[KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Rèn luyện tập trung cao độ để trí tuệ thăng hoa

bachduong

Thanh viên kỳ cựu
Rèn luyện tập trung cao độ để trí tuệ thăng hoa

:mimcuoi:



Hồi nhỏ tôi là một người rất chậm hiểu. Cùng một vấn đề nhưng bao giờ tôi cũng tiếp thu lâu hơn người khác. Tôi không hiểu lối tiếp thu ấy có phải là do tôi kém thông minh không, vì khi lắng nghe bất cứ điều gì tôi cũng xem xét nó ở đủ mọi khía cạnh. Tôi tuyệt đối không tin vào bất cứ điều gì nếu tôi không chứng minh, lí luận, hoặc ít nhất cũng cảm nhận được. Tôi nhớ có lần khi thầy giáo tôi giảng về giá trị tuyệt đối, thầy nói là giá trị tuyệt đối của một số A là A (A > 0). Khi đó tôi có hỏi thầy là tại sao phải đưa ra khái niệm về giá trị tuyệt đối. Thầy trả lời tôi rằng đó là khái niệm người ta đưa ra nhiệm vụ của tôi là phải học thuộc không có thắc mắc lôi thôi. Tôi không chịu bèn cãi lại thầy nên bị bắt quì gối suốt cả buổi học hôm đó. Khi tôi bước vào thời sinh viên đi dạy kèm để kiếm tiền đóng học phí, cũng câu hỏi ấy học sinh đã hỏi tôi. Không những khen học sinh có câu hỏi hay, mà tôi còn giải thích một cách đầy đủ cho học trò. Đối với tôi trên đời này bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có lí do tồn tại của nó.
Tôi có một thói quen không biết xấu hay tốt đó là làm việc rất minh mẫn vào ban đêm. Khi mọi người say nồng trong giấc điệp, khi vạn vật chìm trong bóng đêm là lúc tôi tư duy sâu nhất. Không gian yên tĩnh bao phủ bởi bóng đen đã giúp tôi suy nghĩ thật sâu sắc. Tôi miên man đuổi theo những ý tưởng, những sáng kiến, phát minh, kế hoạch, dự án … tưởng chừng như không có điểm dừng. Là người cầu toàn tôi không chấp nhận sai sót, cho nên cùng một vấn đề tôi luôn phải làm việc đầu óc gấp nhiều lần người khác. Bạn có tin khi đang ngủ mình cũng có thể suy nghĩ không? Với tôi điều đó đã xảy ra. Mắt tôi thì vẫn ngủ, trong khi não tôi không ngừng vận động. Đôi lúc tôi còn biết rất rõ mình đang suy nghĩ gì, và rất nhiều lần những bế tắc đều được giải quyết trong giấc mơ.
Bác Hồ có nói: “Nhân ưu sầu ưu điểm đại!” (Người hay suy nghĩ có ưu điểm lớn). Và tôi cũng nhận ra điều này. Để có thể biến những suy nghĩ hời hợt của mình thành tư duy sâu sắc bạn phải rèn luyện liên tục, có phương pháp hẳn hoi chứ không phải nhồi nhét kiến thức vào đầu, suy nghĩ lung tung là giỏi. Trong khuôn khổ bài viết nhỏ tôi chưa thể trình bày vấn đề này được, hi vọng sẽ có dịp nào đó thực hiện nó.
Não bộ chúng ta hoạt động giống như một bộ vi xử lí. Để có thể tư duy sâu chúng ta phải có những điều kiện cơ bản sau đây:
*Cơ thể phải khỏe mạnh, ăn uống đủ chất.
*Ngủ đủ giấc.
*Gạt ra khỏi não những “tạp chất” (ưu phiền, tiếng động … (nói chung là những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài)).
Chúng ta không thể nào tư duy sâu được một khi đầu óc chúng ta chứa quá nhiều lo lắng, suy nghĩ lung tung về nhiều thứ, âm thanh xung quanh thì ồn ào, hình ảnh nhìn thấy thì loạn xạ, cảm giác thì bất an, day dứt … Chỉ khi nào loại bỏ được tất cả các yếu tố “tạp nham” đó thì ta mới trở nên minh mẫn.
“Nguyên liệu” mà não cần để tư duy chính là khái niệm và thông tin.
Trong quá trình sống ta tiếp thu rất nhiều thứ. Những thứ đó do vô tình hay cố ý, đúng hay sai đều được các giác quan của ta chuyển tải về não. Khi não nhận những thông tin đó não sẽ “nhào nặn” xử lí để đưa ra các khái niệm. Khái niệm đó trong một hoàn cảnh nhất định nào đó được não ta mặc định là đúng. Qua thời gian kinh nghiệm sống của con người tăng lên, thì cũng chính là lúc nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng khác đi. Kiến thức về cùng một sự vật, hiện tượng nào đó cứ thế tiếp nối nhau. Điều tiếp thu sau chồng lên diều tiếp thu trước, cả hai điều tiếp thu ấy sẽ có một điểm chung. Như vậy khái niệm mà não ta đưa ra trước đây không còn đúng nữa, nó sẽ đưa ra một khái niệm mới hơn dựa trên những điểm chung đó. Tôi ví dụ, năm 3 tuổi bạn nhìn thấy cái bàn 4 chân, năm 10 tuổi bạn nhìn thấy cái bàn 1 chân, năm 18 tuổi bạn nhìn thấy cái bàn không có chân, từ quá trình nhận thức đó não bạn sẽ đưa ra một khái niệm là: Không cần chân cũng có thể làm bàn. Nếu chẳng may bạn không nắm vững các qui luật suy nghĩ có thể bạn sẽ đưa ra kết luận sai. Đây là điểm khác biệt giữa người này với người kia khi cùng nhận thức một sự vật, hiện tượng. Phương pháp mà não dùng để suy nghĩ có rất nhiều. Đôi khi là những phương pháp thông thường như diễn dịch, qui nạp, chứng minh, giải thích, biện chứng … Dù suy nghĩ dưới dạng nào đi nữa thì não cũng chỉ dùng có hai “nguyên liệu” là khái niệm (nghĩa là thông tin đã xử lí) và thông tin (nguồn gốc cũng là các khái niệm ghép thành). Trong quá trình biến tư duy hời hợt thành hoàn hảo não gặp một khó khăn vô cùng lớn đó là thiếu thông tin, hay khái niệm về sự vật, hiện tượng nào đó. Ở những người suy nghĩ sâu sắc người ta sẽ không bao giờ đưa ra kết luận, hay hành động nếu thiếu thông tin; ngược lại kẻ suy nghĩ hời hợt chỉ cần một chút ít thông tin là đã kết luận liền.
Hoạt động tư duy trừu tượng là hoạt động vô cùng cao của não người. Nếu như ở hoạt động tư duy cụ thể ta có thể đưa ra các kết luật từ những “chứng cứ” xác thực, thì trái lại tư duy trừu tượng phải đưa ra các kết luận từ những “chứng cứ” tưởng tượng. Có nghĩa là quá trình tư duy trừu tượng là tư duy qui luật vận động của sự vật chứ không phải tư duy ghép nối giữa các sự vật cụ thể với nhau.
Muốn cho quá trình tư duy trừu tượng diễn ra suông sẻ thì ta phải tập trung cao độ khi tư duy. Khối lượng thông tin và khái niệm huy động để giải quyết một vấn đề vô cùng lớn, nếu chẳng may đang “đọc dữ liệu” mà bị gián đoạn thì não phải tư duy lại từ đầu. Khi não tư duy lại từ đầu thì não sẽ đặt mình vào một hoàn cảnh tư duy khác, những suy nghĩ hay trước đây nhiều khi không còn nữa. Quá trình não tiến hành tư duy cũng giống như não đang trải nghiệm một vấn đề nào đó. Nếu như chưa đi hết con đường mà não đã đưa ra kết luận thì chắc chắn não bị vướng vào lỗi “tư duy hời hợt”. Bản chất của mọi vấn đề đều có tính hai mặt, cho nên một khi tư duy hời hợt não sẽ không đưa ra được các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Và tất nhiên như vậy thì sẽ mắc phải sai lầm.
Tất cả chúng ta không ai kém thông minh cả, vấn đề là chúng ta chưa biết cách huy động toàn bộ tâm lực và trí lực cho cùng một vấn đề. Từ xưa đến nay rất nhiều kinh nghiệm đúc kết từ việc này như: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, …, nhưng thử hỏi có mấy ai biết được sức mạnh của điều này? Chúng ta quen thói làm việc ôm đồm, chưa làm xong việc này đã làm việc khác, cái cách làm việc thiếu khoa học đó chỉ sản sinh ra những “sản phẩm” rẻ tiền. Bạn hiểu thế nào về câu “Tập tiến từng bước vững chắc”? Nếu như bạn muốn hơn người thì nhất định bạn phải làm việc hiệu quả hơn người. Đã đến lúc bạn cần nhận thức ra ý nghĩa sâu sắc của câu nói này nếu bạn muốn tiến xa hơn nữa!

Chat Master
 

canh buom do

Cây đang thụ phấn
Thành viên BQT
Tớ thấy bài này thật ý nghĩa và bổ ích.
Nhưng làm sao để não mình không suy nghĩ vớ vẩn và tập trung cao độ được nhỉ?
Mình thấy có những bạn có hoàn cảnh khó khăn, trong cuộc sống phải lo trăm bề đủ thứ vậy mà các bạn ấy vẫn học rất giỏi và hoạt động rất cừ!
Không biết ở 4rum mình ai có kinh nghiệm trong việc tập trung thì chia sẻ cho tớ với nhé
!
 

ting

[♣]Thành Viên CLB
Hi buồm, anh có cách này, em thử áp dụng thử xem:
Sáng mai, 5h sáng e dậy, ở ktx thì có lẽ phòng riêng trống khó kiếm. Theo một người thầy (rất có uy tín) mà anh được học, nếu em muốn tìm lại sự tập trung, em hãy sử dụng một ngọn nến. Ngọn nến trong đêm tối như là một điểm để kéo mọi suy nghĩ của ta về một hướng. Nguyên tắc là muốn tập trung thì chúng ta sẽ tập trung vào một điểm, nhưng thật khó vì đầu óc ta suy nghĩ đủ thứ. Nếu có một ngọn nến trong phòng tối thì em sẽ hướng ánh mắt của mình vào điểm gì nào? Đúng rồi, đó là ngọn lửa của nến, đó chính là điểm nhìn bên ngoài sẽ giúp ta tĩnh tại lại phía bên trong. Hãy tập trung như thế thì sẽ luyện được cách tập trung, có thể thử làm một vài ngày xem.
Ở TP như Sài Gòn, cuộc sống hối hả, mình dễ bị kéo theo lối sống và mục đích của người khác. Cái đó khiến chúng ta dễ cảm thấy mệt mỏi. Với mình, chỉ cần có cuộc sống bình thường và hạnh phúc, làm việc mình yêu thích là đủ, không cần cứu rỗi thế giới. Vậy mà cũng thấy phải nổ lực lắm rồi.
Chúc em thành công nhá!
 

anniesmile

Thành viên mới
cám ơn anh về bài tập tập trung này nhé, em cũng đã thử làm vài lần và thấy có tác dụng lắm nhưng vẫn chưa hoàn toàn gạt hết những suy nghĩ lung tung ra khỏi đấu khi cần tập trung suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
 

lamnhuan

Thành viên
Trong 1 tuần vừa qua mình có tham gia lớp học Yoga. Và tác dụng chính của nó là gạt bỏ, rũ bỏ mọi phiền não, những suy nghĩ lang man bên ngoài để tập trung.
Nó giúp mình trị được bệnh hay quên đột ngột, sự sắp xếp ngăn náp thông tin trong đầu. VÀ nó giúp mình tập trung vào vấn đề mình cần suy nghĩ.
Một tuần mình thử và thấy rằng hiệu quả rất tốt: mình dọn dẹp sạch sẽ bàn làm việc, dữ liệu trong máy tính và những suy nghĩ trong đầu. Mình xem xét việc nào lớn và quan trong nhất, Mình đưa ra quyền ưu tiên cho các việc đó, và chỉ tập trung làm chúng. Kết quả là: dạo này công việc mình xử lý rất nhanh và hiệu quả.
Bạn cũng có thể tìm hiểu các lớp học Yoga để học. Bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Chúc cả nhà luôn thành công trong mọi việc nhờ vào sự tập trung
 

cong_dacau.info

Thành viên mới
e cảm nhận đc cái gọi là suy nghĩ trong anh vì a cũng đã và đang trở lên như thế...
dường như e cxung ko být e làm như thế có đúng hay không nữa.....
bởi những suy nghĩ của e vẫn chỷ mang cái gọi là cái ''TÔi" :((
:khochiu::khochiu::khochiu:
 

nvh91

Thành viên mới
sao chúng ta lại không đọc và ngâm nga nhưng bài thơ dài nhỉ...:)))
 

hieulv318

Thành viên mới
Nhưng thực sự để có được sự yên tĩnh như vậy chỉ có về sáng qua 12h đêm chứ trong hoảng thời gian này có nhiều cái tiếng lắm. Chỉ là cố gắng tập trung vào việc làm hiện tại để làm cho tốt thôi, rất khó để có được khoảng không gian yên tính, đk tốt, mà nhất là đối với sinh viên ở xóm trọ như tụi mình. Nói chung, khi đã làm việc gì thì hãy cố gắng tập trung nhất để làm việc,
 

dinhlieuh2jn

Thành viên mới
Để tập trung được thật sự rất khó, em thì lúc tập trung lúc ko. có những lúc học cảm thấy rất hiệu quả nhưng có những hôm thì ngồi cả buổi tối nhưng thực sự ko vào đầu tí gì
Hình như phải có cái động lực gì đấy thì ta mới tập trung được thì phải
Như sắp thi cuối kỳ hay gì gì đấy...:vamohoi:
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
benny [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Ông chủ sa thải ai đầu tiên? Kỹ năng tư duy có phán đoán 6
_xU_kUt3_ [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Tư duy logic - Nền tảng của mọi tri thức Kỹ năng tư duy có phán đoán 2
anhtuan0423 [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Tư duy phán đoán trong công việc Kỹ năng tư duy có phán đoán 7
Napoleon [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Sinh viên phải có tư duy phản biện Kỹ năng tư duy có phán đoán 0
benny [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Phương pháp DOIT Kỹ năng tư duy có phán đoán 2
Nguyễn Minh Thư [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Kỹ năng tư duy có phản biện – Critical thinking Kỹ năng tư duy có phán đoán 2
elsonhoang [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Nhịn = Nhục ? Kỹ năng tư duy có phán đoán 11
P [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] Tư duy triệu phú Kỹ năng tư duy có phán đoán 0
fogpinguin [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Danh Sách Các Chủ Đề Box KN Tư Duy Có Phán Đoán Kỹ năng tư duy có phán đoán 0
T [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Thoát khỏi "Vùng an toàn" Kỹ năng tư duy có phán đoán 1
thaihabooks [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H Kỹ năng tư duy có phán đoán 8
ivenle [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Suy nghĩ tích cực Kỹ năng tư duy có phán đoán 15
ting [KN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ] [TDPD] Tư Duy Là Gì ? Kỹ năng tư duy có phán đoán 4

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top