Chúng Ta hãy bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt

Tin Yêu

Thanh viên kỳ cựu
Chào BQT và các bạn thành viên!

Đề tài này có lẽ không mới vì các bạn đã nghe nhiều từ nhiều nơi, nhiều người khác nhau.
Tuy nhiên, ở Diễn đàn này mình vẫn muốn nhắc lại cũng như muốn chia sẻ suy nghĩ, quan điểm, ý kiến của mình. Mình nghĩ đó cũng là một phần tất yếu trong quá trình trau dồi, rèn luyện kỹ năng của chúng ta.

Vấn đề “bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt” (trong khuôn khổ của Diễn đàn) được mình hiểu nôm na như thế này:
* Ở diễn đàn có nhiều chuyên mục rất hay và phù hợp với các bạn trẻ, nhưng BQT chưa qui định chặt chẽ và khắt khe cách viết. Có lẽ đó là nguyên nhân khiến một số thành viên khi viết bài thường sử dụng ngôn ngữ "mạng", chữ viết không rõ nghĩa, dùng từ không chính xác và diễn đạt không phù hợp với văn phong của người Việt. Điều đó làm người đọc khó hiểu và có cảm giác khó chịu, đôi khi gây phản cảm.
*Vì vậy, mình xin có đề nghị như sau:
- Ở những chuyên mục có tính nghiêm túc thì BQT nên có những quy định cụ thể, rõ ràng, khắt khe hơn như: phải viết tiếng Việt có dấu, và không được sử dụng ngôn ngữ mạng,…
- Còn ở những chuyên mục như Góc Làm Quen, Góc Xả Stress,... thì các thành viên có thể sử dụng bất kì ngôn ngữ nào, kể cả ngôn ngữ mạng như "anh iu em nhiej lem..."

Mục đích của việc này là gì?

- Giúp diễn đàn có nề nếp hơn;
- Làm người khác hiểu đúng tư tưởng, tình cảm,… của ta;
- Thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác;
- Chia sẻ gánh nặng với các bạn trong Ban Quản Trị, với các Mod trong việc duyệt bài, đặc biệt là trong việc chỉnh sửa các lỗi chính tả, lỗi không gõ dấu...;
- Bảo tồn những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, cái phong phú của tiếng Việt – điều mà người Việt Nam ta từng tự hào và người nước ngoài hằng ngưỡng mộ.

Một lần nữa Tin Yêu hy vọng rằng các bạn cũng chia sẻ những quan điểm, ý kiến của các bạn về vấn đề trên – một vấn đề tuy không cấp bách nhưng là cần thiết cho sau này, cho tương lai của con em chúng ta (nghe có vẻ ghê gớm nhỉ?).
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, bình an.

Tin Yêu
 

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
Vâng, mỗi người CHÚNG TA hãy góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt!

Bởi vì tiếng Việt của chúng ta đang có nguy cơ "tối hù" trước lối viết/nói cẩu thả của không ít người. Trách họ là một phần, phần còn lại phải trách những người lớn-những người có trách nhiệm rèn ngôn ngữ cho họ từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành.
Có những người chuyên, người có trình độ cao (GV văn, nhà báo, thạc sĩ,...), mà còn sai chính tả, sai ngữ pháp, cẩu thả trong sử dụng từ ngữ thì nói gì đến những người trẻ, những người không chuyên!

Cái tâm của bạn thật đáng quí đó, Tin Yêu ơi!
Cảm ơn Tin Yêu nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe và có nhiều đóng góp cho diễn đàn.
 

Tin Yêu

Thanh viên kỳ cựu
Tin Yêu xin chân thành cám ơn chị Phượng Nga đã đóng góp ý kiến và có cùng sự trăn trở với đề tài mới mà không mới này.
Chúc chị luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Mến chào chị

Tin Yêu
 

Tin Yêu

Thanh viên kỳ cựu
Đây là một bài viết nói về việc sử dụng từ ngữ trong Tiếng Việt khá hay nên Tin Yêu cũng muốn chia sẻ với các bạn để có thể thông tin và kiến thức.

Tiếng Việt: Đút vào / rút ra

Nguyễn Hưng Quốc
02/11/2009


Mới đây, đọc báo, không hiểu tại sao, tình cờ tôi lại chú ý đến chữ “đút” trong một câu văn không có gì đặc biệt: “Chị ấy đút vội lá thư vào túi quần...” Từ chữ “đút” ấy, tôi chợt liên tưởng đến chữ “rút”: cả hai từ làm thành một cặp phản nghĩa: đút (vào) / rút (ra).

Ðiều làm tôi ngạc nhiên là cả hai từ đều có phần vần giống nhau: “-ÚT”. Chúng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu mà thôi: một chữ bắt đầu bằng phụ âm “đ-” (đút) và một chữ bằng phụ âm “r- ” (rút).

Hơn nữa, cả từ “đút” lẫn từ “rút”, tuy phản nghĩa, nhưng lại có một điểm giống nhau: cả hai đều ám chỉ sự di chuyển từ không gian này sang không gian khác. “Ðút” cái gì vào túi hay “rút” cái gì từ túi ra cũng đều là sự chuyển động từ không gian trong túi đến không gian ngoài túi hoặc ngược lại.

Tôi nghĩ ngay đến những động từ có vần “-ÚT” khác trong tiếng Việt và thấy có khá nhiều từ cũng có nghĩa tương tự. “Hút” là động tác đưa nước hoặc không khí vào miệng. “Mút” cũng là động tác đưa cái gì vào miệng, nhưng khác “hút” ở chỗ vật thể được “mút” thường là cái gì đặc. “Trút” là đổ cái gì xuống. “Vút” là bay từ dưới lên trên. “Cút” là đi từ nơi này đến nơi khác do bị xua đuổi. “Nút” hay “gút” là cái gì chặn lại, phân làm hai không gian khác nhau. “Sút” là tuột, là suy, là giảm so với một điểm chuẩn nào đó.

Thay dấu sắc (ÚT) bằng dấu nặng (ỤT), ý nghĩa chung ở trên vẫn không thay đổi. “Trụt” hay “tụt” là di chuyển từ trên xuống dưới. “Vụt” là di chuyển thật nhanh, thường là theo chiều ngang. “Lụt” là nước dâng lên quá một giới hạn không gian nào đó. “Cụt” là bị cắt ngang, không cho phát triển trong không gian. “Ðụt” (mưa) là núp ở một không gian nào đó, nhỏ hơn, để tránh mưa ngoài trời. Vân vân.

Nếu những động từ có vần “-ÚT” thường ám chỉ việc di chuyển (hoặc việc ngăn chận quá trình di chuyển ấy) giữa hai không gian thì những động từ có vần “-UN” lại ám chỉ việc dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định nào đó, thường là có giới hạn. “Ùn”, “chùn”, “dùn”, hay “đùn” đều có nghĩa như thế. “Thun” hay “chun” cũng như thế, đều chỉ cái gì bị rút, bị co. “Cùn” là bẹt ra. “Hùn” là góp lại. “Vun” là gom vào. “Lún” hay “lụn” là bẹp xuống. Cả những chữ như “lùn” hay (cụt) “lủn”, (ngắn) “ngủn”, “lũn cũn”... cũng đều ám chỉ cái gì bị dồn nhỏ hay thu ngắn lại.

Với cách phân tích như vậy, nếu đọc thật kỹ và thật chậm các cuốn từ điển tiếng Việt, chúng ta sẽ dễ thấy có khá nhiều khuôn vần hình như có một ý nghĩa chung.

Chẳng hạn, phần lớn các động từ hay tính từ kết thúc bằng âm ÉT hay ẸT đều chỉ những động tác hay những vật thể hẹp, thấp, phẳng. “Kẹt” là mắc vào giữa hai vật gì; “chẹt” là bị cái gì ép lại. “Dẹt” là mỏng và phẳng; “tẹt” là dẹp xuống (kiểu mũi tẹt); “bét” là nát, dí sát xuống đất; “đét” là gầy, mỏng và lép.

Những động từ kết thúc bằng âm EN thường chỉ các động tác đi qua một chỗ hẹp, một cách khó khăn, như: “chen”, “chẹn”, “chèn”, “len”, “men”, “nghẽn”, “nghẹn”, “nén”.
Những từ láy có khuôn vần ỨC – ÔI thì chỉ những trạng thái khó chịu, như “tức tối”, “bức bối”, “bực bội”, “nực nội”, “nhức nhối”, v.v...

Những ví dụ vừa nêu cho thấy hai điều quan trọng:

Thứ nhất, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chữ quen thuộc chúng ta thường sử dụng hàng ngày ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng. Tính chất bí ẩn ấy có thể nói là vô cùng vô tận, dẫu tìm kiếm cả đời cũng không hết được. Ðiều này khiến cho không ai có thể an tâm là mình am tường tiếng Việt. Ngay cả những nhà văn hay nhà thơ thuộc loại lừng lẫy nhất vẫn luôn luôn có cảm tưởng ngôn ngữ là một cái gì lạ lùng vô hạn.

Thứ hai, vì có những quy luật, những điểm chung tiềm tàng giữa các chữ như vậy cho nên việc học tiếng Việt không quá khó khăn. Nói chung, người Việt Nam đều có khả năng đoán được ý nghĩa của phần lớn các chữ mới lạ họ gặp lần đầu. Lần đầu gặp chữ “thun lủn”, chúng ta cũng hiểu ngay nó ám chỉ cái gì rất ngắn. Lý do là vì chúng ta liên tưởng ngay đến những chữ có vần “UN” vừa kể ở trên: cụt ngủn, ngắn ngủn, v.v... Lần đầu gặp chữ “dập dềnh”, chúng ta cũng có thể đoán là nó ám chỉ một cái gì trồi lên trụt xuống do sự liên tưởng đến những chữ có khuôn vần tương tự: bấp bênh, gập ghềnh, khấp khểnh, tập tễnh, v.v...

Học tiếng Việt, như vậy, không khó lắm, phải không?


link bài viết http://www.voanews.com/vietnamese/2009-11-02-voa19.cfm
 

trung1391

Thành viên năng động
Trích một bài viết từ báo Tuổi trẻ để mọi người cùng đọc và suy ngẫm



Nếu không để ý...
Nhân xem chương trình “Chìa khóa thành công” trên VTV1 về Xi-I-Âu (C.E.O) tôi thắc mắc không biết ba chữ cái đó là gì. Tra trên Google mới biết là “tổng giám đốc” hay “giám đốc điều hành”. Tôi tự hỏi tại sao bây giờ người Việt mình sính dùng ngoại ngữ thế, nhan nhản trên các phương tiện thông tin, ngay cả đài truyền hình quốc gia mà cũng thế thì cũng cần xem lại.
Đành rằng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì số lượng các thuật ngữ mới vô cùng nhiều nhưng nếu chúng ta, nhất là các nhà ngôn ngữ học, không để ý và có cái tâm, cái tầm để tìm ra các thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt thì có lẽ tiếng mẹ đẻ của chúng ta sẽ mai một mất thôi.
Tôi chợt nhớ lại cuộc trò chuyện với ông sếp (chief - Việt hóa, liệu đây có thể là một phương pháp để đưa ra từ tương đương trong tiếng Việt?) người Bỉ. Theo một người bạn của ông, một chuyên gia ngôn ngữ học, tiếng Việt của chúng ta có nguy cơ biến mất, hay ít ra là trở thành tử ngữ trong vòng... 50 năm nữa.
Không biết tính xác thực của nhận xét này được bao nhiêu phần trăm nhưng đây cũng là một điều đáng lưu tâm. Ngay lập tức chúng tôi có được một minh chứng cụ thể. Sếp và tôi mới xuống sân bay Đà Nẵng thì thấy ngay một quầy giới thiệu về du lịch Đà Nẵng. Có điều tất cả các tờ rơi đều viết bằng tiếng Anh. Sếp tôi mới đến hỏi cô lễ tân bằng một giọng Việt chuẩn: “Tại sao không có tiếng Việt?”.
Câu trả lời: “Because this is an international airport”. Nội dung diễn ngôn hoàn toàn chính xác nhưng (như sếp tôi hỏi ngược lại), tại sao người ta dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để hỏi mình mà mình lại dùng ngoại ngữ để trả lời. Vấn đề nằm ở ý thức, có thể gọi là ý thức dân tộc của mỗi người Việt chúng ta.
Có thể cho rằng đây chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng nếu không quan tâm ngay từ bây giờ thì chuyện tiếng Việt biến thành ngôn ngữ chết là điều rất có thể xảy ra, chứ chưa nói đến mong muốn “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà chúng ta vẫn thường nói đến.
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Cảm ơn vì những suy nghĩ rất sâu sắc và đáng ngẫm nghĩ của bạn về tiếng Việt và ý thức dân tộc.

Bây giờ, nhiều người Việt không được dạy về ý thức dân tộc, nguồn gốc dân tộc. Cái nền không vững nên khi những thứ khác du nhập, hoặc biến tướng thì rất dễ lung lay theo.

Nếu bạn có thể làm gì đó vì tiếng Việt và dân tộc mình, đừng ngần ngại làm điều đó.

Tôn trọng và chăm chút mỗi dòng chữ tiếng Việt mình viết ra, mỗi từ ngữ mình dùng, cũng là một sự tôn trọng và có trách nhiệm đối với hồn dân tộc.
 

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
Chào các bạn!
Hôm nay vào diễn đàn, PN rất vui vì có nhiều người quan tâm đến đề tài này.
Nói thật với các bạn, tuy không là dân chuyên (GV văn, nhà văn, nhà báo,...), cũng không là người có học vị, học hàm cao (thạc sĩ, tiến sĩ,...) nhưng PN luôn nghiêm khắc với bản thân khi sử dụng ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ viết và điều đó đã làm PN khá vất vả (do phải sửa đi sửa lại nhiều lần những văn bản đã viết).
PN cũng thấy "gai con mắt" khi phát hiện những lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả của người khác, rồi trước sau gì PN cũng lựa lời góp ý với tác giả (còn lỗi của mình thì người khác "gai con mắt", tất nhiên rồi). Nhiều người đã cám ơn PN, thậm chí còn nhờ PN đọc giùm các văn bản quan trọng để chỉnh sửa. Điều đó làm PN rất vui vì thấy mình cũng có ích cho người khác. Còn có người tự ái và ghét PN thì biết đâu cũng có, "chín người mười ý", đời mà!


Tiếng Việt có lẽ học suốt đời ta vẫn chưa dám tự hào là mình hiểu hết, phải không các bạn?
PN thiết nghĩ, ở đây, sự quan tâm đến chủ đề này phần nào nói lên tâm huyết của mọi người đối với vấn đề "giữ gìn sự trong sáng của TV".
Sẵn đây, PN cũng có một ý kiến nhỏ: nên chăng trong diễn đàn này, BQT nên ưu tiên sử dụng tiếng Việt? Mấy hôm trước, PN nêu câu hỏi "D Đ này dành cho ai?" không phải do PN không hiểu được những câu tiếng Anh đơn giản đó. Rất mừng là BQT đã có chỉnh sửa lại.
Chúc các bạn
viết, nói ngày càng hay hơn, đúng hơn.
PN
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
Tiếng Việt có lẽ học suốt đời ta vẫn chưa dám tự hào là mình hiểu hết, phải không các bạn?
PN thiết nghĩ, ở đây, sự quan tâm đến chủ đề này phần nào nói lên tâm huyết của mọi người đối với vấn đề "giữ gìn sự trong sáng của TV".

Mình rất đồng ý với bạn về vấn đề nảy, thực tế cho thấy giới trẻ Việt Nam viết loạn xà ngầu, hô hô nên mới có chuyện người Việt viết chương trình dịch tiếng Việt.
Chia sẻ vấn đề này mình xin có 1 số ý kiến như sau
1.Giới trẻ thì cần phải có 1 chút tinh nghịch, sống không nên quá khắc khe, thả mình 1 chút qua các câu nói đùa thì cũng hay:hon:
2.Người lớn cần phải tiên phong trong vấn đề này, phải dạy cho con cái ngay từ lúc còn nhỏ, cũng giống như nhà trường dạy luật giao thông còn ông bố thì vượt đèn đỏ???
3.Trong diễn đàn mình thấy mấy cái mục xả stress hay những thứ linh tinh khác thì có thể thoải mái viết vô tư ( có giới hạn 1 chút chứ, viết mà đọc không hiểu thì bó tay ):mimcuoi:
Các bạn cho ý kiến cái nha, đây là tiếng nói chung của cư dân mạng, mong mọi người nhớ lấy 1 câu " người việt dùng hàng việt" xài hàng ngoại coi chừng bị ngộ độc:danhdau:
 

swynts

Cây đang thụ phấn
Chào mọi người , tớ là một mod -tv BQT
Ban đầu với mục đích góp ý : “bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt” (trong khuôn khổ của Diễn Đàn) Tin Yêu đã tạo ra topic này , chủ đề của bạn rất hay vì nó thiết thực , đó là những gì chúng tôi đang gặp phải , hàng ngày có rất nhiều bài viết vướn phải vấn đề “bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt” được bạn "hiểu nôm na" như trên , những điều bạn chia sẻ là đúng ,
Phượng Nga nói:
Bởi vì tiếng Việt của chúng ta đang có nguy cơ "tối hù" trước lối viết/nói cẩu thả của không ít người.
Bởi vì :

trung1391 nói:
người ta dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để hỏi mình mà mình lại dùng ngoại ngữ để trả lời. Vấn đề nằm ở ý thức, có thể gọi là ý thức dân tộc của mỗi người Việt chúng ta.

Bởi vì :
Sóng nói:
Bây giờ, nhiều người Việt không được dạy về ý thức dân tộc, nguồn gốc dân tộc. Cái nền không vững nên khi những thứ khác du nhập, hoặc biến tướng thì rất dễ lung lay theo.

Nếu bạn có thể làm gì đó vì tiếng Việt và dân tộc mình, đừng ngần ngại làm điều đó.

Tôn trọng và chăm chút mỗi dòng chữ tiếng Việt mình viết ra, mỗi từ ngữ mình dùng, cũng là một sự tôn trọng và có trách nhiệm đối với hồn dân tộc.


....

nhưng

Phượng Nga nói:
Có những người chuyên, người có trình độ cao (GV văn, nhà báo, thạc sĩ,...), mà còn sai chính tả, sai ngữ pháp, cẩu thả trong sử dụng từ ngữ thì nói gì đến những người trẻ, những người không chuyên!
tritai nói:
1.Giới trẻ thì cần phải có 1 chút tinh nghịch, sống không nên quá khắc khe, thả mình 1 chút qua các câu nói đùa thì cũng hay
...
Có rất nhiều suy nghĩ

Tất cả những góp ý của Tin Yêu muốn chuyển đến BQT đã được tiếp thu , cảm ơn bạn rất nhiều ! Những suy nghĩ của bạn khiến tất cả chúng tôi rộng mở , và dường như , tất cả mọi người đều muốn nói lên một điều gì đó để gửi đến chúng ta thông điệp : hãy " bảo vệ cái hồn của dân tộc " .
Đó có thể là những trăn trở của mỗi người con khi nghĩ về quê hương mình , là chính kiến của một bạn trẻ mạnh mẽ ... và chúng ta ở đây ! chúng ta sẽ nói lên điều đó , để mỗi con người chúng ta có thể học được nhiều hơn về cài hồn dân tộc , hay bất cứ điều gì khiến mỗi chúng ta trưởng thành hơn , topic được dời đến góc bàn tròn thảo luận để mọi người cùng sẻ chia , cảm nhận suy ngẫm và phản biện .

tv BQT



 

Tin Yêu

Thanh viên kỳ cựu
Nhân tiện ở chủ đề này. Tin Yêu cũng muốn chia sẻ những thông tin thú vị về Tiếng Việt của ta. Mặc dù trên mạng (internet) có nhiều thông tin. Tin Yêu chỉ sao chép lại để mọi người cùng nhau tham khảo (nguồn từ Wikipedia)
Qua đây chúng ta sẽ biết thêm về nguồn gốc, lịch sử...


Tiếng Việt (Hán-Nôm: 㗂越), hay Việt ngữ[2], là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.
Theo ISO-639-2, mã của tiếng Việt là vi,[3] còn mã ISO-639-3 của tiếng Việt là vie.

Xếp loại

Với những cơ sở khoa học gần đây được đa số các nhà ngôn ngữ học thừa nhận, tiếng Việt thuộc hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ họ hàng gần nhất với tiếng Mường. Xa hơn một chút là các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Thí dụ, từ tay trong tiếng Việt tương đương trong tiếng Mường là thay, trong tiếng Khmer là đay và trong tiếng Mông là tai.
[sửa]Lịch sử

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam.
Theo A. G. Haudricourt giải thích từ năm 1954, nhóm ngôn ngữ Việt-Mường ở thời kỳ khoảng đầu Công nguyên là những ngôn ngữ hay phương ngữ không thanh điệu. Về sau hệ thống thanh điệu xuất hiện và có diện mạo như ngày nay, theo quy luật hình thành thanh điệu. Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ 6 (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam) với ba thanh điệu và phát triển ổn định vào khoảng thế kỷ 12 (nhà Lý) với 6 thanh điệu. Sau đó một số phụ âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. Trong quá trình biến đổi, các phụ âm cuối rụng đi làm thay đổi các kết thúc âm tiết và phụ âm đầu chuyển từ lẫn lộn vô thanh với hữu thanh sang tách biệt.
Ví dụ[4] của A.G. Haudricourt.
Đầu Công nguyên (không thanh) Thế kỉ 6 (ba thanh) Thế kỉ 12 (sáu thanh) Ngày nay
pa pa pa ba
sla, hla hla la la
ba ba pà bà
la la là là
pas, pah pà pả bả
slas, hlah hlà lả lả
bas, bah bà pã bã
las, lah là lã lã
pax, pa? pá pá bá
slax, ba? hlá lá lá
bax, ba? bá pạ bạ
lax, la? lá lạ lạ


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Thứ Năm, 26/11/2009, 07:04 (GMT+7)
LTS: Xoay quanh câu chuyện “Tiếng Việt dị dạng” (Tuổi Trẻ ngày 23, 24, 25-11), đã có gần 70 ý kiến bạn đọc tiếp tục phản đối cách sử dụng tiếng Việt méo mó (chỉ một số ý kiến thông cảm, đồng tình), đặc biệt khá nhiều email bày tỏ tình yêu với tiếng Việt.
Viết tiếp bài “Tiếng Việt dị dạng”: Hãy dừng lại vài giây
TT - Một phần không nhỏ giới trẻ hiện nay đã quên “yêu tiếng mẹ đẻ”, phải chăng đó cũng là nguyên nhân khiến họ dùng tiếng Anh nhiều hơn và viết tiếng Việt cũng lạ hơn?
Không nói về việc chêm tiếng Anh vào những câu nói tiếng Việt, bản thân tiếng Việt đang được dùng hiện nay (chủ yếu trên tin nhắn, chat, và thậm chí cả báo chí) khiến không ít người khó khăn khi đọc tiếng mẹ đẻ của mình. Từ những từ quen thuộc như “iu”, “gét”, “pé”, “xương”, “nà”... đến “iem”, “synh đệp”, “xynh”, “jỳ”, “thoy”.
Không chỉ vận dụng hết khả năng uốn éo của đôi môi để phát âm đúng những từ này, người đọc cũng phải vận dụng hết cả trí óc. Những ngôn ngữ này của tuổi mới lớn xem ra khá mới lạ, đầy cá tính và phần nào làm sinh động hơn cho cách thể hiện cảm xúc.
Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng e rằng các bạn trẻ đang dần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là cách thể hiện tình yêu không chỉ đối với ngôn ngữ mà còn là tình yêu với quê hương. Bạn có yêu tiếng Việt không? Một ngày nào đó, giữa mênh mông lạ lẫm của xứ người, chợt vang lên một câu nói: “Xin chào”, tôi chắc hẳn một người VN sẽ vui sướng lạ lùng.
Hãy dừng lại vài giây trước khi gõ vào bàn phím để xem lại những ký tự nào nên đặt kế bên nhau và trong tim mình, tình yêu cho tiếng Việt có đang trỗi dậy? Làm sáng lên niềm tự hào và tình yêu dành cho ngôn ngữ, bản sắc Việt Nam, tôi nghĩ không chỉ là ý thức của mỗi cá nhân mà còn rất cần sự hướng dẫn từ những cá nhân, tổ chức đang có sức ảnh hưởng lớn đến giới trẻ.
TRẦN THỊ BẢO TRÂN (tranbaotran87@...)
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
Bạn có yêu tiếng Việt không? Một ngày nào đó, giữa mênh mông lạ lẫm của xứ người, chợt vang lên một câu nói: “Xin chào”, tôi chắc hẳn một người VN sẽ vui sướng lạ lùng.
Hãy dừng lại vài giây trước khi gõ vào bàn phím để xem lại những ký tự nào nên đặt kế bên nhau và trong tim mình, tình yêu cho tiếng Việt có đang trỗi dậy? Làm sáng lên niềm tự hào và tình yêu dành cho ngôn ngữ, bản sắc Việt Nam, tôi nghĩ không chỉ là ý thức của mỗi cá nhân mà còn rất cần sự hướng dẫn từ những cá nhân, tổ chức đang có sức ảnh hưởng lớn đến giới trẻ.
TRẦN THỊ BẢO TRÂN (tranbaotran87@...)

Vâng tôi có và tôi cũng rất tự hào về tiếng Việt của dân tộc mình:nghichngom::hon:
 

nguyenson

Thanh viên kỳ cựu
Đúng là Tiếng Việt của chúng ta đang ngày một bị "dị hóa" và ngày càng ra nhiều biến dị khác nhau. Đôi lúc, một số bạn trẻ không biết vì lý do gì mà lại không thích dùng từ cho đúng chính tả, cố ý nói lái, nói lóng. Bạn Sóng nói đúng, ở một nơi xứ lạ quê người, bỗng dưng nghe được một câu Tiếng Việt, lòng vui sướng biết dường nào. À, không biết là trên diễn đàn của mình có qui định phải viết đúng chính tả hay không ha? Mình chỉ đang nói đến trường hợp là dùng những tiếng lóng và tiếng láy thôi. Chứ đúng chính tả 100% thì cũng khó lắm.

Ví dụ như: hok bit = hổng biết, thik lém = thích lắm, đóa = đó,...
 

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
PN xin gởi lên bài viết sau của một giáo viên trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh để mọi người đọc và suy ngẫm:

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Trong bài phỏng vấn của báo Dân trí ngày 10/9/2008, PGS Hà Quang Năng, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã phát biểu một số ý kiến xung quanh sự “sáng tạo” về ngôn ngữ của thế hệ 8X, 9X, và bàn rộng hơn về sự phát triển của tiếng Việt ngày nay.
Trước hiện tượng những từ “lạ” xuất hiện ngày một nhiều, PGS Hà Quang Năng cho rằng đó là sự “sáng tạo” làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, là một hiện tượng bình thường, “dễ thương” và không nên “từ chối”.

Là một giáo viên dạy ngữ văn ở THPT, thường xuyên quan tâm đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi xin phép được trao đổi một số ý kiến như sau:

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng Việt trong cơ chế thị trường thời mở cửa. Trước sự phát triển năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng, phát triển vốn từ vựng bằng cách vay mượn, hoặc tổ chức lại những yếu tố đã có để tạo ra từ mới. Chúng tôi cho rằng, nếu có một thống kê của các nhà ngôn ngữ học, chắc chắn sẽ thấy trong thời gian 10 năm trở lại đây, vốn từ vựng tiếng Việt đã tăng lên đáng kể so với trước đó.

Sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt có mặt tích cực là đã đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu giao tiếp, trong các lĩnh vực hoạt động kinh, xã hội, nghiên cứu khoa học, và điều hành xã hội nói chung, đồng thời làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn. Cũng không thể phủ nhận rằng, có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn xác, tinh tế, làm cho tiếng Việt thêm đẹp. Ví dụ: ngân hàng đề thi, bệnh viện máy tính, toàn cầu hóa, tăng trưởng “nóng”, thương mại ảo, tuổi teen, siêu tốc… Về phương diện này, chúng tôi đồng ý với PGS Hà Quang Năng rằng nên “đón nhận” hay ghi nhận những sáng tạo đó.

Tuy nhiên, cái mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự tăng trưởng “nóng” của từ vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít các yếu tố tiêu cực. Đã có rất nhiều ý kiến nghiên cứu, tranh luận về vấn đề này và nhiều người đã đặt vấn đề cảnh báo về “nguy cơ khủng hoảng của tiếng Việt”.

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã chỉ ra nhiều biểu hiện sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, xu hướng lai căng, “lạm phát” sử dụng các yếu tố tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, sự “sáng tạo” một cách vô nguyên tắc tạo ra xu hướng quái dị, kì quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thể hiện sự sa sút về nhân cách. Không chỉ là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X còn nông nổi, bồng bột, thích cái mới lạ, khác người, thích “cá tính” mà ngay cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, “ô nhiễm” của đời sống ngôn ngữ.

Giáo sư Trần Hữu Dũng, một trí thức Việt kiều nhận xét: thời của ông, ngôn ngữ báo chí không sử dụng các yếu tố khẩu ngữ kiểu như “hầm bà lằng”…

Về các biểu hiện cụ thể, đã có rất nhiều bài viết phân tích. Trong bài trả lời phỏng vấn, PGS Hà Quang Năng cũng đã chỉ ra một số biểu hiện mà ông cho là “lạ quá” như: “mông tặc, khoan tặc, cẩu tặc, bỉ tiện, bí nhiệm, đào bồi, khẳng quyết…”.

Theo chúng tôi, sự “nhiễu loạn” không đáng có của đời sống ngôn ngữ đương đại do một số nguyên nhân sau:

-Sự giảm sút tình yêu tiếng Việt, ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của một bộ phận nhân dân.

-Xu hướng lai căng, vọng ngoại, thích “hiện đại”, thích “thể hiện cá tính, đẳng cấp” của một số người, đặc biệt là giới trẻ. Một số doanh nghiệp nắm bắt tâm lý sính ngoại của người dân nên triệt để khai thác: tên thương hiệu, vỏ bao bì, cách quảng cáo…Một số người thường thể hiện sự “uyên bác” bằng cách diễn đạt pha trộn nhiều tiếng nước ngoài, hay diễn đạt khó hiểu, dùng các từ nước ngoài một cách không cần thiết…

-Sự thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho những người không biết nghĩa của các từ tố Hán Việt ngày càng nhiều, dẫn đến việc dùng sai tiếng Việt. Ví dụ: từ “cứu cánh” nghĩa là mục đích (hay mục đích cuối cùng), song hiện nay rất nhiều người hiểu là “cứu giúp” hay “giải thoát”, “giải pháp”.

-Sự dễ dãi, vô nguyên tắc trong sử dụng ngôn ngữ của giới truyền thông; sự lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để gây “ấn tượng”, “giật gân”…Vì vậy, cần tăng cường công tác biên tập, thậm chí có ý kiến đề xuất cần mời các chuyên gia ngôn ngữ tham gia công tác biên tập, làm nhiệm vụ “gác cổng” cho các cơ quan truyền thông.

-Sự thiếu tích cực, “chậm chân” của công tác nghiên cứu, phản biện về ngôn ngữ…

Sự “rối loạn”, “ô nhiễm” trong đời sống ngôn ngữ hiện đại là có thật và gây ra nhiều hậu quả, thể hiện sự thiếu tôn trọng, yêu quý tiếng mẹ đẻ và tiềm ẩn nguy cơ mai một những giá trị đạo lý truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi vì ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp, phương tiện của tư duy mà còn là sự kết tinh những giá trị bản sắc, tinh hoa của một dân tộc trong lịch sử phát triển lâu dài. Vì vậy, vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang được đặt ra một cách cấp thiết.

Tuy nhiên, cần có một cái nhìn biện chứng trong vấn đề này. Xu hướng gia tăng vốn từ vựng là một xu thế, yêu cầu tất yếu, và cuộc sống phát triển càng năng động thì tốc độ của sự gia tăng này càng cao. Cuộc sống không thể chờ các nhà chuyên môn, các nhà ngôn ngữ học phân tích xem từ nào, cách diễn đạt nào là đúng, là hay, chờ “cấp phép” rồi mới dùng mà cứ “hồn nhiên tự nhiên” vay mượn, vận dụng, sáng tạo… để sử dụng. Rồi sau đó, theo thời gian, cái gì đúng đắn, được cộng đồng chấp nhận thì sẽ tồn tại, gia nhập vào vốn ngôn ngữ, được đưa vào từ điển, cái gì không phù hợp thì sẽ bị đào thải, sẽ bị lãng quên, một số từ ngữ cổ không phù hợp cũng không được sử dụng nữa. Trong thực tế có những từ ngữ, cách diễn đạt mới được dùng bị phản đối nhưng rồi sau đó vẫn được chấp nhận (ví dụ : tuổi teen…).

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bình tâm, phó mặc cho sự “thanh lọc” tự nhiên của đời sống ngôn ngữ. Bởi vì quá trình này thường diễn ra chậm, không triệt để và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Do đó, cần đề cao trách nhiệm của giới nghiên cứu ngôn ngữ, giới truyền thông, hệ thống giáo dục, các tổ chức xã hội… đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học. Họ không thể bình tâm, thản nhiên đứng ngoài cuộc mà cần có những sự khảo sát, thống kê, tiến hành những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về thực tiễn đời sống ngôn ngữ, kịp thời có những phản biện nhằm chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong đời sống ngôn ngữ, giúp người dân điều chỉnh hành vi ngôn ngữ. Có nhiều cách diễn đạt mà người dân cảm thấy bình thường, thậm chí “thú vị” nhưng khi các nhà ngôn ngữ học phân tích mới thấy được những bất cập, sai sót.

Đôi khi, sự phản biện xã hội về ngôn ngữ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: ví dụ thay đổi cách nói “liệt sĩ vô danh” thành “liệt sĩ chưa biết tên”.

Vì vậy, mọi người nói chung và các nhà ngôn ngữ học nói riêng không nên coi những biểu hiện “lạ” xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống ngôn ngữ hiện đại là bình thường, là đáng “đón nhận” mà cần có những hành động cụ thể, thiết thực, kịp thời, để góp phần tích cực giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Trần Quang Đại
(Giáo viên trường THPT Trần Phú-Đức Thọ-Hà Tĩnh)​
 

sand_love_sea

Thanh viên kỳ cựu
Ngôn ngữ trong sáng nay còn đâu ?

Tại sao giới trẻ hiện nay không biết bảo vệ sự trong sáng của Tiếng viết nhỉ ? Tiếng việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta mÀ , có nhiều bạn chửi thề quen miệng cứ coi như là ngôn ngữ 9x vậy . Hôm qua giao thừa ngồi ngoài đường Hàm Nghi đón pháo bông mà mấy bạn ngồi bạn kế bên cứ chửi thế hoài làm mình bực lắm ! Người khác nghe cũng sẽ đánh giá vào đạo đức của chúng ta . Đúng không ? ngôn ngữ mạng cũng được coi la ngôn ngữ của 9x , là một 9x tớ ủng ộ quan điểm viết blog , chat , nhắn tin bằng những kí hiệu ngắn gọn nhưng cũng đừgg quá lạm dụng vào nó trong lời ăn tiếng nói hằng ngày nhe ! Ở đây mình viết bài này chỉ để khuyên các bạn thôi chứ không có ý bắt buộc . nhưng trong thâm tâm chúng ta vẫn rất yêu tiếng viết , chúng ta nói bằng tiếng viết , viết cũng bằng tiếng việt mà . Tại sao không bảo vệ nó / như vậy có quá bất công với Tiếng việt không ?
 

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
Một đề nghị

Các bạn thân mến!
PN nghĩ, không ai dám tự hào là mình hiểu hết và sử dụng thật tốt tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, chắc chắn mỗi người chúng ta cần chú ý rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong suốt cuộc đời mình, phải không các bạn?
Bàn sâu rộng về thực trạng sử dụng tiếng Việt và nguyên nhân của thực trạng đó, tìm ra giải pháp để cải thiện thực trạng,... là công việc của các nhà chuyên môn. Còn chúng ta ở đây, điều quan trọng là chú ý tự rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt ở mọi nơi, mọi lúc, bằng nhiều cách.
PN có đề nghị nhỏ như vầy: có thể ở đây, chúng ta sẽ sưu tầm những mẩu chuyện có liên quan (cả những truyện tiếu lâm), những câu nói tiếng Việt hay/dở (của mình, của người khác) để mọi người học tập/rút kinh nghiệm. Các bạn thấy có được không?
Nếu các bạn đồng ý thì riêng phần mình, PN sẽ xung phong thực hiện trước việc đó.
PN chờ nghe ý kiến của các bạn, đặc biệt là của người phụ trách chuyên mục và người khởi xướng chủ đề.
Chào thân ái,
PN
 

Tôi

Thành viên năng động
[Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt] Phụ nữ hết đi "mua sắm"

Tuổi Trẻ - Thứ Ba, 22/06/2010, 07:03 (GMT+7)
TT - Cần có quy chuẩn quốc gia cho việc sử dụng tiếng Việt, trong đó có nguyên tắc mượn từ ngữ ở các ngoại ngữ là một trong năm kiến nghị mà Hội thảo khoa học toàn quốc về tiếng Việt (Tuổi Trẻ ngày 19-6) vừa thông qua. Bài viết của TS Lê Vinh Quốc góp thêm một góc nhìn trong việc bảo vệ sự trong sáng, sự phát triển lành mạnh và giá trị của tiếng Việt.

ImageView.aspx

Ngôn ngữ nước ngoài ngày càng phổ biến trong cuộc sống của người Việt. Ảnh chụp tại trung tâm điện máy trên đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

Những chuyển biến của nước nhà trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhất là việc nâng cao tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xã hội, đã tạo nên một sự phát triển mới cho tiếng Việt, đồng thời cũng bộc lộ một nguy cơ làm nó bị vẩn đục và hạ thấp giá trị.

Sự cần thiết và hợp lý

Trong quan hệ quốc tế và các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc sử dụng tên viết tắt bằng tiếng Anh của các tổ chức quốc tế như ASEAN, EU, AU, UNESCO, WTO, IMF, FAO, WHO... hay những giá trị phổ biến như GDP, GNP... là cần thiết, tiện lợi và đã trở thành thông dụng.

Để thuận tiện trong giao dịch với nước ngoài, một số doanh nghiệp Việt Nam phải mang tên tắt tiếng Việt theo dạng thức quốc tế: Tocontap, Fahasa, Fafilm, Xunhasaba, Vissan... Nhưng phổ biến nhất là tên những tổ chức hay doanh nghiệp Việt Nam được dịch sang tiếng Anh để có tên bằng chữ tắt: VFF, TFS, ACB, BIDV, VAB... hoặc những tên tắt tiếng Anh theo dạng thức quốc tế: Co.opMart, Vinasun, Vinamilk, Agribank, Sacombank, Vietcombank, Techcombank... và cả tên tiếng Anh đầy đủ: Vietnam Airlines, Indochina Airlines...

Một tên gọi độc đáo

V-League cũng là tên nước ngoài để gọi giải bóng đá của Việt Nam, nay đã trở thành tên gọi giải trên hạng nhất của nước ta - “hạng V-League”, làm tên tiếng Việt của hạng này dường như đã biến mất. Được ghép thêm tên giao dịch quốc tế của hãng tài trợ, giải đấu của hạng này trở thành ”Petro Vietnam Gas V-League”.

Trên thế giới, giải đấu của mỗi nước chỉ mang tên gọi bằng ngôn ngữ của chính nước mình. Vì thế, tên gọi nước ngoài đầy ấn tượng của giải này đã trở nên hoàn toàn độc đáo!

Do xã hội đã quen với các từ đa âm của nước ngoài, xu hướng dùng nguyên dạng ngoại ngữ đối với những từ không có trong tiếng Việt (thay vì phải dịch, chuyển sang dạng Hán Việt hoặc phiên âm chúng như trước kia) đã được khẳng định. Đó là điều hợp lý để đảm bảo tính chính xác và nhất quán của các thuật ngữ khoa học.
Chẳng hạn, trong khoa học máy tính, việc dùng thuật ngữ website sẽ chính xác và tiện lợi hơn khi dịch thành “trang oép”. Trong ngành y dược, việc dùng thuật ngữ gốc ngoại lại càng cần thiết, kể cả tên những bệnh đặc biệt (như Alzheimer, Down, Parkinson...), tên thuốc và tên các thực phẩm chức năng. Đối với văn hóa, nghệ thuật hay thể thao, đó là các từ: nhạc jazz, pop, rock... vũ điệu valse, tango, rumba, jive... võ judo, karatedo, taekwondo...

Việc dùng tên nguyên gốc nước ngoài của các hãng sản xuất hay dịch vụ, tên các sản phẩm hay nhãn hiệu hàng hóa đã trở nên rất bình thường. Các địa danh hay tên người nước ngoài cũng vậy: Washington (thay vì Hoa Thịnh Đốn hay Oa-sinh-tơn), Paris (thay vì Ba Lê hay Pa-ri), Berlin (thay vì Bá Linh hay Bec-lin)...

Thêm vào đó là cả một số từ thông thường nữa: vụ scandal, máy fax, đèn flash, thịt jambon, quần jeans, áo vest, album, stress, taxi... Tùy bối cảnh cụ thể của sự giao tiếp, một số từ có thể được dùng bằng tiếng Anh hay tiếng Việt: festival (liên hoan), Olympic (thế vận hội), game (trò chơi)...

Nói chung, việc tạo nên các từ Việt theo dạng thức quốc tế cũng như việc mượn các từ nước ngoài cần thiết và hợp lý như trên đã cho thấy sự phát triển của tiếng Việt so với trước.

Một số người kiêng tiếng mẹ đẻ

Tuy nhiên, hiện nay việc du nhập ngôn từ nước ngoài vào tiếng Việt không dừng lại ở giới hạn của sự cần thiết và hợp lý mà đã bị lạm dụng. Trong đời thường, nhiều người Việt đã quen giao tiếp với nhau bằng “hello!”, “yes” hoặc “no”, “OK!”, “goodbye!” hoặc “bye!”.

Trong tiếng Việt thông dụng, những từ tiếng Anh đơn giản và dễ đọc đã được dùng rất nhiều. Đứng đầu trong số đó là “top” (giống chữ “tốp” của ta cả về tự dạng và ý nghĩa): top 3, top 4, top 20, top 100... và nhất là “top ten”! Tiếp theo là “hot”: hot boy, hot girl, phim hot, kịch hot, trận đấu hot...

Tiếng Việt không thiếu từ để chỉ lứa tuổi mới lớn, nhưng nhiều người vẫn thích nhập khẩu chữ “teen” của tiếng Anh: tuổi teen, ngôn ngữ teen; phim cho teen, kịch cho teen, giáo dục kỹ năng sống cho teen... Từ “shop” tiếng Anh đã được đặt cho hàng loạt cửa hàng của người Việt; nhờ đó phụ nữ nước ta không còn đi mua sắm như các bà các chị trước kia, mà thường xuyên “shopping” như các quý bà người Mỹ!

Khi các từ tiếng Anh “dễ” đã trở nên nhàm, người ta bắt đầu dùng những từ khó hơn để chứng tỏ trình độ ngoại ngữ của mình. Những người dẫn chương trình trong các cuộc họp mặt nay chính thức được gọi bằng chức danh MC (em xi). Giáo sư âm nhạc nổi tiếng Trần Văn Khê cũng phải ngạc nhiên thốt lên: hóa ra mình đã làm “em xi” từ lâu mà không biết!

Theo xu hướng này, những người chuyên pha chế đồ uống tại các quán giải khát đã có chức danh là “bartender”, ngay cái bình lắc rượu của họ cũng được gọi là “shaker”; còn những buổi nghỉ làm của nhân viên trong tháng thì là “buổi off”! Một số cây bút Việt Nam bỗng dưng kiêng dùng từ “đồ lót” của tiếng mẹ đẻ, lại bắt các nhân vật của mình (cũng là người Việt) phải mặc (hoặc cởi) cái “underwear”; còn chiếc bật lửa thông dụng thì phải gọi là “zippo” mới được!

Tiếng Việt có cả một kho thán từ vô cùng phong phú; nhưng trong các chương trình quảng cáo được truyền hình và một số trường hợp khác, các nhân vật người Việt luôn reo hò bằng tiếng Anh: “Yeah!” hoặc “Wow!”. Người ta còn cố ý dùng tiếng Anh để thay cho những từ Việt rất đỗi thông thường: “comment” thay cho “bình luận”, “slogan” thay cho “khẩu hiệu”...

Tiếng Anh giờ đây còn hiện diện ngay trong tên gọi chính thức của các cơ quan, doanh nghiệp, các giải thi đấu, các chương trình văn hóa hoặc thể thao.

VFF là tên tắt bằng tiếng Anh để giao dịch quốc tế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, nay nghiễm nhiên trở thành tên chính thức cho dân ta giao dịch trong nước: báo cáo lên VFF, VFF chỉ đạo, VFF bất lực... Một đài truyền hình tổ chức thi để trao”giải Awards”, một đài khác có chương trình “Thế giới X-men” và đài thứ ba phát chương trình ca nhạc “Yeah1 TV” cùng nhiều chương trình khác mang tên tiếng Anh.

Một nhà đài phát chương trình “Billboard thể thao” thì nhà đài khác có “Thể thao Number One”! Trong công nghệ giải trí, nhiều nghệ sĩ nước ta có vẻ đã tin rằng họ sẽ đạt được “tầm cỡ quốc tế” khi tự đặt cho hãng, nhóm hoặc sản phẩm của mình những tên gọi bằng tiếng Anh...

Thật rõ ràng, sự lạm dụng tiếng Anh một cách bất hợp lý và không cần thiết như vậy đã làm vẩn đục và hạ thấp giá trị tiếng Việt.

LÊ VINH QUỐC (tiến sĩ giáo dục)

Ngày xưa đi học, thầy giáo có dạy rằng : hòa nhập chứ không hòa tan !

Hồi xưa khi mới lên Sài Gòn, tôi cũng khoái đệm thêm từ tiếng Anh, nó tạo cho tôi cảm giác thời thượng. Sau này tôi coi vài bộ phim Hàn Quốc, Nhật có vài tình tiết phê phán người dân nước họ xài đệm thêm từ tiếng Anh một cách phong trào, tôi ngẫm lại bản thân, ngẫm lại về giá trị tiếng Việt.

Giữ gìn tiếng Việt nghe có vẻ đơn giản nhưng theo tôi nó cần một tinh thần dân tộc tha thiết.

Mới đây tôi coi chương trình "Album vàng" trực tiếp trên HTV7, 5 "album" được bình chọn có thể coi như tiêu biểu cho TPHCM cũng như Việt Nam trong con mắt người nước ngoài. Thế mà ngay 5 cái tên "album" đã có 2 cái tên tiếng Anh, rồi bài thứ 2 do ca sĩ M.K trình bày là bài tiếng Anh nữa, tôi tắt liền. Tôi nghĩ đó là những "album" được bầu chọn nghiêm ngặt theo 6 tiêu chí, được tôn vinh trong vô số "album" của làng nhạc Việt hiện nay, vậy mà ngay cái đơn giản nhất nhưng lại là thể hiện tinh thần dân tộc lại bị bỏ quên.

Các anh chị, các bạn đi làm trong công ty Nhật ở Việt Nam sẽ thấy, họ không yêu cầu nhưng trong công ty sử dụng tiếng Nhật là chủ yếu, không cần biết anh là người Việt hay người Anh, thậm chí không cần biết anh có hiểu hay không !

Giữ gìn văn hóa tiếng Việt, hay nói xa hơn là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì cần nhiều nhiều cái lắm, trước hết hãy bắt đầu từ cách suy nghĩ của mỗi người.
 

Phượng Nga

<b><font color=green>Giải Nhất Bụi Phấn 2009</font
Các bạn thân mến!
PN nghĩ, không ai dám tự hào là mình hiểu hết và sử dụng thật tốt tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, chắc chắn mỗi người chúng ta cần chú ý rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong suốt cuộc đời mình, phải không các bạn?
Bàn sâu rộng về thực trạng sử dụng tiếng Việt và nguyên nhân của thực trạng đó, tìm ra giải pháp để cải thiện thực trạng,... là công việc của các nhà chuyên môn. Còn chúng ta ở đây, điều quan trọng là chú ý tự rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt ở mọi nơi, mọi lúc, bằng nhiều cách.
PN có đề nghị nhỏ như vầy: có thể ở đây, chúng ta sẽ sưu tầm những mẩu chuyện có liên quan (cả những truyện tiếu lâm), những câu nói tiếng Việt hay/dở (của mình, của người khác) để mọi người học tập/rút kinh nghiệm. Các bạn thấy có được không?
Nếu các bạn đồng ý thì riêng phần mình, PN sẽ xung phong thực hiện trước việc đó.
PN chờ nghe ý kiến của các bạn, đặc biệt là của người phụ trách chuyên mục và người khởi xướng chủ đề.
Chào thân ái,
PN

Hơn 150 lượt người đọc mà không một lời phản hồi!
Thì ra lời đề nghị này của mình thật là VÔ DUYÊN, nhỉ?
 

ivenle

Thanh viên kỳ cựu
Ngôn ngữ 9x, nỗi kinh hoàng của tôi!!!.

Không hiểu cái công sức của các nhà khoa học sáng chế ra cái từ ngữ alpha bet và rồi các cụ đã sáng chế ra thứ ngôn ngữ Việt Nam đáng yêu và dễ nhìn này để làm cái gì mà để bây giờ đang dần dần bị hủy hoại bởi một tầng lớp và cái thứ gọi là "X`j cHyN 9x" ......Của nợ lắm nữa cơ ạ, giờ đi đâu cũng thấy ngôn ngữ của cái dân sỳ chyn đấy mà lòng mề em nó nhẩy tưng tưng múôn dâng trào ra đường miệng nhưng đáng thương, có vẻ thần kinh mình nó cũng khá vững nên là cái gì cần ra nó đã không ra...mà để trong miệng cay đắng ngậm ngùi và nôn nao không ra nổi....

Để mà nói về ngôn ngữ 9x tớ không phủ nhận rằng một số cái nó nhìn cũng đẹp đấy... Hâm mộ thật đấy nhưng mà xời ơi ...... Nó khủng khiếp quá để có thể viết được một cụm từ 5 chữ thì có lẽ tôi mất 2 p để viết ví dụ như dòng chữ: "Chu’ d4~ x3m bl0g cu4 nh0? N4`i chu4" ---> dịch là "Chú đã xem blog của nhỏ này chưa".... tớ không phủ nhận rằng bản thân tớ cũng đang sử dụng trong ngôn ngữ khi nhắn tin không thể phủ nhận được vì để nhắn chữ "O" bạn sẽ phải nhấn tới 3 lần số 6, trong khi đó ngôn ngữ 9x thì bạn có thể sử dụng số 0 thay cho chữ "O" vậy thì suy ra bạn có thể ấn fím 0 nếu ở máy nokia thì là dấu cách và chỉ cần ấn lần thứ 2 là đến chữ "O" há há nhanh đó chứ, còn chữ "i" để nhắn được thì bạn phải nhấn 3 lần với số 4 nhưng thay vào đó ngôn ngữ 9x thì sẽ thay chữ "j" thành chữ "i" nên sẽ chỉ cần số 5 là thành chữ i ... Vâng đó cũng đã thành ngôn ngữ tôi dùng và là sự tiện lợi không phủ nhận của ngôn ngữ 9x.........Nhưng hình như không chỉ dừng lại ở đấy, sự lạm dụng ngôn ngữ của giới tuổi sì tyn này còn đã vươn cao và bay xa khỏi tầm với của những già nua 8x như bản thân tôi.

Xã hội ra đời cái thế giới blog là 1 phần gián tiếp hình thành các ngôn ngữ của tuổi sỳ tin, ví dụ một số thể loại:

4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la.c l0ng~... ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0 la^n‘ fu. ba.c... Ha^n ngu*o*i‘ Kja Nhu*ng Sa0 L0n‘g H0k the^?.. A^n Tjn‘h Naj‘ Tho^y Hen. Nhau Kiep’ Kha’c...M0^ng Hem Tha‘nh th0^y -Danh‘ Que^n –Dj

(Cái này vẫn đọc được: Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã bao lần phụ bạc, hận người kia nhưng sao lòng không thể, ân tình này thôi hẹn nhau kiếp khác, mộng không thành thôi đành quên đi)..

Cái thứ ngôn ngữ mà người ta gọi là "without vietkey" đã được hình thành từ rất lâu bản thân tôi là một chatter kỳ cực đã gần đc 10 năm kinh nghiệm tôi cũng phải thốt nên một câu "Sock" trước các cái gọi là 9x hiện nay.... Đối với cái thời đầu tiên ra đời của cư dân mạng chú tâm đến nhất đó là thế giới chatter của Mirc ---> Mirc là một công cụ chat có đầu tiên xử dụng "IRC" (internet relay chat) đã là cơn sốt của cái thời internet ra ngòai đường có cái giá là 20k (Thời điểm tôi bắt đầu biết đến internet vào khỏang năm 2000-2001). Trong Mirc thời đầu chúng tôi sử dụng các ngôn ngữ không có dấu như sau:

"Mi`nh da~ tu`ng nghie^n cu'u ra^'t nhie^`u lo.ai ngo^n ngu~ nhu*ng ngo^n ngu*~ the^' gio*'i 9x th`i bo' chie^'u" ---> Chắc không khó để hiểu cụm từ này, bạn hòan tòan có thể hiểu được những dòng chữ mà chúng tôi sử dụng của thời "Without VietKey".

Nhưng thời 9x @ bây giờ thì khác...


...vCl]`])iF_µ`/vµº][" ][º]".......!!!!

(º" ][†|µ][(¬? ])]F_µ` †† |Cl† §µ ]<º ††|F_? 3]F_†" †Pvµº(" ])(. 3º]~ (Cl]" v]F_][~ (Cl][† |? ]<†|] ])º" ])]F_][~ PvCl v/Cl" †|ºCl][` †|Clº? , v/Cl" ]) F_]º ]<†|]F_][" PvF_ ]_Cl]v[` †µº][(¬? §F_~ (º" 1 ]v[º]" †]][†| ])Cl]` ]_Clµ.†|Cl] ][Cl]v[ (µ][(¬~ ]_Cl` 1 ]<†|ºCl][(¬~ ††|º]` (¬]Cl][ v/Cl" ])Cl]`.PvF_ ††|Cl† §µ ]v[Cl][~ ][(¬µ¥][ /º]" ])] F_µ` ][Cl¥`.][†|µ][(¬ /vº] ††|µ" (†|Cl][(¬~ 3Clº (¬]º` "3Cl][(¬` ]º†|Cl][(¬?" (Cl~.][†|µ][(¬~ ]<†|º" ]<†|Cl][,(µ][(¬`(µ(,] [†|~ 3] v/Cl][,])Clµ ]<†|º~,/vCl†" ][]F_/v` †]][ ,][†|~ ]_º †ºCl][ , /vCl†" /vCl†" vCl` (µº]" (µ][(¬` ]_Cl` ][†|~ (¬]º† ] [µº(" /vCl†" ]_Cl` ][†|µ][(¬~ ])]F_µ` ]_µº][ (¬Cl][" ]_]F_][` vº]" /vº]~ (º][ ][(¬µº]`.(º" Cl] ])º" ][º]" PvCl][(¬` "(†|]? ] <†|] ][Clº` 3Cl][ ])Clµ ]<†|º? ])F_][" 99% ††|]` ]_µ(" ])º" 3Cl][ §F_~ ])º][" ][†|Cl][ ])( 1% ][]F_/v` †|Cl][†| ]º†|µ(" vCl" /vº]" †|]F_µ? ])( (¬]Cl" †Pv] ])](†|" ††|µ( ºF (µº( §º][(¬".(† |Cl][(¬? ]_F_~ (§ ††|Cl† §µ ][(¬†|]F_† ][(¬Cl~ ])F_]["][†|µ vCl¥?

][(¬Cl¥ ]_µ(" ][Cl¥" ])Cl¥ PvF_ (Cl/v? ††|Cl¥" /v]][†|` 3Cl†" ]_µ( , ¥F_µ" ])µº]",††|]F_µ" 3Cl][? ]_]][†|~ ]<†|] ]<†|º][(¬ ††|F_? ]_º ]_Cl][(¬" (†|º F_/v ][†|µ ][(¬µº]` ]<†|Cl(".


PvF_ ]<º ††|F_~ º~ 3F_][ (Cl][†| ])F_~ Cl][ µ]~ F_/v,]_º ]_Cl][(¬" (†|º F_/v /vº] ] [(¬Cl¥`,PvF_ (†|]? (º][` 3]F_†" /]F_†" F_][†Pv¥,†Cl†" (Cl? ][] F_/v` †]][ PvF_ ])F_µ` ])Cl† /Clº` ][†|µ][(¬~ F_][†Pv¥ ][†|µ † †|F_" ][Cl¥`....

(º" ]_F_~ PvF_ ]º†|Cl]~ † PvCl][†|" /vCl† F_/v (Cl][(¬` ><Cl (Cl][(¬` †º†".

])Cl~ ])F_][" ]_µ(" ]<† |F_]º" ]_º][(¬` ]_Cl] (†|Cl][(¬?...

(Cl]" §µ¥ ][(¬†|]~ "]<† |] F_/v (Cl][(¬` (¬Cl][` (¬µ]~ Cl][†|,††|]` Cl][†| §F_~ (Cl][(¬` ]_Cl/v` ]<†|º~ F_/v †|º][" (µ" ])Cl][` /Cl†. PvF_,PVF_ ])Cl] [(¬ ][(¬º` /µ(. /F_` †]][†|` (Cl/v (¬]µCl~ 2 ])µCl" ,PvF_ (Cl/v~ ††|Cl¥" /v]][†| ††|Cl† §µ ]<º ><µ][(¬" ])Cl][(¬" ])F_~ ])F_][" /º]" F_/v.

PvF_ §º PvCl][(¬` PvF_ (Cl][(¬` ]µ F_/v ††|]` F_/v §F_~ ][(¬†|]~ PvF_ ††|µº][(¬ †|Cl] F_/v.§º ]_Cl/v".††|Cl† §µ PvCl†" §º.

PvF_ ]º†|Cl]~ ]_Cl/v` § Clº?????/Cl` 3]F_†" ])F_][" 3Clº (¬]º` PvF_ /vº]" ])º][" ][†|Cl] [ ])(

1% ][]F_/v` ††|Cl][†| ]º †|µ(" ]<]Cl

....†|Cl¥ ]_Cl` (µ" "])Cl] [†|" (µº(" /º] §º ]º†|Cl][...?????????


---> Liệu để một bậc thầy ngôn ngữ học ở độ tuổi 30 trở lên liệu dịch được chỗ này không nhỉ... theo như sưu tầm thì tớ biết được nó là dịch như sau:

...Vài điều muốn nói..

Có những điều ko thể bít trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có 1 mối tình dài lâu, 2 năm cũng là 1 khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ "bằng phẳng" cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát... Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: "Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc... mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy?

Ngay lúc này đây, cảm thấy mình bất lực, yếu đuối, thiếu bản lĩnh khi không thể lo lắng cho em như người khác, không thể ở bên cạnh để an ủi em, lo lắng cho em mỗi ngày, chỉ còn biết viết entry, tất cả niềm tin đều đặt vào những entry như thế này.


Có lẽ phải tránh mặt em càng xa càng tốt.

Đã đến lúc khép lòng lại chăng?

Cái suy nghĩ "khi em càng gần gũi anh, thì anh sẽ càng làm khổ em hơn" cứ dằn vặt, đáng ngờ vụt về tình cảm giữa 2 đứa, cảm thấy mình thật sự không xứng đáng để đến với em.

Sợ rằng càng yêu em thì em sẽ nghĩ thương hại em, sợ lắm. Thật sự rất sợ.

Phải làm sao??? Và biết đến bao giờ mới đón nhận được 1% niềm hạnh phúc kia.

Hay là cứ "đánh cược" với số phận??????

Vâng đó là lời dịch của đoạn văn đó quả là một công trình nghiên cứu vĩ đại của giới trẻ teen............

Đấy là cách phát ngôn với cái gọi là "Without Vietkey" còn với những người gọi là pờ rồ hơn thì họ chơi cái thể loại viết tắt các từ và thay đổi các từ ví dụ như là thay vì sử dụng từ "không" = "hok" = "hem" ... ban đầu tôi cứ thắc mắc có người nói cái từ "hok" nó nghĩa là gì, mình tưởng nó nói tắt tên mình vì tên tôi là "Hường OK" hoặc là cứ vắt tay "đ. hiểu hóc cái đ. gì nhỉ" và tôi hiểu ra đó là "không", rồi lại đến lược thiểu các từ hoặc thay thế các từ như là:

+ Thay chữ "ô" thành chữ "u"...có thể trích dẫn là "Trong mụt số trường hợp thui, hiểu ý mình rùi chứ".
+ Bỏ những âm chữ "n" ra khỏi câu" VD: "Chữ "n" là mụt chữ thừa trog bag chữ cái, vâg chữ ấy đui khi rất vớ vẩn.
+ Bỏ âm "h" ở cuối 1 số từ. VD: Mìn thấy không chỉ mỗi mìn nghĩ thiế, khó chịu kin khủng
+ Bỏ âm "K" ở đầu một số từ: VD: mình hôg thich thế.
+ Bỏ "q" và "u" ra khỏi từ: VD: Wan điểm của giới trẻ trug wốc thật là wê mùa!!.
+ Bỏ "ch" ở cuối câu thay bằng K: "Mìn thấy chữ của mìn thật là kik thik, trùi ui đág iu wa.
+ Thay chữ "gi" = chữ "j": "Khôg thik thì nhin làm j?.
+ Bỏ "yê" = "i": VD: nìn bạn đág iu nờ...., em iu an wá trùi lun..
+ Chữ "ă" thay = "e"... VD: Các thầy giáo ở trườg thật là cổ hủ lém í, đặc bịt là các thầy, khó tíh chít được,

Đấy là sơ qua còn chưa nói đến cái trò viết tắt của giới teen thì ồ ôy---> lấy kinh + nghiệm ra mà đọc.

Rồi lại đến cái dòng chữ xì tin múa may quay cuồng = cách lợi dụng phím shift viết hoa vô tội vạ trong các từ: Đây là 1 đoạn ví dụ:

Hanh. PhUc chU*a baO gjO*` mjm? cuOj`...!!??

DjE^u` nAy` thy` chA*c cha*n' la` cO'...vj` khj tO^y yE^u aj ...cung~ chy? tOa`n tha^y' lU*a` dO^y'...cHu*A aj yE^u tO^y tha^t. lOng` kA?...ne^u' cO' thy` cung~ chy? tOa`n la` nhU*ng~ lOj` nOj' dau^` mO^y...-Dan` O^ng la` thE^'...chU*a cO' bA^t' ky` thO*y gjan naO` tO^y cam? tha^y' rA*ng` mjnk` la` bA` hOa`ng hAnh. Phuc'...thO*y` gjAn khj duO*c. ye^u chy? ngA*n' nguj? trOng 1 hOac. 2 tUa^N`....rO^y` cung~ bAy tha^t. xA...khj nhjn` lAj. tO^y mO*y' tha^y' mjnk` nhU* 1 cOn ngO^'c...laO dau^` vaO` rO^y` dE^? nha^n. la^y' ke^t' cuc. cha*ng? da^U vaO` dau^...Mang tha^n phA^n. cOn gA'j....nhU*ng vOj' cack' sO^ng buO^ng thA? va` mAj? chOj bAO gjO*` mOj' cO' the^? tym` tha^y' tynh` yE^u thu*k. sU*...bjE^t' baO h` nU. cuOj` nay` cO' thE^? cUOj` tha^t la^u ma` hOk bj. nuO*c' ma*T' la`m chO tA*t' ruj...BjE^t' ra*ng` h` na`y nghj~ dc de^'n djE^u` nay` la` qUa muO^n...nhU*ng nE^u' cO' y' try' thAy dO^y? thy` cha*c' cha*n' rA*ng` dE^? thAy dO^y? 1 cOn ng` dA~ vA va^p qUA' nhje^u...thy` 1 ngA`y naO` nO' tynh` yEu cha^n tha^T. se~ dE^n' vOj' tO^y va` hAnh. PhuC cung~ va^y...

Dịch này:

Hạnh phúc chưa bao giờ mỉm cười!!!.

Điều này thì chắc chắc là có... Vì khi tôi yêu ai... Cũng chỉ toàn thấy lừa dối,,,, Chưa ai yêu tôi thật lòng cả.. nếu có thì cũng chỉ tòan là những lời nói đầu môi... Đàn ông là thế.... Chưa có bất kỳ thời gian nào tôi cảm thấy rằng mình là bà hoàng hạnh phúc.... Thời gian khi được yêu chỉ ngắn ngủi trong 1 hoặc 2 tuần .... Rồi cũng bay thật xa ... Khi nhìn lại tôi mới thấy minh như 1 con ngốc... Lao đầu vào rồi để nhận lấy kết cục chẳng đâu vào đâu... Mang thân phận con gái nhưng với cách sống buông thả mải chơi bao giờ mới có thẻ tìm thấy tình yêu thực sự.. Biếu bao giờ nụ cuwofi này có thể cười thật lâu mà không bị nước mắt làm cho tắt rụi... Biết rằng giờ này nghĩ được đến điều này là quá muộn nhưng nếu có ý chí thay đổi thì chắc chắn rằng để thay đổi 1 con người đã va vấp quá nhiều... Thì ngày nào nó tình yêu chân thật sẽ đến với tôi và hạnh phúc cũng vậy....

Đây vẫn là những cách đơn giản còn chưa nói đến các loại hoa hoét xì tai của cái dòng chữ nó gọi là bắt nguồn từ audition .... Dzư lào nhỉ nó được thực hiển = bảng symbol và phím tắt là phím alt, để nói về ngôn ngữ này thì chồ ôy... Sock àh nhen.............. Tớ lấy ví dụ như tên tớ là Huong OK tớ có thể tạm dịch thành ¶-¶µØñÇ Ø¶< ---> hahahah đây chính là tên tôi sì tin nhờ đẹp nhờ .

Đó là những gì tổng hợp và đúc kết đc từ các ẻm sì tin ... Có những thứ sì tin tạo nên nét trẻ trung và rất riêng hồn nhiên nhí nhảnh, nhưng dường như nó đang pha chút gi đó nó gọi tạm là giả tạo.... Không những thế nó đang làm mất dần đi cái ngôn ngữ gọi là thuần Việt nếu khôgn nói là bôi nhọ vốn từ tiếng Việt, tiếng Việt đang là một loại ngôn ngữ mà được coi là "Lắm thầy nhiều ma" rất khó học bởi có quá nhiều cách diễn đạt và nhiêu từ lóng mà các nhà ngôn ngữ học vẫn con chưa cập nhật được vào bộ tư đỉển tiếng Việt......

Và còn là nỗi kinh hòang của tôi ôi............... Sì tin

<sưu tầm>
 

romitv

Thanh viên kỳ cựu
Ngôn ngữ của dân tộc ta đang trải qua một thời kỳ khủng hoảng bởi một bộ phận của cộng đồng dân cư mạng.
Thiết nghĩ cần phải chấn chỉnh lại vấn đề này để tiếng Việt vẫn là niềm tự hào của người Việt.
Xin góp 1 phiếu để ủng hộ.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top