[KN SINH HOẠT] một số kiến thức chung về dựng lều trại

namlunloan

Thành viên năng động
DỰNG LỀU
I. CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT ĐỂ DỰNG LỀU:

1. Tấm lều : thường làm bằng nilong, mủ, vải hoặc chất liệu khác. Hình dáng lều bao giờ cũng phải là vuông, hình chữ nhật.Công dụng: để che nắng, gió, mưa... nên tấm lều được làm mái che cho bền.

2. Tấm trải: dùng để trải dưới đất ngồi, để vật dụng khi đi trại

3. Gậy lều: có thể sử dụng sắt hoặc gỗ hay tầm vông từ 1,6 - 1,8 m.

4. Cọc lều :thường bằng sắt, gỗ, đinh...đóng đất cứng thì dùng cọc sắt dài 20 - 30 cm,đất cát,mềm... nên dùng cọc gỗ 30 - 40 cm,nền xi măng thì dùng đinh từ 10 -15 cm.

5. Dây lều : dây nilon, dây mủ, dây dù,.. Số lượng dây cần 6 dây: 2 dây chính mỗi dây 3m - 4m, còn lại 4 dây phụ mỗi dây dài 1m5.

6. Búa: là vật dụng phụ nhưng rất cần thiết.Công dụng dùng để đóng cọc xuống đất, dùng để chặt cây làm cọc gỗ, các vật dụng cho thủ công trại, dọn đất phát quang

7. Cuốc, xẻng: dọn mặt bằng trại, đào rãnh thoát nước hố xí, hố rác, dọn cỡ khu vực trại... nên sử dụng loại cuốc đa dụng

II. TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU:

1. Dọn đất:

- Nếu đất trại không như ý muốn thì ta phải dọn vệ sinh, phát quang cây cỏ, nhặt sỏi, giật bỏ cành cây mọc gần lều...trước khi dựng lều.- Nếu đất trại do ta tự chọn thì nên chọn đất trại đạt các điều sau:

+ Đất phải bằng phẳng, cao ráo. Không kiến, không sỏi, không mảnh vụn...

+ Không quá gần các cây cao có cành cây mụt,phải thoáng gió (nếu hè), kín gió (đông). Gần nguồn nước (suối, sông) tiện nấu ăn, sinh hoạt.

+ Gần hoặc có thể nhìn thấy được lều BTC, các lều bạn, sân sinh hoạt, nơi tập trung... Nơi có chỗ bố trí hố rác, hố xí, nhà bếp thuận lợi.

2. Chọn hướng lều:

Thông thường lều bạt có 2 cửa (tức là nơi hướng gậy và dây chính). Hướng lều cần ưu tiên cho các điều sau đây:

+ Hướng lều của BTC qui định
+ Quay về hướng cột cờ trại
+ Quay về lều của BTC
+ Quay về sân sinh hoạt, lều trại.Ngoài ra ta chọn hướng lều tránh gió (mùa mưa, mùa lạnh) hoặc đón gió (mùa hè, mùa nóng). Có thể chọn hướng Đông Bắc – Tây Nam .

3.Quy trình dựng lều:

a. Trải lều: trãi phẳng, chú ý hướng lều , lưu ý tấm lều trãi, lều mặt.

b. Đặt gậy: gậy đặt thẳng ở hai đầu lều chiều dài của gậy cũng là khoảng cách của cọc chính lều và chân gậy.

c. Đóng cọc: 2 cọc chính đóng ở chân gậy chính, các cọc phụ đóng thành từng cặp cho cân xứng thông qua tấm lều. Khoảng cách từ mép lều đến các cọc phụ xa gần tùy theo muốn mép lều cao hay thấp. Cọc cần đóng xiên chiều ngược lại với lều để khi cột dây lên thì dây phải vuông góc với các cọc. (nên nhớ chỉ đóng tạm tức đóng khoảng 2/3 cọc).

d. Cột dây: thông thường là các loại nút: thòng lọng, thuyền chài,chạy, bồ câu... Đầu gậy chính cột nút thuyền chài , mép lều cột nút thòng lọng hay thợ dệt ,ở cọc cột nút chạy hay bồ câu .

e . Dựng lều : đưa gậy sao cho đầu gậy nằm ở đỉnh lều, chân gậy nằm ở vị trí khi đặt gậy để cho 2 cọc chính và 2 chân gậy nằm trên một đường thẳng.Dựng đứng gậy cho 2 chân gậy vuông góc với mặt đất ,điều chỉnh các nút dây ở các cọc phụ ,khi lều thẳng cần phải đóng cọc sâu xuống đất tránh di chuyển va vấp. Dây thì cột chặt lại có khóa an toàn (khóa sống ).

4. Đào rãnh, vệ sinh, trang trí lều.

a. Đào rãnh: nếu đi trại vào mùa mưa cần đào rãnh thoát nước xung quanh lều, hồ chức nước, be bờ lều, đắp nền lều... Rãnh lều nên đào nơi nước mưa theo mái lều chảy xuống, các rãnh phải thông nhau và được dẫn đến hồ chứa, đất đào lên dùng để đắp bờ bên trong lều.

b. Vệ sinh: vệ sinh trong và ngoài lều, như nhặt rác, phát quang cây cỏ ở chung quanh ra khoảng 3 m, các cành cây ở trên đỉnh lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét...

c. Trang trí: rất cần thiết trong thi đua thủ công trại. Cần phải làm vòng rào, hàng rào, cổng trại, tên trại, bếp trại... vừa đẹp, hay vừa tránh được người lạ vào lều của mình.

5. Hạ lều, xuống lều:

a. Hạ lều: nên làm theo các bước:+ Hạ gậy (để đễ mở dây cọc và dây lều)+ Mở dây (gôm lại một chỗ tránh thất lạc)+ Nhổ cọc (mở dây nào thì phải nhổ cọc đó tránh bị bỏ quên mất cọc)

b. Xuống lều:

- Nên có 2 người nắm đỉnh lều (nơi đầu gậy) giơ cao lên, rũ cho sạch rác, bụi...

- Dùng tay còn lại nắm khoảng cách lều theo chiều đứng để nhập đôi lều lại lần nữa và cứ thế cho đến khi vừa ý.

- Cuốn lều lại bằng cách nhập đôi 2 góc đang cầm vào giữa, tiếp tục cho đến khi xong (các mép lều phải được gói vào trong để di chuyển không bị bung ra vừa xấu, vừa không an toàn).

III. CÁC TÌNH HUỐNG CẦN XỬ LÝ:

Nếu lều bị chùng do lều quá cũ, do mưa ướt khắc phục bằng: làm thêm gậy phụ, tăng lực ở các dây chính và các dây phụ.Khi dựng lều cột dây phải cột nút sống để dễ tháo dây, nếu còn dư phải thắc gọn lại cho đẹp, không vướng. các đồ dùng trong lều phải bố trí theo qui định. Thí dụ: đồ dùng các nhân phải để xung quanh lều để có khoảng trống cho sinh hoạt, hội họp, nghỉ, ngủ,... giày dép phải để bên ngoài tránh bụi, mùi hôi cho lều...Một số điều cần tránh:

+ Không nấu và ăn trong lều (đề phòng kiến vào ban đêm).

+ Không phơi quần áo, khăn... trên các dây lều... sẽ làm cho lều nhanh bị chùng và rất mất thẩm mỹ.



Mỗi lần tham gia cắm trại sẽ giúp thiếu nhi thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương, đất nước. Các em được giáo dục về tình bạn, tình yêu, đất nước, con người, lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương đất nước, của Đảng, của Đoàn, của Đội, đồng thời góp phần giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khả năng ứng xử, tính tự quản, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật của các em.

Đây là hoạt động đòi hỏi Phụ trách Đội phải nắm vững những đặc trưng, phương pháp và nguyên tắc tổ chức hoạt động cho các em. Phải xác định rõ chủ đề trại, phải sớm xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, tỷ mỷ. Tổ chức hoạt động trại luôn gắn với các sinh hoạt theo chủ đề và thường nằm trong các ngày sinh hoạt cao điểm (Ví dụ như kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 sắp đến). Công tác chuẩn bị gồm các bước sau:

1) Xác định địa điểm cắm trại:

- Có mặt bằng để dựng trại và tổ chức các hoạt động theo chương trình kế hoạch đã đề ra một cách thuận lợi.

- Gần danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

- Có cây cao che nắng (nhưng không dựng lều dưới các tán cây đề phòng mưa giông), nền đất cao ráo, sạch sẽ có nguồn nước ăn và nước sinh hoạt đảm bảo cho nhiều người, nếu cắm trại qua đêm thì bắt buộc phải có nguồn điện để đảm bảo các hoạt động.

- Thuận lợi trong đi lại nhưng tránh nơi giao thông đông đúc, không quá xa nhà dân, bệnh viện, có nơi trú khi thời tiết không thuận lợi.

- Tùy theo mức độ và yêu cầu của từng cuộc trại mà chọn được địa điểm trại, điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương và nơi cắm trại. Nếu nơi cắm trại mà phần lớn các em thiếu nhi tham gia chưa biết thì cần có một sơ đồ và dự kiến phân công ngay trong sơ đồ đó. Ngoài ra khi đã thống nhất địa điểm nhất thiết phải báo cáo với chính quyền, đoàn thể địa phương để nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ.

2) Điều tra, chuẩn bị đường đi và phương tiện đi: (đi tiền trạm)

Từ nơi xuất phát đến địa điểm cắm trại phải là quảng đường an toàn, thuận lợi và học tập được nhiều nhất. Ngoài ra trên đường đi nếu phải qua cầu phà, nghỉ cách đêm, người tổ chức phải liên hệ trước với cơ quan quản lý, để chủ động được thời gian cho toàn cuộc cắm trại.

Người tổ chức sau khi đi tiền trạm phải nắm được các nội dung:

- Độ dài quảng đường.

- Điều kiện tự nhiên, xã hội, khí hậu, đặc thù thổ cư của khu vực cắm trại.

- Những nội dung đã thống nhất với địa phương nơi đến cắm trại.

3) Thành lập Ban Quản trại:

- Trại trưởng: phụ trách công tác đối ngoại, thi đua, điều hành, đôn đốc thực hiện chương trình đã định.

- Trại phó: Trực tiếp điều hành chương trình đã định và các hoạt động (hậu cần, thi đua, hoạt động …)

- Các Ủy viên: chịu trách nhiệm từng hoạt động (văn nghệ, thể thao, vui chơi, cứu thương, hậu cần, nghi thức …)

4) Chuẩn bị những dụng cụ và phương tiện phục vụ trại:

- Đối với cá nhân: cần phải mang quần áo, khăn mặc, bàn chải, kem đánh răng, áo mưa, mũ, chén đũa, sổ tay, bút, giấy… Ngoài ra, cần hướng dẫn phân công các em để mang đồ dùng chung của trại, tiểu trại và nhóm.

- Đối với tập thể: Phải chuẩn bị lều chỉ huy, cứu thương, trống, cờ, kèn, cờ tín hiệu, các dụng cụ thể thao, dụng cụ phục vụ hoạt động văn nghệ, đèn dây điện (nếu ở cách ngày), âm thanh, dụng cụ phục vụ ăn uống cho trại sinh (nếu tổ chức trại tự nấu ăn)…

5) Xây dựng chương trình và nội dung hoạt động trại:

Chương trình hoạt động có ý nghĩa quyết định đến mục đích, đến mức độ thành công của cuộc đi trại. Tùy theo mục đích yêu cầu chủ đề của trại để định ra nội dung kế hoạch hoạt động cho phù hợp với thời gian, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

Chương trình hoạt động phải được chi tiết hoá đến ngày, giờ cho mỗi hoạt động. Các hoạt động được diễn ra từ thấp đến cao được sắp xếp, điều hòa sao cho phù hợp với diễn biến sức khỏe và tình cảm của các em. Ngoài ra cần phải có một số nội dung hoạt động dự trữ để phòng sự thay đổi đột ngột của thời tiết khí hậu. Chương trình hoạt động phải bảo đảm được tính hệ thống liên tục có mở đầu, có cao trào trong toàn bộ hoạt động, có kết thúc.

Chương trình cần được phổ biến cho các phụ trách thiếu nhi và các em biết và bàn bạc thực hiện.

Chương trình một hoạt động trại thường là:

- Di chuyển theo dấu đường đến địa điểm tập trung, nên kết hợp tham quan bảo tàng trên đường di chuyển trước khi đến địa điểm cắm trại.

- Các tiểu trại dựng trại, cột cờ, lều chỉ huy.

- Khai mạc, chào cờ (theo nghi thức Đội).

- Phổ biến chương trình hoạt động, nội quy hoạt động, nội quy thi đua.

- Tổ chức hoạt động theo từng nội dung đã đặt ra.

- Đánh giá thi đua, trao phần thưởng.

- Nhổ trại, vệ sinh môi trường, kiểm tra dung cụ cá nhân và tập thể, nhắc nhở khi hành quân về.

- Ban tổ chức cám ơn chính quyền, đoàn thể địa phương nơi cắm trại.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm cho đợt trại sau.

Trại là hình thức hoạt động thích hợp với thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên thích giao lưu thông qua hoạt động tập thể, thích khám phá những điều mới lạ, gần gũi với thiên nhiên và vận dụng những hiểu biết của mình trong cuộc sống, lao động, sáng tạo. Trại sẽ đáp ứng được nhu cầu sở thích của thanh thiếu niên và nâng cao hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động xã hội.

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
Trại là hình thức hoạt động thích hợp với thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên thích giao lưu thông qua hoạt động tập thể, thích khám phá những điều mới lạ, gần gũi với thiên nhiên và vận dụng những hiểu biết của mình trong cuộc sống, lao động, sáng tạo. Trại sẽ đáp ứng được nhu cầu sở thích của thanh thiếu niên và nâng cao hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động xã hội.

Trại là hình thức lập "làng" lưu động mà ngày xưa dân du mục thường dùng, quân đội thường đóng trại trong các cuộc hành quân, các tổ chức đoàn thể, trường học thường dùng các hình thức trại để tổ chức các cuộc liên hoan họp bạn, tổng kết mừng công, tập huấn chuyên đề...

Trại là nơi thanh thiếu niên hoà nhập vào tập thể với các hình thức "học mà chơi, chơi mà học". Hoạt động của trại thường mang tính đồng đội cao, vì vậy rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của mỗi thành viên đối với cộng đồng, xây dựng được bầu không khí thân ái, đoàn kết gắn bó trong quá trình hoạt động ở trại và sau những ngày cắm trại.

II. KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRẠI
1. Một số loại hình chủ yếu

- Trại du ngoại: Thường gắn với các hoạt động tham quan, dã ngoại, picnic, thường tổ chức với mục đích là nghỉ ngơi, thư giãn.

- Trại ngắn tổ chức trong những khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày với mục đích để học tập, thay đổi không khí sinh hoạt hoặc tham gia công tác xã hội tại địa phương đó.

- Trại tập huấn: Nhằm mục đích huấn luyện cho thanh thiếu niên về chuyên môn, về kỹ năng nghiệp vụ công tác hoạt động.

- Trại bay: Dùng cho những hoạt động dài ngày ở nhiều địa điểm khác nhau. Có nơi gọi là trại cơ động chỉ trò chơi cho thanh thiếu niên thực sự tháo vát, có sức khoẻ và giỏi về công tác hoạt động xã hội.

- Hội trại thi tài: Thường tổ chức gần với từng địa phương đơn vị với mục đích nâng cao kiến thức nghề nghiệp, tay nghề chuyên môn bằng những hình thức thi thố tài năng, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

- Hội trại truyền thống: Là một hình thức hoạt động sáng tạo của phong trào thanh thiếu niên giúp cho thanh thiếu niên nhận thức rõ hơn về truyền thống của Đảng, dân tộc, Đoàn, địa phương, đơn vị của cách mạng tạo cho họ cảm xúc sâu sắc, khơi dậy trong họ niềm tin đi tới tương lai. Hội trại truyền thống thường được tổ chức vào những ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại khác.

- Trại liên hoan họp bạn: Nhằm mục đích hội họp những người có cùng chung một sở thích, nhu cầu, ý tưởng, cùng lứa tuổi hay nghề nghiệp nhằm để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Trại liên hoan họp bạn có thể tổ chức ở quy mô lớn (tỉnh, khu vực, quốc gia).

2. Chuẩn bị cho một hội trại

- Xác định mục tiêu và thời điểm tổ chức trại, đặc biệt loại trừ, chủ đề của trại, quy mô trại, thành lập ban chỉ huy trại.

- Xây dựng kế hoạch chương trình chi tiết thảo luận và thống nhất trong tập thể lãnh đạo hoạt động.

- Làm việc với chính quyền địa phương hay lãnh đạo đơn vị nơi cắm trại.

- Thông báo chủ trương, kế hoạch, chương trình cho các đơn vị tham gia để xúc tiến các hoạt động chuẩn bị cho cuộc đi trại.

Trước ngày đi trại (hoặc khi khai mạc hội trại) cần họp ban chỉ huy trại để đánh giá tình hình chuẩn bị, bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, đảm bảo cuộc đi trại (hội trại) diễn ra đúng kế hoạch, chương trình đã thống nhất.

3. Phương pháp xây dựng kế hoạch cho một cuộc cắm trại

Kế hoạch gồm ba phần chính sau:

Phần thứ nhất: Xác định mục đích, yêu cầu cụ thể

Phần thứ hai: Xác định nội dung, biện pháp

- Chủ đề của trại

- Quy mô, thời gian và địa điểm

- Đối tượng, thành phần tham gia.

- Những nội dung diễn ra trong quá trình tổ chức hội trại

- Phương pháp thực hiện từng nội dung.

- Trách nhiệm của các đơn vị tham gia trại.

Phần thứ ba: công tác chỉ đạo thực hiện

- Phân công trách nhiệm cụ thể trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện cho ban chỉ huy trại (từng tiểu ban và từng thành viên).

- Công tác chuẩn bị: tiến độ thời gian, yêu cầu đạt được của từng đơn vị tham gia.

Căn cứ vào kế hoạch xây dựng chương trình chi tiết cho các hoạt động ở trại (kịch bản) từ đó phân công thực hiện khép kín.

Để đảm bảo thống nhất trong quá trình thực hiện các nội dung của trại cần thiết phải xây dựng nội dung và thể lệ các cuộc thi, hội thi (nếu có) và phổ biến trước cho các đơn vị, cá nhân tham gia trại.

4. Một số hoạt động cơ bản có thể tổ chức ở trại (hội trại)

- Tuỳ theo loại trại, mục đích yêu cầu của trại mà đề ra những hoạt động thích hợp:

a. Các trò chơi tập thể

- Trò chơi lớn: tổng hợp nhiều trò chơi với qui mô lớn, nhiều nhiều chơi trong phạm vi địa bàn rộng, thời gian kéo dài (có sử dụng dấu đi đường, truyền tin, mật thư...)

- Các trò chơi dân gian, trò chơi nhỏ

b. Các cuộc thi
- Thi trò chơi

- Thi dựng lều nhanh, trại đẹp.

- Thi truyền tin (morse, semapore)

- Thi thể thao, cờ tướng, cờ vua, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, kéo co...

- Thi cắm hoa

- Thi nấu ăn

- Thi văn nghệ

- Đồng diễn thể dục, võ thuật.

c. Múa hát tập thể

d. Các cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các đơn vị

e. Tham gia, viếng nghĩa trang

f. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện

h. Lửa trại: tổ chức vào buổi tối với nhiều loại hình khác nhau.

5. Lập chương trình của một cuộc cắm trại (hội trại)

a. Tập kết đến địa điểm hội trại

- Kiểm tra lại số lượng người tham gia, các dụng cụ mang theo.

- Nghỉ 30 phút.

- Ban chỉ huy chỉ dẫn đến điểm dựng trại cho các đơn vị

Có thể bắt đầu tập kết đến địa điểm thông qua trò chơi lớn, khi đến địa điểm dựng trại dùng mật thư hay truyền tin để chỉ dẫn cho các đơn vị vị trí dựng trại nhằm tạo không khí sôi động của trại ngay từ những hoạt động trên.

- Các đơn vị dựng lều, cột cờ, lều chỉ huy, lều cứu thương, bố trí các địa điểm hoạt động ... có thể tổ chức thi dựng lều nhanh giữa các đơn vị.

b. Khai mạc trại.

- Các trại viên tập trung về địa điểm để làm lễ khai mạc.

- Chào cờ

- Trại trưởng đọc lời khai mạc, nêu mục tiêu nội dung và chương trình.

- Phát biểu chào mừng của đại biểu thanh niên địa phương.

- Các hoạt động phục vụ cho lễ khai mạc: thể dục, nhịp điệu, võ thuật, biểu diễn nghệ thuật.

- Các đại biểu và ban chỉ huy đi thăm các đơn vị và chấm trại lần 1.

c. Các hoạt động trại: tuỳ theo quy mô, thời gian và số lượng các đơn vị tham gia mà lựa chọn các tổ chức hoạt động trại (ở mục 4) cho phù hợp.

d. Tổng kết, bế mạc

- Công bố kết quả, giải thưởng cho các cuộc thi.

- Trại trưởng đánh giá kết quả của các đơn vị tham gia hoạt động và tuyên bố bế mạc.

- Hạ lệnh nhổ trại, thu dọn đồ đạc, làm vệ sinh khu vực cắm trại, hành quân ra về.

6. Một số kỹ năng phục vụ cho hoạt động trại

- Trại viên phải biết thực hiện các loại gút

+ Gút đầu dây: đơn, kép, số 8.

+ Gút nối: dẹt, bò, thợ dệt, nối câu.

+ Gút níu: mỏ chim, thòng lọng, sơn ca.

- Kỹ năng truyền tin

+ Truyền tin bằng Morse: dùng tay, dùng còi, dùng đèn pin.

+ Truyền tin bằng tín hiệu Semaphore: dùng cờ theo quy định.

- Kỹ năng soạn thảo và dịch mật thư: dạng Morse, dạng Semaphore, dạng chữ thay chữ, số thay chữ, dạng chuyển dịch vị trí, toạ độ, ẩn ngữ...


III/ TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU :
Để dựng đđược lều nhanh, gọn các bạn nên tuân thủ các bước sau đây:
1/ Chọn đất:
- Nếu đất trại do ban tổ chức qui định thì phải tự khắc phục những hạn chế đã có như: vệ sinh, phát quang, nhặt sỏi đá trước khi dựng lều.
- Nếu đất trại do tự chọn thì nên chọn đất có các điều kiện sau:
+ Bằng phẳng, cao ráo.
+ Không kiến, sỏi, mảnh vụn.
+ Không quá gần cây cao.
+ Phải thoáng gió nếu mùa hè và kín gió nếu mùa đông.
+ Gần nguồn nước sạch (tiện nấu ăn và sinh hoạt khác).
+ Gần lều ban tổ chức, các lều bạn, sân sinh hoạt.
+ Phải có nơi tiện lợi cho bố trí hố xí, hố rác, nhà bếp...
2/ Chọn hướng lều :
- Mỗi lều bạt có 2 cửa, tuần tự hướng lều phải bố trí theo các hướng dẫn sau đây:
+ Hướng do ban tổ chức quy định.
+ Hướng về cột cờ trại (nếu có).
+ Hướng về lều ở của ban tổ chức.
+ Hướng về sân tập trung, sinh hoạt.
- Nếu ban tổ chức không qui định, cho tự chọn thì nên:
+ Nên tránh gió ( nếu mùa lạnh) , đón gió ( nếu mùa hè).
+ Nên tránh nắng ( nếu mùa nóng), đón nắng ( nếu mùa lạnh).
à cọc phụ à sắp xếp cột chính à trải lều àIII.3/ Dựng lều : Trải bạt đóng cọc : (Hình 4)àdây cột
Với đội hình 8 người :
v
1. Trải tấm bạt.
2. Căng dây chính thẳng theo hướng đã chọn.
3. Trải tấm lều.
4. Đặt 2 cột chính trùng dây chính, vị trí 1 và 2 cột cứng bằng nút thuyền chài vào đầu gậy chính; bốn vị trí B1, B2, B3, B4 đồng thời cột nút thuyền chài vào bốn góc lều và làm nút tăng đưa.
5. Vị trí 1, 2, A1, A2 cùng với bốn vị trí B1, B2, B3, B4 đánh dấu và đóng cọc. A1 và A2 phải thẳng hàng nhau. (như hình 4)
6. Vị trí 1 và 2 dựng gậy chính thẳng góc với mặt đất, Vị trí A1, A2 kéo căng dây chính sao cho lều thẳng sau đó khoá lại.
7. Bốn vị trí B1, B2, B3, B4 kéo căng dây. Vị trí 1 và 2 canh chỉnh lều cho cân đối không bị chùng, sau đó tất cả các vị trí khóa lại.
8. Đào rãnh thoát nước
9. Trang trí.
Với
v đội hình 2 người :
Với hai trại sinh X và Y, chúng ta lần lượt thao tác:
1. Trại sinh X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.
2. Trại sinh Y đóng cọc A1 và kéo dây chính buộc vào.
3. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc B1, B2 (hai bên cột số 1) và kéo dây buộc vào.
4. Trại sinh X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.
5. Trại sinh Y đóng cọc A2 và kéo dây chính buộc vào.
6. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc góc B3, B4 (hai bên cột số 2) và kéo dây góc lều buộc vào.
7. Trại sinh X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.
Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng một cái lều trong vòng 10 phút.
Lưu ý:
v
- Các cọc phải đóng nghiêng 450 so với mặt đất và phải hướng vào tâm lều. Nếu gặp cọc lớn, ngắn và gặp đất cứng, ta có thể đóng vuông góc với mặt đất. Nếu đất quá mềm ta có thể đóng thêm cọc phụ để khóa lại.
- Các cọc phải được đóng sát đất và lấp lại (nếu cọc sắt) để tránh thương tích.
- Vị trí A1, A2, 1, 2 phải thẳng hàng với nhau.
- Các cọc B1, B2, B3, B4 tạo thành hình chữ nhật quanh lều.
- Hai cột lều phải thẳng góc với mặt đất.
- Nên để thừa khoảng 1/3 dây so với dự kiến khi dưng lều xong vì lúc này chỉ mới cột dây tạm.
- Chỉ dùng dây phụ và cọc phụ chỉnh cho đứng cột chính.
- Khi lều thẳng xong thì các cọc phụ phải đóng sâu xuống đất (tránh va vấp), các dây cột xong phải thâu lại cho gọn đẹp.
Tiêu chuẩn của một cái
v lều :
- Thao tác nhanh chóng; dễ dựng, dễ sửa, dễ dọn.
- Buộc đúng nút dây.
- Có mỗi dây căng cho một cọc lều.
- Mái lều căng thẳng, không bị chùng, không nếp nhăn.
- Các vị trí cọc phải ngay hàng thẳng lối.
- Cân đối, đẹp mắt.
- Có rãnh thoát nước.
III-4/ Đào rãnh thoát nước, vệ sinh, trang trí lều :
- Khi đã dựng lều xong, chúng ta phải đào mương thoát nước ngay, và xin đừng làm lấy có mà phải đào thành một con mương đàng hoàng, sâu khoảng 10 – 15cm, rộng 20cm.
+ Tâm của con mương ngay dưới mép lều (chỗ giọt nước nhỏ xuống). Bao nhiêu đất đào lên, nên đắp thành một con đê chắn phía bên trong lều.
+ Mương và đê nên đào và đắp thật thẳng để tăng thêm phần thẩm mỹ của lều.
+ Nếu đất bằng phẳng, thì chúng ta phải đào mương đủ bốn phía của lều và ít nhất là một mương tháo, dẫn nước ra xa lều. Cuối mương tháo là một hố chứa nước.
+ Nếu đất dốc, thì chỉ cần đào 3 phía của lều. Phía trên dốc đào hơi sâu hơn, phía hai bên hông thì đào dài ra khỏi lều một tí.
* Lưu ý : Đừng bao giờ thấy trời đang nắng mà không đào mương, vì nếu trời đổ mưa bất ngờ (nhất là về đêm) thì không thể nào trở tay kịp.
- Vệ sinh: cần phải làm vệ sinh trong và ngoài lều khi dựng lều xong, phát quang cây cỏ xung quanh lều tránh rắn, rết, chặt bỏ các cành cây thòng xuống mái lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét...
- Trang trí: ngoài dựng lều, phần thủ công trại còn tính đến việc trang trí trại như: phải làm cổng vào, vòng rào, bếp trại và các vật dụng khác... nó có nhiều tác dụng vừa thể hiện sự khéo léo của tập thể đồng thời cũng phân định nơi ở, tránh người lạ tự ý vào...
III-5/ Tháo và xếp lều :
Cũng giống như khi dựng lều, khi gấp lều chúng ta cũng phải thao tác theo thứ tự để được nhanh chóng và gọn gàng.
+ Dọn sạch sẽ đồ đạc trong lều và chung quanh.
+ Tháo dây và nhổ hết cọc hai bên hông lều (không nhổ hai cọc ở hai đầu lều)
+ Đóng cửa lều (nếu lều có cửa)
+ Chập hai mái lều lại và cho nghiêng về một bên.
+ Tháo dây chính và nhổ hai cọc đầu lều.
+ Xếp hai cửa lều vào giữa, gấp các riềm vào trong.
+ Xếp gọn lại sao cho vừa túi đựng lều (nếu có).
+ Dùng dây bó chặt lều lại.
* Lưu ý:
Đừng gấp lều khi còn ướt. Nếu tình thế bắt buộc thì về nhà phải đem phơi lại. Nếu không lều sẽ dậy mùi, ẩm mục. Khi đem cất, nên tháo tất cả các dây cột cũng như đồ trang trí

:bye:hi vọng hữu ích cho các anh chị và các bạn
 

trtrungviet

Thanh viên kỳ cựu
có bạn nào có bài viết về cách dựng lều chữ A post lên mọi ng cùng xem đi, đây là 1 trong những loại lều đơn giản, dễ dựng, dễ sử dụng... và rất tuyệt khi dã ngoại.
 

TQV

Thanh viên kỳ cựu
Mình chưa bao giờ có cơ hội dựng lều trại. Hi vọng sắp tới sẽ có cơ hội thực hành :mimcuoi:

@trtungviet : mình ko biết lều chữ A dựng sao nhưng có nghe nói là đi mướn về để dựng lên, ko biết có phải ko ?
 

trtrungviet

Thanh viên kỳ cựu
mình ko biết lều chữ A dựng sao nhưng có nghe nói là đi mướn về để dựng lên, ko biết có phải ko ?
TQV nói cũng gần đúng rồi đó, ở các kỳ hội trại hoặc giao lưu qua đêm để giảm bớt chi phí cho lều trại thì chúng ta thường đi thuê lều trại. Nhưng nếu chỉ là dã ngoại đơn thuần, số lượng lều trại ít (ít hơn 10 lều) thì chúng ta hoàn toàn có thể tự chuẩn bị lều chữ A hoặc lều bát úp ngược (loại lều mini dành cho du lịch, được làm sẵn khi cần chỉ việc bung ra, nhưng giá thành trên thị trường khá cao.)
@All: Nếu có điều kiện, mọi ng mượn trại dã chiến của quân đội dựng, cũng hay lắm. Hồi trc khi cắm trại với mấy anh bộ đội mình đã có cơ hội cùng dựng loại lều này rồi...
 

pinkpig

Thành viên năng động
1.Ban quản trại gồm:
Trại trưởng
Trại phó
Thủ quỹ
Đời sống trại
Họa mi trại
Y tế trại :dacy:


2.Dựng trại chữ A
Dùng 2 gậy,4 cọc
Dùng 6 cọc,ko gậy [Maybe rứa ^^]
Dùng gút quai chèo để buộc ở đầu 2 gậy.4 góc lều dùng gút số 8 hoặc gút dẹt

Dựng trại hơi bị vui ^^
 

hacker738

Thành viên
Bài này rất có ích, sắp tới trường mình sẽ tổ chức cắm trại qua đêm, sẽ sớm được áp dụng những kinh nghiệm mà bạn đưa ra :cuoinhamhiem:
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top