D
dacnhantam
Guest
Hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các bạn một câu chuyện về sự tự tin. Nhân vật trong câu chuyện này gồm tôi – người viết câu chuyện này và CEO người Anh của công ty tôi. Nếu bạn đã từng nói chuyện với CEO của công ty bạn, có thể bạn không cần đọc câu chuyện này. Nếu bạn chưa từng, có lẽ bạn nên dành một chút ít thời gian để đọc.
Câu chuyện bắt đầu từ xưa thật là xưa khi tôi đọc được quyển “Đừng bao giờ đi ăn một mình” của Keith Ferrazzi. Trong quyển sách có phần bài tập “đơn giản” là đặt ra mục tiêu phải tiếp xúc với một người mới trong mỗi tuần. Tôi đã và đang thực hiện rất tốt với các đồng nghiệp trong công ty thì vừa lúc đó tôi nghe được tin CEO của công ty mẹ bên Anh sẽ sang thăm công ty chi nhánh bên Việt Nam nhân một sự kiện của công ty. Thế là tôi “làm liều” chọn ông làm “mục tiêu” tiếp theo của mình.
Khi tôi chọn ông làm người sẽ nói chuyện tiếp theo, cảm giác lo lắng trong tôi cứ dâng trào. Tôi suýt mấy lần từ bỏ ý định này. Tôi lo lắm chứ. Tôi sợ tiếng Anh của mình dở, nói ông sẽ không nghe được; tôi sợ mình chỉ là một nhân viên bình thường và ông sẽ không nói chuyện với tôi; tôi sợ …. Nhưng tất các các nỗi sợ đó nhanh chóng được thay thế bằng các ý nghĩ khác khi tôi tập trung vào mục tiêu của mình. “Tiếng Anh của tôi dở sao?” Không hề! Tôi đã tham gia nhiều câu lạc bộ tiếng Anh và là một thành viên rất năng động. Tôi có thể nói tiếng Anh chuẩn xác và lưu loát. “Tôi chỉ là một nhân viên bình thường.” Thế thì sao chứ? Nếu tôi đã có mong muốn được nói chuyện, chả lẽ ông không thể nói với tôi vài câu trong vài phút hay sao? Tôi nói chuyện cũng có duyên mà … (Xin lỗi các bạn những điều này nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng đúng đây là những suy nghĩ của tôi lúc đó). Cứ thế, những cảm giác hồi hộp trong tôi bay mất tự bao giờ và tôi biết chắc tôi sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.
Bài học ở đây là gì? Hãy suy nghĩ tích cực!
Tôi nhận thức rõ một trong những khó khăn lớn nhất là làm cách nào để có thể bắt chuyện được với ông. Có thể các bạn đã biết, thường những người làm chức cấp cao như CEO, nhất là CEO người nước ngoài của các công ty lớn, họ chỉ đi thăm công ty vài lần trong năm và mỗi lần như vậy họ chỉ dừng lại tầm vài phút ở mỗi phòng. Vậy cơ hội nào để tôi có thể nói chuyện được với ông? Tự nhiên trong đầu tôi bỗng lóe lên một ý tưởng. Tôi in tên và chức vụ của ông lên một tờ giấy, sau đó gấp làm ba thành hình tam giác để nó dựng đứng lên và để lên bàn làm việc (các bạn có thể thấy các bảng tên dạng này trong các cuộc hội họp). Vì bàn làm việc của tôi ở cạnh cửa, tôi chắc chắn rắng ông ấy sẽ chú ý vào bàn làm việc của tôi khi bước vào. Và dĩ nhiên cơ hội để ông thấy tên mình trên bàn làm việc của tôi là 99%.
Vậy là tôi đã chuẩn bị xong bước đầu, cũng là bước khó nhất. Tôi sẽ có cơ hội được nói chuyện với ông. Vậy tôi sẽ nói gì? Lúc này tôi nghĩ ngay đến một trong những giá trị Đắc Nhân Tâm: “hãy nói nhiều về bản thân người đối diện”. Thế là tôi nghiên cứu về cuộc đời của ông. Trước đó ông đã làm những nghề gì? Trong quá trình làm việc ông có gặp khó khăn gì không? Bằng cách nào ông ấy thăng tiến lên được thành CEO? … Sau một khoảng thời gian tầm 30 phút, tôi đã có đầy đủ những gì tôi sẽ nói với ông. Một lần nữa tôi biết chắc tôi sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.
Bài học ở đây là gì? Hãy chuẩn bị mọi việc thật kĩ càng!
Mọi chuyện xảy ra đúng như tôi dự kiến. Ông chú ý đến tôi. (thật ra mà nói thì ông chú ý đến bảng tên của ông trên bàn của tôi). Tôi giới thiệu bản thân, cười và bắt tay ông. Tôi nói chậm rãi, rõ ràng và tự tin. Chúng tôi có một khoảng thời gian nói chuyện thật vui vẻ. Mặc dù cuộc nói chuyện chỉ có tầm 5 phút thôi nhưng nó đã đem lại cho tôi một cảm giác hoàn toàn mới.
Tôi hi vọng câu chuyện trên đây sẽ đem lại cho bạn những bài học thú vị về sự tự tin. Hãy suy nghĩ tích cực và chuẩn bị mọi việc kĩ càng, sự tự tin sẽ đến với bạn. Và thành công sau đó chỉ là điều tất yếu.
Nguyễn Hùng Cường
Bài dự thi sự kiện Chia Sẻ Giá Trị Đắc Nhân Tâm
Bài gốc : http://dacnhantam.com.vn/2011/01/14/tro-chuyen-voi-ceo/
Nguồn : www.dacnhantam.com.vn
Khi tôi chọn ông làm người sẽ nói chuyện tiếp theo, cảm giác lo lắng trong tôi cứ dâng trào. Tôi suýt mấy lần từ bỏ ý định này. Tôi lo lắm chứ. Tôi sợ tiếng Anh của mình dở, nói ông sẽ không nghe được; tôi sợ mình chỉ là một nhân viên bình thường và ông sẽ không nói chuyện với tôi; tôi sợ …. Nhưng tất các các nỗi sợ đó nhanh chóng được thay thế bằng các ý nghĩ khác khi tôi tập trung vào mục tiêu của mình. “Tiếng Anh của tôi dở sao?” Không hề! Tôi đã tham gia nhiều câu lạc bộ tiếng Anh và là một thành viên rất năng động. Tôi có thể nói tiếng Anh chuẩn xác và lưu loát. “Tôi chỉ là một nhân viên bình thường.” Thế thì sao chứ? Nếu tôi đã có mong muốn được nói chuyện, chả lẽ ông không thể nói với tôi vài câu trong vài phút hay sao? Tôi nói chuyện cũng có duyên mà … (Xin lỗi các bạn những điều này nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng đúng đây là những suy nghĩ của tôi lúc đó). Cứ thế, những cảm giác hồi hộp trong tôi bay mất tự bao giờ và tôi biết chắc tôi sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.
Bài học ở đây là gì? Hãy suy nghĩ tích cực!
Tôi nhận thức rõ một trong những khó khăn lớn nhất là làm cách nào để có thể bắt chuyện được với ông. Có thể các bạn đã biết, thường những người làm chức cấp cao như CEO, nhất là CEO người nước ngoài của các công ty lớn, họ chỉ đi thăm công ty vài lần trong năm và mỗi lần như vậy họ chỉ dừng lại tầm vài phút ở mỗi phòng. Vậy cơ hội nào để tôi có thể nói chuyện được với ông? Tự nhiên trong đầu tôi bỗng lóe lên một ý tưởng. Tôi in tên và chức vụ của ông lên một tờ giấy, sau đó gấp làm ba thành hình tam giác để nó dựng đứng lên và để lên bàn làm việc (các bạn có thể thấy các bảng tên dạng này trong các cuộc hội họp). Vì bàn làm việc của tôi ở cạnh cửa, tôi chắc chắn rắng ông ấy sẽ chú ý vào bàn làm việc của tôi khi bước vào. Và dĩ nhiên cơ hội để ông thấy tên mình trên bàn làm việc của tôi là 99%.
Vậy là tôi đã chuẩn bị xong bước đầu, cũng là bước khó nhất. Tôi sẽ có cơ hội được nói chuyện với ông. Vậy tôi sẽ nói gì? Lúc này tôi nghĩ ngay đến một trong những giá trị Đắc Nhân Tâm: “hãy nói nhiều về bản thân người đối diện”. Thế là tôi nghiên cứu về cuộc đời của ông. Trước đó ông đã làm những nghề gì? Trong quá trình làm việc ông có gặp khó khăn gì không? Bằng cách nào ông ấy thăng tiến lên được thành CEO? … Sau một khoảng thời gian tầm 30 phút, tôi đã có đầy đủ những gì tôi sẽ nói với ông. Một lần nữa tôi biết chắc tôi sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.
Bài học ở đây là gì? Hãy chuẩn bị mọi việc thật kĩ càng!
Mọi chuyện xảy ra đúng như tôi dự kiến. Ông chú ý đến tôi. (thật ra mà nói thì ông chú ý đến bảng tên của ông trên bàn của tôi). Tôi giới thiệu bản thân, cười và bắt tay ông. Tôi nói chậm rãi, rõ ràng và tự tin. Chúng tôi có một khoảng thời gian nói chuyện thật vui vẻ. Mặc dù cuộc nói chuyện chỉ có tầm 5 phút thôi nhưng nó đã đem lại cho tôi một cảm giác hoàn toàn mới.
Tôi hi vọng câu chuyện trên đây sẽ đem lại cho bạn những bài học thú vị về sự tự tin. Hãy suy nghĩ tích cực và chuẩn bị mọi việc kĩ càng, sự tự tin sẽ đến với bạn. Và thành công sau đó chỉ là điều tất yếu.
Nguyễn Hùng Cường
Bài dự thi sự kiện Chia Sẻ Giá Trị Đắc Nhân Tâm
Bài gốc : http://dacnhantam.com.vn/2011/01/14/tro-chuyen-voi-ceo/
Nguồn : www.dacnhantam.com.vn
Chỉnh sửa cuối: