KendyDat
Thanh viên kỳ cựu
Tháng này đang tập trung để luyện thi Toeic, học khá nhiều, nhồi nhét hơi bị nhiều... không biết còn giữ lại trong đầu tí nào không. Nhưng mà vẫn phải cố mà nhét thôi, quyết tâm cuối tháng này phải thi rồi, không thể để lỡ kế hoạch được.Hì hì học ngữ pháp thì cũng hơi hơi tàm tạm. Đọc thì cũng tàm tạm nốt vì từ hồi bắt đầu làm sinh viên đã phải đọc toàn tài liệu tiếng anh rồi nên cũng ko sợ lắm. Ẹ nhất có lẽ là phần nói, thật tình là với những người không có điều kiện đi học ở trung tâm thì đây là phần very khó... khó không thể tưởng được luôn... Hôm nay tự nhiên đọc được 1 bài viết chỉ bí quyết để nói tiếng anh nhanh giỏi, cảm thấy cũng hay hay, rút ra thử làm phương pháp áp dụng luôn. thanks tác giả nhé.
Mình học tiếng anh cũng vài năm rồi, đọc tài liệu nhiều, học ngữ pháp nhiều... cuối cùng thu được gì thì không chắc chắn lắm... có thể nói vốn từ vững cũng không ít, nhưng mình lại không thể nói lưu loát được những điều mình muốn nói, nếu phải nói thì bắt đầu luôn là "ah", "ờ"... và sau đó là ấp úng mãi mới ra được vài từ... mà lại có vẻ chả được ăn nhập cho lắm, giống như là ghép từ ấy. Vẫn biết rằng cách học của mình là khá thụ động, chỉ thích hợp với đi thi thôi, còn nói thì thật la cùi bắp, chán ngắt.
Đọc bài viết của người ta xong, từ bây giờ mỗi ngày sẽ dành ra khoảng thời gian 30p để áp dụng theo nào. 3 quy tắc cần là"
- 1 tờ giấy và 1 cây viết. ( điều này thì quá dễ hehe)
- Viết tất cả những điều mà mình nghĩ (tất nhiên là nghĩ bằng tiếng anh ), viết kín trang giấy đã chuẩn bị. Không cần quan tâm là mình có viết đúng ngữ pháp hay không, ban đầu cần tập cách suy nghĩ theo kiểu của người anh đã, bỏ cái thói quen nghĩ tiếng việt rồi dịch sang tiếng anh đi. (Điều này khó nhai nhất đây).
- Nhìn lướt qua những gì đã viết, xong rồi xé tờ giấy đi... ( để phi tang hehe).
Mục đích của những quy tắc đó là:
1/ Tại sao lại phải viết trong khi mình đang cần học nói nhỉ?
Thực ra điều này rất phù hợp, nó trả lời cho lý do tại sao mình có vốn từ nhưng lại không nói được, bởi vì mình không thực sự nhớ tới những từ đã biết, học rồi nhưng là học trong vô thức, chả hiểu gì cả. Do vậy mình cần viết những gì mà mình nghĩ ra 1 cách vô thức, cũng giống như ta nói nhiều thì sẽ nhớ vậy thôi, hãy viết một cách tự do không nên dừng lại để chỉnh câu, chỉnh ngữ pháp gì cả. Tốt nhất là nên vừa nói vừa viết, điều này sẽ giúp ta quen với cách vừa suy nghĩ vừa nói, vừa quen với cách phát âm luôn.
2/ Viết những gì?
Viết tất cả những gì xuất hiện trong đầu lúc đó, viết một cách vô thức, không cần phải xoay vào 1 chủ đề gì to tát cả. Nó giống như khi mình nói chuyên tào lao với bạn bè hay khi viết blog dzị. Nghĩ đến gì là viết cái đó, không quan tâm về nội dung, cố gắng viết sử dụng những từ thông dụng, những từ mới học. Viết đến khi nào mỏi tay rã rời hay là cái đầu o..o..o rồi mới dừng lại kiểm tra.
3/ Tại sao lại viết xong rồi xé đi nhỉ?
Có vẻ như người Việt Nam có 1 cản trở rất lớn khi nói đó là... mắc cỡ, và mính chính là người như vậy đây. Khi nói mình rất sợ là mình nói sai, phát âm không đúng, sợ nói mà người nghe không hiểu... Vì vậy viết xong rồi thì xé đi haha nhưng mà tất nhiên là sau khi tự mình đã coi lại xem mình viết gì đã. Mỗi ngày tự rút ra xem mình tiến bộ được đến đâu.
Cách này có vẻ hợp lý đây, bắt đầu thực hiện thôi.
Nguồn unknow
Last edited by a moderator: