[Cuộc Sống] Người hướng nội.

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
Tham khảo : " Revenge of the Introvert "
There are as many introverts as extraverts, but you'd never know it by looking around. Introverts would rather be entertained by what's going on in their heads than in seeking happiness. Their big challenge is not to feel like outsiders in their own culture.
By Laurie Helgoe, Ph.D., published on September 01, 2010 - last reviewed on May 11, 2011

Trong 2 thập kỷ qua, các nhà khoa học đã xác định được 5 nét tính cách lớn ( Big Five Personality ). Hướng nội ( introversion ) và hướng ngoại ( extraversion ) là một trong số đó. Mặc dù người hướng nội và hướng ngoại dường như đến từ những hành tinh khác nhau , nhưng họ cùng tồn tại trong một chiều kích liên tục được phân bổ một cách bình thường. Chỉ một số ít là những người hướng ngoại và hướng nội cực đoan, hầu hết chúng ta đều chia sẻ một số nét tính cách hướng ngoại và hướng nội.

Mặc dù không có ranh giới phân chia chính xác , nhưng xung quanh chúng ta có rất nhiều người hướng nội. Chỉ vì những thành kiến nhận thức làm chúng ta đánh giá quá mức số lượng người hướng ngoại giữa chúng ta ( họ ồn ào hơn ). Người hướng nội thường bị đánh giá lẫn lộn với người nhút nhát, nhưng hướng nội không hàm ý là sự dè dặt xã hội. Họ không ghét sự tiếp xúc xã hội mà họ chỉ là cảm thấy bị quá tải bởi sự tiếp xúc quá hội quá nhiều, điều này giải thích tại sao người hướng nội sẵn sàng rời bỏ một buổi tiệc sau một giờ và người hướng ngoại

Các nhà khoa học bây giờ đã biết rằng, trong khi người hướng nội không có lợi thế đặc biệt trong trí tuệ thì họ có vẻ như xử lý thông tin nhiều hơn những người khác trong một vài tình huống. Để tiêu hoá thông tin, họ làm việc đó tốt nhất ở trong những môi trường yên tĩnh , tương tác một trên một. Thêm nữa, bộ não của họ ít phụ thuộc vào những kích thích và phần thưởng bên ngoài để cảm thấy ổn.

Kết quả là, người hướng nội không bị thúc đẩy nhằm tìm kiếm những kích thích cảm xúc tích cực lớn , mà họ tìm kiếm ý nghĩa thay vì hạnh phúc , điều này làm họ trở nên miễn dịch với công cuộc tìm kiếm hạnh phúc vốn đã thấm vào nền văn hoá đương thời của Mỹ. Trong thực tế, nền văn hoá nhấn mạnh vào hạnh phúc có thể thực sự gây đe doạ đối với sức khỏe tinh thần.

Hướng nội trong hành động.

Bề ngoài thì người hướng nội nhìn rất giống như người rụt rè. Cả hai đều hạn chế những tương tác xã hội , nhưng với những lý do khác nhau. Người rụt rè nhút nhát muốn kết nối với mọi người một cách kinh khủng, nhưng họ thấy khó khăn trong tương tác xã hội - theo giáo sư Bernardo J. Carducci ( Giám đốc viện nghiên cứu về sự nhút nhát tại Indiana University Southeast ) . Người hướng nội tìm kiếm thời gian ở một mình vì họ muốn có thời gian ở một mình.

Ta có thể phát hiện người hướng nội bởi phong cách nói chuyện của họ. Họ là người lắng nghe. Người hướng ngoại nhiều khả năng là hỏi người khác dồn dập. Người hướng nội thích suy nghĩ trước khi trả lời - nhiều người thích suy nghĩ trước những gì họ muốn nói - và tìm kiếm những cơ sở lập luận trước khi bày tỏ ý kiến. Họ thích nhịp độ tương tác chậm , cho phép có không gian để suy nghĩ.

Trong khi người hướng ngoại nhìn chung dành nhiều thời gian hơn người hướng nội cho các hoạt động xã hội thì cả hai không có khác biệt quan trọng trong việc dành thời gian với gia đình, bạn tình hoặc đồng nghiệp.

Giống như các cá nhân, các nền văn hoá cũng có những phong cách khác nhau. Mỹ là một nền văn hoá ồn ào không giống như Phần Lan đề cao sự im lặng. Chủ nghĩa cá nhân thống trị trong Văn hoá Mỹ và Đức khuyến khích phong cách giao tiếp trực tiếp, nhịp độ nhanh gắn liền với sự hướng ngoại. Chủ nghĩa tập thể như ở Đông Á đánh giá cao tính riêng tư và dè dặt, những phẩm chất đặc trưng của người sống hướng nội.

Theo test nhân cách ( the Myers-Briggs Type Indicator personality test ), người hướng nội chiếm 50% dân số Mỹ. Test MBTI định nghĩa hướng nội là sự ưa thích sự đơn độc, sự phản ánh, khám phá nội tâm của những ý tưởng đối lập với sự tham gia tích cực và theo đuổi những phần thưởng của thế giới bên ngoài- tương quan chặt chẽ với sự mô tả của Big Five Personality.

Chúng ta không chỉ đánh giá quá mức về số lượng người hướng ngoại giữa chúng ta vì họ nổi bật, dễ thấy hơn. Định kiến cá nhân được củng cố trong truyền thông

Trong những nền văn hoá ngôn từ thì việc giữ im lặng biểu thị một vấn đề," nhà nghiên cứu phong cách giao tiếp ở Mỹ và Phần Lan - Anio Sallinen-Kuparinen, James McCroskey và Virginia Richmond nói. Sự nhận định về năng lực con người có xu hướng dựa trên hành vi ngôn từ. Một người hướng nội , giữ im lặng trong một nhóm - suy nghĩ về những gì đã nói, đợi đến lượt để nói - sẽ bị xem là người giao tiếp kém trong văn hoá Mỹ.

Khi nhà tâm lý học Catherine Caldwell-Harris và Ayse Ayçiçegi so sánh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, họ phát hiện thấy có " một sự định hướng không nhất quán với những giá trị xã hội " là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tinh thần tồi tệ. Những phát hiện đã hỗ trợ cho cái mà các nhà nghiên cứu gọi là những giả thuyết về xung đột tính cách- văn hoá :" sự điều chỉnh về mặt tâm lý phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa tính cách và những giá trị của xã hội xung quanh." Trong phạm vi mà người sống hướng nội cảm thấy sự cần thiết phải giải thích , xin lỗi , hoặc cảm thấy tội lỗi về những gì có hịệu quả tốt nhất cho họ , thì họ cảm thấy xa lạ không chỉ với xã hội mà còn với bản thân họ .

Sự cô độc, theo đúng nghĩa đen, cho phép người hướng nội lắng nghe những gì họ nghĩ. Trong một loạt những nghiên cứu cổ điển, các nhà nghiên cứu vẽ bản đồ hoạt động điện não ở người hướng nội và hướng ngoại. Tất cả những người hướng nội có những mức độ hoạt động điện não cao hơn , cho dù là ở trạng thái nghỉ ngơi hay trong những hoạt động nhận thức có tính thách thức. Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng mức độ cao hơn của hoạt động và phản ứng của bộ não nên người hướng nội hạn chế đầu vào từ môi trường nhằm duy trì 1 mức độ tối ưu của kích thích. Ngược lại, người hướng ngoại tìm kiếm những kích thích bên ngoài nhàm làm bộ não họ hoạt động hăng hái.

Những nghiên cứu Neuroimaging đo lưu lượng máu não cho thấy trong số những người hướng nội , sự kích hoạt tập trung ở vỏ não phía trước , chịu trách nhiệm cho việc ghi nhớ , lập kế hoạch, ra quyết định, và giải quyết vấn đề - những loại hoạt động đòi hỏi sự chú ý và tập trung vào bên trong . Bộ não của người hướng nội cũng cho thấy lưu lượng máu tăng lên trong vùng Broca , một khu vực gắn liền với sự sản sinh lời nói- phản ánh khả năng tự nói chuyện .

Tuy nhiên , những cuộc đối thoại nội tâm , đặc biệt là trong việc phản ứng trước những trải nghiệm tiêu cực , có thể làm tinh thần đi xuống . Và quả thực , sự lo âu và trầm cảm thường gặp hơn ở người hướng nội hơn người hướng ngoại . Nói chung , Robert McPeek , giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm ứng dụng tâm lý nói : người hướng nội tự phê bình bản thân nhiều hơn những người khác , gọi nó là chủ nghĩa hiện thực buồn phiền .

Sự khác biệt sinh học giữa người hướng nội và hướng ngoại là rõ ràng nhất trong cách thức họ phản ứng với kích thích bên ngoài, theo quan sát của Colin DeYoung, trợ lý giáo sư tâm lý tại trường đại học Minnesota. " Những mức độ kích thích mà người hướng ngoại xem là phần thưởng thì có thể gây quá tải hoặc bực bội cho người hướng nội." Những nghiên cứu cho thấy, khi học tập, người hướng nội học tốt nhất trong những điều kiện yên tĩnh và người hướng ngoại học tốt hơn với nhiều tiếng ồn.

Người hướng nội và hướng ngoại có thể được phân biệt bởi sự khác nhau trong kích thước não chịu trách nhiệm cho sự nhạy cảm đối với phần thưởng.

Ở Mỹ, người ta xếp hạnh phúc như là mục tiêu quan trọng nhất của họ. Quan điểm này có 1 ảnh hưởng đặc biệt lên người hướng nội. Hạnh phúc không phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu của họ; họ không cần những phần thưởng từ bên ngoài để to keep their brains in high gear. Trong thực tế, việc theo đuổi hạnh phúc có thể đại diện cho sự va chạm khác giữa cá tính - văn hoá đối với người hướng nội.

Trong một loạt nghiên cứu , các đối tượng được đưa ra một nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực như làm bài kiểm tra, suy nghĩ có lý trí hoặc làm một bài phát biểu, những người hướng nội không chọn việc nhớ lại những cảm xúc hạnh phúc - theo báo cáo của nhà tâm lý Maya Tamir. Họ thích duy trì một trạng thái cảm xúc trung tính hơn. Hạnh phúc, một cảm xúc kích động, có thể gây mất tập trung cho người hướng nội trong suốt vịệc thực hiện nhiệm vụ. Ngược lại, những người hướng ngoại thông báo về sự ưa thích muốn cảm nhận " hạnh phúc " , " say mê" và nhớ lại những kí ức hạnh phúc trong suốt quá trình tiếp cận hoặc hoàn thành các nhiệm vụ.

Tại cuộc họp của tâm lý học xã hội năm nay, Tamir cùng với Iris Mauss của trường đại học Denver trình bày một bài thuyết trình với tựa đề " Những tác động nực cười của việc theo đuổi hạnh phúc " (
Come On, Get Happy: The Ironic Effects of the Pursuit of Happiness."). Cả hai không nghiên cứu cụ thể về người hướng ngoại hay hướng nội. Những gì họ đã khám phá được là, đối với tất cả mọi người, sức ép phải trở nên hạnh phúc thực sự làm suy giảm hạnh phúc.

" Chúng tôi phát hiện thấy khi con người đánh giá hạnh phúc cao hơn, họ trở nên ít hạnh phúc hơn và phiền muộn nhiều hơn," Mauss nói." Phát hiện của chúng tôi cung cấp một lời giải thích hấp dẫn cho nghịch lý gây nhiều tranh cãi , rằng ngay cả khi đối mặt với những hoàn cảnh cuộc sống khách quan tích cực , các quốc gia nói chung không trở thành hạnh phúc hơn. "

Mặc dù người hướng nội thích theo đuổi việc khám phá ý nghĩa cuộc sống thì " những áp lực của văn hoá có thể khiến họ cảm thấy tội lỗi vì tội không muốn trở nên hạnh phúc như nền văn hoá sai khiến." Kết quả là, người hướng nội cảm thấy ít hạnh phúc hơn, sau đó là cảm thấy tội lỗi và khiếm khuyết vì cảm nhận theo cách này.

Cuộc nói chuyện giữa 1 người hướng nội và 1 người hướng ngoại có thể kéo theo một loạt những sự hiểu lầm. Khi người hướng nội cố gắng để theo kịp nhiều chủ đề nói chuyện và sắp xếp những ý nghĩ của mình thì anh ấy vẫn giữ im lặng và tỏ ra là chỉ đang lắng nghe. Người hướng ngoại đọc dấu hiệu đó như một sự khuyến khích để tiếp tục nói. Người hướng nội cố gắng với dòng thông tin liệ tục đưa vào và nhanh chóng bắt đầu không nghe nữa, trong khi vẫn đang gật đầu, mỉm cười hoặc thậm chí cố gắng dừng trào đổi.

Ngay cả 1 câu mở đầu đơn giản như " Xin chào, bạn có khỏe không ? Tôi chỉ có ý nói với bạn về X," từ ai đó có thể là thách thức đối với một người hướng nội. Thay vì bỏ qua câu hỏi đầu tiên hoặc cắt ngang để trả lời, người hướng Nội vẫn giữ câu hỏi đó : hmm, tôi có khỏe không ? ( Một cuộc độc thoại nội tâm bắt đầu , người hướng nội " nghe " mình nói chuyện trong khi người khác đang nói.)
Ngay cả nếu người hướng nội trả lời " tôi khỏe " , cô ấy có lẽ vẫn suy nghĩ về việc mình khỏe như thế nào : khỏe ư ? Điều đó không phải là hoàn toàn đúng. Cô ấy muốn đầu tiên là trình bày tỉ mỉ những suy nghĩ của cô và đánh giá về ngày hôm nay. Cô ấy cũng có thể đánh giá về câu hỏi : tôi ghét cách chúng ta thường chỉ nói " tốt/ khỏe" bởi vì đó là sự quy ước . Những người khác có thể thực sự không muốn biết. Cô ấy có thể thậm chí nhớ lại những kí ức về câu hỏi này đã xảy ra như thế nào trong quá khứ của dô.

Trong khi người hướng nội đang đánh giá về câu hỏi ở ít nhất 2 mức độ ( cô ấy cảm nhận như thế nào và những gì cô ấy suy nghĩ về câu hỏi, có lẽ điều này nói lên điều gì về xã hội chúng ta ) , thì người nói đã đi đến đoạn chia sẻ một vài điều về một ngày của anh ấy. Những thông tin đó từ người nói được người hướng nội yêu cầu phải theo dõi, phân loại, tìm kiếm và phân tích.

Lượng thông tin dần trở nên khó quản lý khi cuộc nói chuyện nội tâm cạnh tranh với cuộc nói chuyện bên ngoài. Hơn nữa, trong khi cố gắng để giữ cho cuộc nói chuyện tiếp tục thì người hướng nội có thể bỏ lỡ những tín hiệu xã hội , điều đó có thể khiến họ xuất hiện lạc lõng. Cuộc nói chuyện cũng có thể gây ra sự lo sợ bởi vì người hướng nội cảm thấy cô ấy có quá ít thời gian để chia sẻ một suy nghĩ trọn vẹn, hoàn chỉnh.

Những điều bạn không nên nói với một người hướng nội.

" Tại sao bạn không thích những buổi tiệc ? Bạn không thích mọi người à ? " - nhà tâm lý Marti Laney, tác giả cuốn sách " The Introvert Advantage" . " Chúng tôi luôn yêu thích mọi người. Chúng tôi chỉ thích họ khi ở trong những nhóm nhỏ. We're social but it's a different type of socializing."

Đừng đòi hỏi sự phản hồi ngay lập tức từ một người hướng nội. Người hướng ngoại không hiểu rằng chúng tôi cần thời gian để trình bày rõ ràng những suy nghĩ.

Trên tất cả, " chúng tôi ghét người nào nói với chúng tôi làm thế nào để trở nên hướng ngoại hơn, như thể đó là một trạng thái đáng mong ước," Nhiều người hướng nội hạnh phúc với tính cách mà họ đang có. Và nếu bạn không hạnh phúc ( người hướng ngoại ) thì đó là vấn đề của bạn.


 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Cảm ơn Hồng Nga.
Mình cũng vừa đọc được một bài về người hướng nội.

SỨC MẠNH CỦA NGƯỜI HƯỚNG NỘI

Abraham Lincoln, mẹ Teresa, Martin Luther King, Harry Truman, John Rockerfeller, Bill Gates, Warren Buffet, Steven Spielberg, Barrack Obama…
Bạn có biết đâu là điểm chung của những nhân vật này? Họ đều là những nhà lãnh đạo tài ba, những vị lãnh tụ xuất chúng? Đúng, nhưng một câu trả lời đầy đủ hơn sẽ bao gồm cả việc họ đều là những người hướng nội!
Nhận diện một người hướng nội
Theo các khảo sát, những người hướng nội và hướng ngoại thường khác nhau ở những đặc điểm cơ bản được liệt kê trong bảng bên dưới (*).
Có nhiều ý kiến cho rằng trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay, tính cách hướng nội là một nhược điểm lớn khiến con người không được đánh giá cao. Tuy nhiên, các số liệu thống kê lại chỉ ra rằng có khoảng 50% dân số thế giới và 40% các nhà lãnh đạo là những người hướng nội, sống nội tâm.
Tiến sĩ Kahnweiler, một người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tư vấn và phát triển tổ chức, cho biết tính cách hướng nội không những kiểm soát được mà còn có thể trở thành một nguồn sức mạnh to lớn.
Bên cạnh những nhược điểm như ngại nói trước đám đông hay không giỏi xây dựng các mối quan hệ, tính cách hướng nội lại có những ưu điểm lớn là khả năng lắng nghe và viết lách. Điểm mấu chốt nằm ở thái độ và cách nhìn nhận của mỗi cá nhân đối với vấn đề này.
Vậy các nhà lãnh đạo tài ba nhìn nhận và phát huy tính cách hướng nội của họ như thế nào để thành công?
Biến sự tĩnh lặng thành sức mạnh
Vì sao những người hướng nội lại là những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất?
Câu trả lời là họ biết khai thác các thế mạnh mà những người hướng ngoại không có.
Dưới đây là năm đặc điểm then chốt giúp các nhà lãnh đạo nội tâm phát huy được thế mạnh của mình và vươn tới thành công.

Nghĩ trước khi nói.
Những nhà lãnh đạo nội tâm luôn luôn suy nghĩ trước khi nói ra một điều gì đó. Ngay cả trong các cuộc đối thoại thân mật thường ngày, họ luôn xem xét ý kiến của những người khác một cách cẩn trọng, sau đó dừng lại để suy nghĩ trước khi trả lời.
Một giám đốc điều hành nọ kể rằng khi lắng nghe ý kiến đề xuất từ nhóm điều hành của mình, ông thường chỉ ngồi yên lặng vì điều đó giúp ông nghĩ thêm được những ý tưởng mới. Nhìn chung, những người sống nội tâm đều có cùng một đặc điểm: họ học hỏi từ việc lắng nghe chứ không học từ việc phát biểu. Phong thái điềm tĩnh và ung dung khiến lời nói của họ có sức nặng và đáng để lắng nghe. Có một thực tế là một lời nhận xét tinh tế cũng đủ để đưa cả cuộc họp tiến một bước dài. Thêm vào đó, trong kinh doanh, những lời nói hớ thường phải trả giá rất đắt.
Tập trung vào chiều sâu.
Các nhà lãnh đạo nội tâm thiên về chiều sâu nhiều hơn bề rộng. Họ có xu hướng đào sâu, tìm tòi, nghiền ngẫm thấu đáo một vấn đề rồi mới chuyển sang vấn đề khác. Họ thích tham gia vào những cuộc đối thoại nghiêm túc hơn là những cuộc tán gẫu vô thưởng vô phạt. Họ thường đưa ra những câu hỏi sâu sắc rồi chăm chú lắng nghe câu trả lời.
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ New York Times, bà Deborah Dunsire, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Millennium, một công ty dược phẩm lớn có trụ sở tại Cambridge, cho biết: “Tôi không chỉ thực hiện các cuộc khảo sát trong nội bộ công ty và tổ chức các cuộc họp lớn mà còn thường xuyên đi thăm các phòng ban. Tôi chỉ chào hỏi những câu thông thường như: Này, sao anh hay về trễ thế? Chị đang làm gì vậy? Hiện tại anh thích làm công việc nào nhất? Chị thấy chúng ta cần cải tiến thêm những lĩnh vực nào?...”.
Bà Dunsire khẳng định những cuộc chuyện trò nghiêm túc kiểu này giúp các nhà quản lý tìm hiểu chính xác tình hình tổ chức và giữ chân những tài năng ưu tú. Thực tế cho thấy kiểu chuyện trò như vậy là sở trường của những nhà lãnh đạo nội tâm.
Có thừa sự bình tĩnh.
Các nhà lãnh đạo nội tâm thường điềm đạm. Họ thường thể hiện sự điềm tĩnh trước mọi cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn Tổng thống Obama. Ông luôn nói năng nhẹ nhàng và từ tốn, gần như không bao giờ nôn nóng. Những nhà lãnh đạo hướng nội khác cũng vậy. Trong bất cứ cuộc họp, trước một bài phát biểu hay sự kiện quan trọng nào, bí quyết thành công của họ chỉ gói gọn trong một từ: chuẩn bị. Họ thường lên kế hoạch chi tiết và viết sẵn câu hỏi ra giấy. Đối với những cuộc họp quan trọng, họ diễn tập kỹ càng từ trước. Thậm chí họ còn tự đóng vai một nhân vật nào đó. Một giám đốc điều hành kể rằng ông ta đã từng tưởng tượng mình là James Bond trước khi tham dự một cuộc hội thảo công nghiệp lớn. Điều đó khiến ông cảm thấy tự tin và điềm tĩnh hơn.
Các nhà lãnh đạo nội tâm còn chuẩn bị tinh thần bằng cách không nghĩ về những gì tiêu cực mà chỉ hình dung về những điều sắp xảy ra một cách tích cực. Trước mỗi sự kiện lớn, Bob Goodyear, một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Atlanta, thường tự nói với bản thân rằng: “Tôi có thể làm mọi việc chỉ trong 30 phút”.
Viết nhiều hơn nói.
Các nhà lãnh đạo nội tâm thích viết hơn nói. Họ dễ dàng diễn đạt suy nghĩ của mình bằng việc viết ra giấy. Mặt khác, việc viết lách giúp họ khai thác sức mạnh truyền thông của các trang mạng xã hội hiện nay, từ đó kết nối hiệu quả với nhân viên, khách hàng và đối tác của mình. Chẳng hạn, khi sử dụng Best Buy’s Blue Shirt Nation, một trang mạng xã hội nội bộ của nhân viên tại các cửa hàng bán sản phẩm của Best Buy, các nhà quản lý và các đại lý liên kết của hãng có thể liên tục cập nhật tình hình nhân viên của họ.
Trong giới kinh doanh hiện nay đang lưu truyền câu chuyện về một giám đốc tài chính có thói quen viết blog (nhật ký trên mạng) hàng ngày. Trong một trang nhật ký gần đây, ông ta đã miêu tả chi tiết cách luyện tập để có được một bài diễn thuyết hay. Bằng việc viết bài chia sẻ như thế, ông đã đạt được cả hai mục tiêu. Một mặt, ông cho mọi người thấy mình là một nhà lãnh đạo cởi mở và chân thành. Mặt khác, kinh nghiệm được ông chia sẻ là một tài liệu huấn luyện tuyệt vời cho hàng ngàn nhân viên.
Đam mê sự tĩnh lặng.
Các nhà lãnh đạo nội tâm thường nạp năng lượng cho bản thân bằng cách ngồi một mình. Công việc khiến họ chịu nhiều áp lực nên việc tự “sạc pin” thường xuyên là vô cùng cần thiết. Những quãng thời gian nghỉ ngơi như vậy tuy ngắn ngủi nhưng có thể giúp họ lấy lại khả năng tư duy sáng suốt, óc sáng tạo, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Đặc biệt khi áp lực lên cao, tính cách hướng nội giúp họ phản ứng một cách tích cực thay vì tiêu cực. Tất cả những điều này giúp các nhà lãnh đạo nội tâm hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất và đáp ứng được kỳ vọng của mọi người.
Những phân tích trên có thể giúp ích cho các nhà quản lý và những người làm việc trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, tài chính, đặc biệt là phụ nữ làm việc trong những ngành nghề mà đàn ông chiếm ưu thế. Hãy biết tận dụng tối đa tố chất bẩm sinh của bản thân để tiến xa hơn, khai thác triệt để các mối quan hệ cũng như gia tăng giá trị cho tổ chức của bạn!
Bảo Châu
_________________________________________________________________________________
(*) Theo cuốn Nhà lãnh đạo hướng nội: xây dựng sức mạnh từ sự tĩnh lặng của TS.Jennifer Powell.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
H [Cuộc Sống] 15 dấu hiệu bạn là một người hướng nội, cho dù bạn không cảm thấy như vậy Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] 9 dấu hiệu cho thấy bạn thực sự là một người hướng nội Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Đức Phật là một người hướng nội Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tại sao những người hướng nội không thích điện thoại Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 3 điểm khác biệt giữa người hướng ngoại và hướng nội Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] Người thông minh có xu hướng tin tưởng người khác Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Người yêu của bạn có xu hướng lừa dối? Quà Tặng Cuộc Sống 0
Thanh Đoan Tìm động lực làm việc từ những câu nói của người thành công Quà Tặng Cuộc Sống 0
M Thói quen đọc sách là khởi đầu thành công: Tri thức là gốc rễ tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và số đông còn lại Quà Tặng Cuộc Sống 0
L Trước khi thành công, hãy trở thành người tự kỷ luật: Thông minh + lười biếng = cả đời ì ạch Quà Tặng Cuộc Sống 0
Tom [Gia Đình] Tâm sự của bạn trẻ 23 tuổi lần đầu tiên đưa mẹ đi du lịch sau hơn nửa đời người vất vả Quà Tặng Cuộc Sống 0
jodiepham2204 'Phát điên’ khi người lạ ăn mất bánh quy, nhưng sau đó cô gái nhận được bài học đắt giá Quà Tặng Cuộc Sống 0
Tom [Cuộc Sống] Làm ăn thua lỗ suốt 55 năm trời nhưng khi cụ bà này qua đời, hàng nghìn người rơi lệ tới đưa tang Quà Tặng Cuộc Sống 0
Vrain [Cuộc Sống] CHĂN BÔNG SƯỞI ẤM NGƯỜI HAY NGƯỜI SƯỞI ẤM CHĂN BÔNG? Quà Tặng Cuộc Sống 0
Vrain [Cuộc Sống] Khi người lính quay về.... Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Thuần hoá con voi ma mút: Tại sao bạn nên dừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] 10 điều những người có sức mạnh ý chí siêu việt làm khác người bình thường Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Chỉ dẫn của những nhà tâm lý để quan sát người khác Quà Tặng Cuộc Sống 2
H [Cuộc Sống] 8 Lý Do Chúng Ta Cần Tiếp Xúc Thân Thể Giữa Con Người Hơn Bao Giờ Hết Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Tâm lý những người đàn ông thích cứu giúp phụ nữ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Tại sao một số người trầm cảm ghét bị khuyên rằng "hãy vui lên" Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tâm lý học về người keo kiệt Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Vì sao chúng ta đôi khi bỏ mặc người bị nạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Những kẻ troll trên mạng là những người tự yêu bản thân, thái nhân cách và ác dâm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Tại Sao Những Thói Quen Sử Dụng Điện Thoại Của Người Yêu Có Thể Làm Bạn trầm cảm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm sao để thay đổi những người không muốn thay đổi Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 7 Điều Chúng Tôi Vừa Được Biết Về Bản Chất Con Người Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Bạn có thể thay đổi điều gì ở người hôn phối của bạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm cách nào để đọc vị người khác như Sherlock Holmes: 4 chỉ dẫn từ các nghiên cứu Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Một điều bạn cần tìm kiếm ở một người yêu Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Bạn không thể thay đổi người khác, nhưng họ thay đổi khi bạn thay đổi Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Yêu bản thân nhiều hơn bằng việc đánh giá người khác ít hơn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Cách đi bộ tác động đến tâm lý người Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 5 dấu hiệu kinh điển của bệnh trầm cảm mà phần lớn mọi người không nhận ra Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Làm sao để ứng xử với người luôn luôn tìm kiếm khủng hoảng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Đưa ra lời khuyên cho người khác hiếm khi có tác dụng. Nhưng điều này thì có. Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Điều gì làm con người nhàm chán? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Phớt lờ người khác gây nguy hại hơn cả việc bắt nạt họ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Diễn biến tâm lý của những người muốn tự tử Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Yêu thương con người, không yêu lạc thú Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Con người thích tin tốt hay tin xấu trước? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Khi người bạn yêu không hạnh phúc Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Tại sao người xấu xa trông rất đẹp Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Con người chọn sốc điện hơn là ngồi yên trong 15 phút và suy nghĩ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tại sao một số người dường như thiếu thấu cảm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Tại sao ở trong một nhóm khiến cho một số người quên mất đạo đức của họ Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] 8 cách để dừng suy nghĩ về một người nào đó đang làm bạn phát điên Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Nhật Bản là thiên đường của người mất đồ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Stress dễ truyền giữa mọi người như thế nào Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Bạn là người mà bạn hẹn hò Quà Tặng Cuộc Sống 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top