Vì sao nắng nóng ngày càng bất thường?

VnExpress

Thành viên mới
nang-nong-1278-1653997531.jpg


Một công nhân uống nước gần đài tưởng niệm India Gate trong cái nắng gay gắt ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP


Nắng nóng đến sớm ngay từ tháng 3 và kéo dài sang tháng 5 đã ảnh hưởng đến nhiều nước Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan, hai trong những quốc gia đông dân nhất thế giới.

Theo Cục Khí tượng Ấn Độ, nước này đã ghi nhận tháng 3 nóng nhất kể từ năm 1901, với nhiệt độ trung bình toàn quốc ở mức 33,1°C. Nhiệt độ tháng 4 và 5 tiếp tục tăng cao, thậm chí vượt ngưỡng 50°C tại nhiều địa điểm.

Cục Khí tượng Pakistan hôm 13/5 cũng ghi nhận mức nhiệt 50°C tại thành phố Jacobabad ở tỉnh Sindh. Tại các vùng đầm lầy lớn của đất nước, nhiệt độ ban ngày cũng cao hơn từ 5°C đến 8°C so với bình thường.

Sóng nhiệt cũng đã thiêu đốt Bangladesh trong hai tháng qua. Theo Met Office, nhiệt độ vượt mức 40°C đã được ghi nhận tại nhiều thành phố lớn ở phía bắc và tây nam đất nước vào hôm 24/4, như Chuadanga (41°C), Jashore (40,4°C), Rajshahi (40,3°C) và Ishwardi (40,2°C).

Trong khi đó, nắng nóng trên 36°C đã ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người tại các khu dân cư đông đúc như Vavuniya, Anuradhapura và Kurunegala của Sri Lanka, một nước láng giềng khác của Ấn Độ, theo Trung tâm Quản lý Thiên tai.

Nam Á không xa lạ gì với nhiệt độ khắc nghiệt, nhưng đợt nắng nóng này là bất thường vì nó xuất hiện sớm hơn nhiều, khởi phát nhanh và đạt ngưỡng gay gắt trên một khu vực rộng lớn thay vì tập trung tại một vài địa điểm.

Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng thời tiết cực đoan ở Nam Á trong những tháng vừa qua có liên quan đến biến đổi khí hậu. Nắng nóng gia tăng cả về tần suất và mức độ là một trong những hậu quả trực tiếp nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

song-nhiet-nong-50c-o-pakistan-1652498126.jpg

Sóng nhiệt nóng 50°C ở Pakistan

Nắng nóng đạt đỉnh 50°C ở Pakistan. Video: AFP


Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Trong Báo cáo Đánh giá lần thứ 6, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết các đợt nắng nóng sẽ diễn ra gay gắt và thường xuyên hơn ở Nam Á trong thế kỷ này. Tần suất xuất hiện các sự kiện cực đoan như sóng nhiệt ở Ấn Độ và Pakistan có khả năng tăng cao gấp 30 lần, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Sóng nhiệt bắt đầu khi một hệ thống khí quyển áp suất cao lắng xuống một khu vực, đôi khi được kích hoạt bởi những nhiễu động cách nửa vòng Trái Đất. Hệ thống này nén và làm nóng không khí, trong khi ép các đám mây ra ngoài. Nếu không có mây ở trên, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vùng đất bên dưới, lấy đi hơi ẩm có thể giúp làm mát không khí. Khi áp suất tăng lên, ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất nhiều hơn và theo thời gian, nhiệt tích tụ lớn hơn.

Bên cạnh sóng nhiệt, các nhà nghiên cứu nói rằng lượng mưa thấp cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến đợt nắng nóng gay gắt ở Ấn Độ và Pakistan.

Theo Naresh Kumar, nhà khoa học cấp cao tại Cục Khí tượng Ấn Độ, nắng nóng bao trùm nước này còn được thúc đẩy bởi các yếu tố khí quyển địa phương.

Tiến sĩ Chandni Singh, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Định cư Con người Ấn Độ cho rằng, sóng nhiệt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu nhiệt độ cao ngay cả vào ban đêm, cơ thể không có cơ hội phục hồi, làm tăng khả năng mắc bệnh, dẫn tới các chi phí y tế cao hơn.

Các nhiễu động phía tây, bắt nguồn từ khu vực Địa Trung Hải, khiến lượng mưa trước gió mùa giảm mạnh ở phía tây bắc và miền trung Ấn Độ. Hoạt động của xoáy nghịch - một vùng có áp suất khí quyển cao, nơi không khí chìm xuống - cũng dẫn đến thời tiết khô nóng tại các khu vực phía tây Ấn Độ vào tháng 3.

nang-nong-an-do-2-copy-3863-1653997531.jpg


Người dân lấy nước từ bình xe bồn tại Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg.


Hiệu ứng đô thị càng làm trầm trọng thêm nắng nóng ở các thành phố đông đúc. Theo Sivananda Pai, Giám đốc Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, khi có nhiều con đường và tòa nhà bê tông hơn, nhiều nhiệt hơn sẽ bị giữ lại bên trong và không thể thoát ra bề mặt. Điều này làm không khí nóng lên.

Dữ liệu thực nghiệm và các mô hình khí hậu cho thấy sự nóng lên này ảnh hưởng đến thời tiết theo nhiều cách khác nhau và có khả năng phá vỡ các hệ thống thời tiết đến mức biến Trái Đất thành một "thế giới hỗn loạn" không thể đoán trước được.

Khi thế giới nóng lên, nhiều nước bốc hơi từ bề mặt của các khu vực khô và làm tăng lượng mưa ở các khu vực ẩm ướt. Nói cách khác, khu vực khô sẽ càng khô hơn và khu vực ẩm ướt trở nên ẩm ướt hơn. Thêm độ ẩm trong bầu khí quyển cũng có thể dẫn đến tuyết rơi dày hơn trong mùa đông, theo Live Science.

Không có giải pháp nhanh chóng và dễ dàng cho mối đe dọa từ các đợt nắng nóng. Biến đổi khí hậu là một vấn đề đã kéo dài hơn một thế kỷ qua. Tái cấu trúc các thành phố và nền kinh tế để đối phó tốt hơn với nhiệt độ trung bình tăng cũng là một quá trình cần nhiều thập kỷ.

Đoàn Dương
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
V Vì sao người trầm cảm dễ tự tử? Thời sự 0
V Vì sao phụ nữ ngủ ngáy? Thời sự 0
V Vì sao nên kiêng đường khi bị viêm khớp? Thời sự 0
V Phóng viên gây cười vì cà vạt quá khổ Thời sự 0
V Người Thượng Hải tức giận vì tái phong tỏa Thời sự 0
V Bố mẹ chồng sống trong bi kịch vì món nợ của con dâu Thời sự 0
V Vợ tỷ phú Nga bất mãn vì lệnh trừng phạt của EU Thời sự 0
V Cắt cụt ngón chân vì nốt ruồi hóa ung thư Thời sự 0
V Bị tạt sơn 'khủng bố' vì em gái vay tín dụng đen Thời sự 0
V Triệu hồi Triumph Trident 660 ở Việt Nam vì chân chống không đủ cứng Thời sự 0
V Hoàng tử Louis bịt tai vì tiếng ồn của máy bay diễu hành Thời sự 0
V Cô gái 26 tuổi nhập viện vì mất máu trong lần đầu quan hệ Thời sự 0
V Thành 'con nợ' vì bị mạo danh vay tín dụng Thời sự 0
V Cấp cứu vì thói quen bẻ dương vật Thời sự 0
V Bị sa thải vì chê phụ huynh 'nhà quê' Thời sự 0
V Nữ y tá hối hận vì cố chạy bộ khi đang mang thai Thời sự 0
V Chồng bị bỏ đói vì đắc tội với vợ Thời sự 0
V Thủ tướng Áo: EU tổn hại vì lệnh cấm dầu Nga Thời sự 0
V Tự đánh mình vì không thể dỗ con ngủ Thời sự 0
V Lóa mắt vì đèn pha ngược chiều, tài xế suýt tông trúng người bên đường Thời sự 0
V Ngôi sao LPGA Tour mắc bệnh hiểm vẫn tranh major Thời sự 0
V Điện hạt nhân Ninh Thuận từng được triển khai ra sao Thời sự 0
V Nháy mắt ra sao là quấy rối tình dục? Thời sự 0
V Dàn sao xem phim của 'Ảnh đế' Song Kang Ho Thời sự 0
V HLV Afghanistan: 'Việt Nam không dựa vào một ngôi sao như Ronaldo, Messi' Thời sự 0
V Tiêm kích sao chép làm nòng cốt không quân Trung Quốc Thời sự 0
V Nhiều lần sẩy thai sớm phải làm sao? Thời sự 0
V Tắm nắng có chữa vàng da? Thời sự 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top