách lành mạnh, sự kiên trì vun đắp tài năng theo thiên hướng cá nhân của gia đình, và sau đó là môi trường giáo dục trong lành của nhà trường, nơi đó vai trò của người thầy được tôn trọng và phát huy đúng mức.

Giáo dục là phát triển con người, đó là triết lý duy nhất đúng. Triết lý giáo dục vị nhân sinh. Theo tôi, ở mức độ cá nhân, triết lý ấy vẫn luôn sống mạnh mẽ trong những con người Việt Nam nghèo khó, những người luôn tâm niệm phải nỗ lực học hành để phát triển cá nhân, thoát kiếp nghèo và giúp đỡ được cho gia đình, rồi từ đó góp sức xây dựng cộng đồng, làng xóm. Với triết lý như vậy, cô bé Bình Gấm bán khoai năm nào đã thi đậu cùng một lúc vào 3 trường đại học, để nay trở thành bác sĩ công tác tại Bệnh viện Thống Nhất gần nơi tôi sinh sống trước đây – một quận nghèo, nhiều dân nhập cư, nhưng cũng rất nhiều người thành đạt, vươn lên từ nghèo đói.

Cả Ngô Bảo Châu ở miền Bắc lớn lên trong thời chiến tranh và xuất thân từ một gia đình học thức, lẫn Bình Gấm ở miền Nam lớn lên sau ngày đất nước thống nhất trong một gia cảnh khốn khó, mỗi người theo cách riêng của mình đều là những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam ở những mức độ khác nhau. Những thành tựu đó hoàn toàn không phải là kết quả trực tiếp của bất kỳ chủ trương, kế hoạch, đề án, hoặc phong trào nào, mà là của những nỗ lực đúng hướng của cá nhân và gia đình, cùng với môi trường sinh sống và học tập lành mạnh mà những cá nhân đó may mắn được hưởng.

Để trả lời cho câu hỏi “Nên bắt đầu từ đâu?”, trong tiếng Anh người ta nói “Hãy bắt đầu từ đầu. Begin at the beginning.” Câu trả lời hiển nhiên và luôn luôn đúng, dù rất dễ bị quên. Nếu mục đích của giáo dục là phát triển con người, thì hơn ai hết, ngành giáo dục cần chứng tỏ mình thực sự vì con người bằng cách trân trọng chính những con người hoạt động trong môi trường giáo dục.

Hãy tôn trọng từng cá nhân người học bằng cách tôn trọng tiếng nói riêng của các em, hãy tôn trọng những con người trực tiếp đóng góp vào thành quả giáo dục của một dân tộc – các thầy cô giáo – bằng cách trả cho họ một đồng lương xứng đáng. Hãy tôn trọng các vị lãnh đạo các trường bằng cách giảm bớt những can thiệp từ trên vào những quyết định chuyên môn của họ. Hãy tôn trọng cả môi trường trong lành của giáo dục bằng cách nghiêm khắc với những giả dối và tiêu cực trong môi trường giáo dục như chạy điểm, chạy trường, chạy hội đồng, bệnh thành tích, bệnh sính bằng cấp và nạn bằng cấp không đi kèm năng lực….

Về phần mình, ngành giáo dục cũng cần được toàn xã hội hỗ trợ. Sự hỗ trợ ấy thật đơn giản: hãy tôn trọng các sản phẩm và thành tựu thật của giáo dục bằng cách tôn trọng các tài năng đích thực mà nền giáo dục ấy mang lại, bằng cách tạo cho họ những môi trường làm việc trong sạch với những vị trí và điều kiện làm việc xứng đáng nhất mà đất nước có thể tạo ra.

Vâng, chỉ cần bắt đầu từ đầu, và làm đúng từ những việc nhỏ nhặt nhất, thì những thành tựu lớn của giáo dục sẽ tự đến vào đúng thời điểm của nó. Lúc ấy, chắc chắn giáo dục Việt Nam sẽ có được một vụ mùa bội thu.
( ngày 13/9/2010
Được đăng bởi Vũ Thị Phương Anh )
 

Thiên Sứ

[♣]Thành Viên CLB
Hôm nay tình cờ đọc lại được bài viết này của anh swynts, thật có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Mọi thứ vẫn đang trên quá trình đi lên, phát triển và hoàn thiện. Mong một Việt Nam sẽ tiến bước đúng hướng :mimcuoi:
 

hippie

Thành viên mới
iáo dục không chỉ là vào được một trường đại học tốt hay tìm được một việc làm tốt sau khi tốt nghiệp. Giáo dục là làm sao từng người và tất cả mọi người phải có cơ hội để thực hiện mơ ước của mình - đó là, phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong mỗi chúng ta.

http://www.facebook.com/barackobama

Nhìn lại , từ "mơ ước" thật cao xa ... mà không mấy kẻ trong chúng tôi có thể nghĩ tới trong những năm tháng này , chúng tôi đơn giản , học cho ra trường , nếu đã trót bỏ phí mấy năm vì chán nản mà xa trường bỏ lớp thì cũng ngộ ra điều gì đó mà học và học để kiếm cái bằng thế thôi , rồi thế nào sau đó tính tiếp ... cuộc đời của nhiều kẻ trẻ tuổi chúng tôi có vẻ vô vọng và buồn chán ... nhiều kẻ nghĩ rằng , đời chỉ là cái nợ mà họ phải trả ... Thanh niên chúng tôi lắm kẻ chán chường sau ngưỡng cửa đại học vậy , tất nhiên chúng tôi tin đó là vì sự hèn yếu của bản thân chúng tôi mà thôi ... nhưng chúng tôi cũng cố gắng học cách lạc quan , mà đôi khi chúng tôi vẫn điều chỉnh góc nhìn và tìm niềm vui ở những nơi khác ...
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
benny [Trải nghiệm] Một ngày làm nông dân Trải Nghiệm Cuộc Sống 2
benny [Trải nghiệm] Một số góp nhặt từ buổi rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm Trải Nghiệm Cuộc Sống 8
benny [Trải nghiệm] Tôi đã từng có một tình yêu đồng tính Trải Nghiệm Cuộc Sống 4
benny [Trải nghiệm] Qua một tiết học Trải Nghiệm Cuộc Sống 3
Ren [Trải nghiệm] tâm sự của một học viên bị lỡ 3 buổi học Kỹ Năng :( Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
M [Trải nghiệm] Nếu còn một ngày để sống ? Trải Nghiệm Cuộc Sống 20
Sóng [Trải nghiệm] Tổng kết năm 2012 của bạn Trải Nghiệm Cuộc Sống 2
Sóng [Trải nghiệm] Người nhỏ và người lớn Trải Nghiệm Cuộc Sống 1
Sóng [Trải nghiệm] Cạn kiệt cảm xúc Trải Nghiệm Cuộc Sống 6
Sóng [Trải nghiệm] Cái kiêu gượng của tiếng Anh mẹ đẻ - Joe Ruelle Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
Sóng [Trải nghiệm] Trưởng thành Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
Sóng [Trải nghiệm] Khi anh hùng bị ốm Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
T [trải nghiệm]Làm thế nào để đi tới đích nhanh Trải Nghiệm Cuộc Sống 1
hue_yeu_thuong [Trải nghiệm]Chuyển giao trách nhiệm Trải Nghiệm Cuộc Sống 3
tangnam2 [Trải nghiệm] Gửi các anh đàn ông! Trải Nghiệm Cuộc Sống 11
bluesea88 [Trải nghiệm]Hôm nay, [you] chọn giá trị nào để sống? Trải Nghiệm Cuộc Sống 50
stevenquy [Trải nghiệm] Những Cánh Cửa Trải Nghiệm Cuộc Sống 5
benny [Trải nghiệm] Người bán sắn ở Tân Bình Trải Nghiệm Cuộc Sống 2
Sóng [Trải nghiệm] Sóng - Khoảnh khắc cuộc sống Trải Nghiệm Cuộc Sống 8
kimoanh2012 [Trải Nghiệm] Ai sinh ra dưới chòm sao hạnh phúc? Trải Nghiệm Cuộc Sống 3
huxu456 [Trải Nghiệm] Kinh nghiệm xương máu về lập nghiệp sớm của tôi - Nguyễn Bình Minh Trải Nghiệm Cuộc Sống 5
benny [Trải nghiệm] Những quyển sách của anh Kendy Trải Nghiệm Cuộc Sống 2
KendyDat [Trải nghiệm] Ấn tượng Dốc Lết - Nha Trang Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
waiting.me [Trải Nghiệm]Thiên đường ở đâu đấy Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
bachtuocdo [Trải Nghiệm] Nguyên tắc HỌC HỎI Trải Nghiệm Cuộc Sống 6
benny [Trải nghiệm] Những cuộc hẹn - Kì 5: Gặp gỡ Thiên sứ Trải Nghiệm Cuộc Sống 2
benny [Trải nghiệm] Những cuộc hẹn - Kì 4: Đêm lặng ở K-T Trải Nghiệm Cuộc Sống 2
trangdang [Trải nghiệm]-Kỳ 2: Cú sốc tâm lý Trải Nghiệm Cuộc Sống 1
trangdang [Trải nghiệm]- Kỳ 1: Tôi đã kiêu căng, ngạo mạn và ....lên mặt như thế nào? Trải Nghiệm Cuộc Sống 6
trangdang [Trải nghiệm]- Suy ngẫm những yêu thương đời thường. Trải Nghiệm Cuộc Sống 3
C [Trải Nghiệm] Bác xích lô và du khách nước ngoài Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
benny [Trải nghiệm] Những cuộc hẹn - Kì 3: Tôi là người như thế nào? Trải Nghiệm Cuộc Sống 6
benny [Trải nghiệm] Tôi tập lái xe máy Trải Nghiệm Cuộc Sống 11
benny [Trải nghiệm] Những cuộc hẹn - Kì 2: Vòng quanh quận 1 Trải Nghiệm Cuộc Sống 9
boconganhthang3 [Trải nghiệm] Xe bus và cuộc đời Trải Nghiệm Cuộc Sống 2
benny [Trải nghiệm] Những cuộc hẹn- Kì 1: Cuộc gặp gỡ ở phố Tây Trải Nghiệm Cuộc Sống 10
trangdang [Trải nghiệm]- Cuộc sống và những đánh đổi Trải Nghiệm Cuộc Sống 5
tuyethong [Trải nghiệm] Bước nhẹ.... Trải Nghiệm Cuộc Sống 1
cẩm tú cầu [Trải nghiệm] Cúi đầu chào nhau Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
xphong229 [Trải nghiệm] Món canh khoai mỡ Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
jodiepham2204 [Trải nghiệm] Hạnh phúc là bất tận Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
waiting.me [Trải nghiệm] ngồi không em nghĩ về cuộc sống Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
cẩm tú cầu [Trải nghiệm] Câu chuyện số 177: PHỤ NỮ THẬT SỰ MUỐN GÌ? Trải Nghiệm Cuộc Sống 2
huxu456 [Trải nghiệm] Bạn có phải là người thích phàn nàn và đổ lỗi? Trải Nghiệm Cuộc Sống 3
xphong229 [Trải nghiệm] Những giọt cà phê phần 2 Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
xphong229 [Trải nghiệm] Những giọt cà phê ( phần 1) Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
waiting.me [Trải nghiệm] Sẽ có ai đó thay thế em bước cùng anh đến cuối con đường... Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
waiting.me [Trải nghiệm] Mạnh mẽ và Yếu đuối Trải Nghiệm Cuộc Sống 5
xphong229 [Trải nghiệm] Truyện siêu ngắn tại Tao Đàn Trải Nghiệm Cuộc Sống 0
dothanhvietquynhon [Trải nghiệm] Bạn có biết rằng... Trải Nghiệm Cuộc Sống 2

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top