D
dacnhantam
Guest
Là nhà quản lý, khả năng sử dụng các kỹ năng đàm phán thành công có thể làm nên điều khác biệt cho sự thành công trong đàm phán. Tương tự như vậy, việc gây ảnh hưởng đối với đồng nghiệp và nuôi dưỡng các mối quan hệ có tính xây dựng và tích cực là điều cần thiết. Dưới đây là 6 điều mà các nhà quản lý cần nghĩ đến khi chuẩn bị cho một cuộc đàm phán.
Biết rõ những điều mà bạn muốn – là một nhà quản lý, điều quan trọng cần làm khi bước vào cuộc đàm phán là biết rõ bạn muốn kết quả cuối cùng của mình như thế nào. Hãy chắc rằng bạn dành nhiều thời gian và suy nghĩ cho những gì mà bạn muốn và lý do mà bạn muốn nó. Hãy nhớ rằng điều quan trọng mà bạn cần làm là tính đến những lợi ích về tài chính, tình cảm, tinh thần, vật chất,… Việc này cũng giúp ta biết được những điều mình không muốn khi đi sâu vào các cuộc đàm phán.
Biết rõ đối tác bạn muốn gì – Đối tác của bạn cũng sẽ có một lịch làm việc khi họ bước vào cuộc đàm phán. Hãy lưu ý tìm hiểu trước họ muốn kết thúc buổi đàm phán đó như thế nào. Hiểu rõ giải pháp tài chính, tình cảm, tinh thần hay vất chất mà họ mong muốn có được. Hãy dự đoán các ý kiến phản đối – quá trình đàm phán không phải lúc nào cũng dễ dàng. Là một người quản lý, bạn phải hiểu rằng bạn sẽ vấp phải những phản đối từ nhân viên khi tiến hành. Bạn cần tự chuẩn bị cho điều này thật chu đáo trước buổi đàm phán. Đảm bảo rằng bạn có các bằng chứng liên quan trong tay mà bên kia có thể xác định và liên hệ tới được.
Xác định những khoản nhượng bộ – Xác định những yếu tố không thể đàm phán và những điều mong muốn và những điều mà bạn sẵn sàng cho đi để nhận lại cái khác. Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn hết tất cả các nhu cầu của mình sau buổi đàm phán. Các cuộc đàm phán thường mang tính chất có qua có lại và với tư cách là một nhà quản lý, bạn cần đáp ứng một phần đòi hỏi của nhân viên.
Dự đoán những phản đối – Quá trình thương thuyết hoàn toàn không dễ dàng gì. Là một nhà quản lý, bạn phải hiểu rằng mình sẽ gặp một số phản đối từ người mình đang thương lượng. Bạn cần phải chuẩn bị bản thân bằng cách nghiên cứu thật kỹ trước khi bạn ngồi vào bàn đàm phán. Hãy chắc rằng bạn có những chứng cứ và hiểu biết rõ ràng trên những điều khoản mà người đối diện có thể đề cập đến.
Xác định “điểm ra về” của bạn – Khi bạn xác định “điểm ra về” của mình, bạn sẽ định rõ vào lúc nào sẽ không cần phải tiến hành đàm phán nữa. Trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán, bạn phải nắm chắc những điểm mà mình sẽ chấm dứt cuộc nói chuyện. Đây sẽ là một nguồn rất quan trọng để bạn nắm được quyền lực trong cuộc đàm phán, vì thế khi bạn gặp phải tình huống đã chuẩn bị thì bạn phải chắc chắn là mình hành động.
Luyện tập với đồng nghiệp – Cũng như bất kỳ buổi thuyết trình quan trọng nào khác, bạn cần phải luyện tập. Bạn có thể đối mặt với một cuộc tranh luận và cách tốt nhất là phải tập dượt các kết quả có thể có. Thông qua việc tập luận với một ai đó, bạn sẽ xây dựng được sự tự tin trước tình huống đó và nó sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thật suôn sẻ.
sưu tầm
Biết rõ những điều mà bạn muốn – là một nhà quản lý, điều quan trọng cần làm khi bước vào cuộc đàm phán là biết rõ bạn muốn kết quả cuối cùng của mình như thế nào. Hãy chắc rằng bạn dành nhiều thời gian và suy nghĩ cho những gì mà bạn muốn và lý do mà bạn muốn nó. Hãy nhớ rằng điều quan trọng mà bạn cần làm là tính đến những lợi ích về tài chính, tình cảm, tinh thần, vật chất,… Việc này cũng giúp ta biết được những điều mình không muốn khi đi sâu vào các cuộc đàm phán.
Biết rõ đối tác bạn muốn gì – Đối tác của bạn cũng sẽ có một lịch làm việc khi họ bước vào cuộc đàm phán. Hãy lưu ý tìm hiểu trước họ muốn kết thúc buổi đàm phán đó như thế nào. Hiểu rõ giải pháp tài chính, tình cảm, tinh thần hay vất chất mà họ mong muốn có được. Hãy dự đoán các ý kiến phản đối – quá trình đàm phán không phải lúc nào cũng dễ dàng. Là một người quản lý, bạn phải hiểu rằng bạn sẽ vấp phải những phản đối từ nhân viên khi tiến hành. Bạn cần tự chuẩn bị cho điều này thật chu đáo trước buổi đàm phán. Đảm bảo rằng bạn có các bằng chứng liên quan trong tay mà bên kia có thể xác định và liên hệ tới được.
Xác định những khoản nhượng bộ – Xác định những yếu tố không thể đàm phán và những điều mong muốn và những điều mà bạn sẵn sàng cho đi để nhận lại cái khác. Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn hết tất cả các nhu cầu của mình sau buổi đàm phán. Các cuộc đàm phán thường mang tính chất có qua có lại và với tư cách là một nhà quản lý, bạn cần đáp ứng một phần đòi hỏi của nhân viên.
Dự đoán những phản đối – Quá trình thương thuyết hoàn toàn không dễ dàng gì. Là một nhà quản lý, bạn phải hiểu rằng mình sẽ gặp một số phản đối từ người mình đang thương lượng. Bạn cần phải chuẩn bị bản thân bằng cách nghiên cứu thật kỹ trước khi bạn ngồi vào bàn đàm phán. Hãy chắc rằng bạn có những chứng cứ và hiểu biết rõ ràng trên những điều khoản mà người đối diện có thể đề cập đến.
Xác định “điểm ra về” của bạn – Khi bạn xác định “điểm ra về” của mình, bạn sẽ định rõ vào lúc nào sẽ không cần phải tiến hành đàm phán nữa. Trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán, bạn phải nắm chắc những điểm mà mình sẽ chấm dứt cuộc nói chuyện. Đây sẽ là một nguồn rất quan trọng để bạn nắm được quyền lực trong cuộc đàm phán, vì thế khi bạn gặp phải tình huống đã chuẩn bị thì bạn phải chắc chắn là mình hành động.
Luyện tập với đồng nghiệp – Cũng như bất kỳ buổi thuyết trình quan trọng nào khác, bạn cần phải luyện tập. Bạn có thể đối mặt với một cuộc tranh luận và cách tốt nhất là phải tập dượt các kết quả có thể có. Thông qua việc tập luận với một ai đó, bạn sẽ xây dựng được sự tự tin trước tình huống đó và nó sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thật suôn sẻ.
sưu tầm