[KN GIAO TIẾP] Ngôn Ngữ Cơ Thể

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Trong cuộc phỏng vấn, ngoài những câu hỏi kiểm tra đã được chuẩn bị sẵn, nhà tuyển dụng cần quan sát tinh tế ứng viên để từ đó có sự đánh giá tổng thể. Ngôn ngữ cơ thể là một trong những biểu hiện cho thấy rõ về điều đó.

Quan sát một ứng viên

Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của ứng viên khi đang nói. Thử xem rằng ngôn từ đang diễn tả có ăn khớp với những gì cơ thể của họ thể hiện? Ví dụ như tư thế của ứng viên có khom mình và tỏ ra tự bảo vệ trong khi anh ta đang tuyên bố rằng "mình sống tốt với mọi người"?

Bạn hãy lưu tâm đặc biệt đến đôi mắt, xem nó thỉnh thoảng có tránh né đôi mắt bạn một cách vô ý thức khi bạn đang muốn giao tiếp với họ qua ánh mắt?

Nhận ra những dấu hiệu tích cực

Một người có nụ cười rạng rỡ luôn tạo ra các dấu hiệu tích cực, trong khi một người cứ chăm chăm nhìn xuống sàn nhà lại tạo dấu hiệu hết sức tiêu cực. Tuy vậy, dấu hiệu tích cực không phải lúc nào cũng thấy rõ.

Một người tự tin có khuynh hướng ngồi thẳng, hay hơi nghiêng nhẹ về phía trước, ngay cả khi phải đối diện với ông sếp tương lai của mình. Khi một người tự tin không nói, chân tay thường để yên, và ánh mắt thường nhìn thẳng, kiên định vào người đối diện.

Bắt tay với một ứng viên cũng đem lại cảm giác tức thời về trạng thái tinh thần của họ. Nếu họ thoải mái và thư giãn, tay họ thường khô và ấm...Ngược lại, bàn tay lạnh, ra mồ hôi có thể cho thấy sự căng thẳng.

Nhận ra những dấu hiệu tinh tế

Có những dấu hiệu tinh tế giúp nhà tuyển dụng nhận ra trạng thái tâm lý của ứng viên. Hãy chú ý đến trạng thái tay chân hay ánh mắt họ. Lưu tâm cả đến giọng nói của họ.

Giả dụ như nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một ứng viên cho vị trí quản lý hay một nhân viên cho vị trí quan hệ với báo chí. Hãy nhớ rằng một người có giọng nói the thé, hay ta quen gọi là "giọng kim" rất khó thu hút được sự chú ý và vị nể của người khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể giọng của ứng viên trở nên the thé vì họ quá căng thẳng!

Những điểm cần ghi nhớ dành cho ứng viên:

- Tránh tỏ ra bồn chồn và tuyệt đối tránh ngáp vặt. Mọi biểu hiện thiếu tích cực của bạn sẽ không qua được mắt nhà tuyển dụng.

- Ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể diễn đạt ngược lại những gì bạn đang nói.

- Nói chậm rãi thường là biểu hiện của một người thư thái. Nói nhanh có thể là dấu hiệu của sự lo lắng, mất bình tĩnh, tuy nhiên nói nhanh cũng thể là dấu hiệu của người nhiệt tình.

Su*u ta^`m
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Khuôn mặt được cấu tạo bởi các loại cơ và xương khác nhau. Không nên cho rằng mặt mình bị đơ hay không thể biểu cảm mà ai cũng có thể biểu cảm nếu chịu khó chú ý và tập luyện cách thức biểu cảm qua khuôn mặt.
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.

Thân thể
Thân thể cũng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Nếu đối tác tiến lại gần hơn, nghĩa là công việc đang tiến triển tốt. Đối tác càng thích và đồng ý với bạn thì người đó càng tiến lại gần bạn hơn. Nói cách khác, khi người đối diện không đồng tình với bạn hoặc không chắc chắn điều gì, người đó sẽ ngồi dịch xa ra. Còn khi họ cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ, họ sẽ xê dịch người bên này bên kia, về phía trước, lùi lại phía sau.
Để nhận biết và đọc được ý nghĩa các cử động cơ thể người khác, bạn hãy để ý đến hành động của chính mình. Để đưa ra các thông điệp nhằm tiến tới kết quả tốt đẹp, bạn hãy luôn ngồi thẳng với người đối diện.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/I....vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=258727
Trong hầu hết các cuộc đàm phán, người ta thường duy trì một tư thế nhất định. Khi bạn đàm phán, hãy để ý đến những thay đổi hoặc dịch chuyển nhỏ của đối tác. Những thay đổi nhỏ này có thể mang nghĩa không đồng ý hoặc anh ta bắt đầu cảm thấy chán hoặc thay đổi quan điểm.
Ví dụ, đối tác có thể thở dài, nhìn ra chỗ khác và xoay người sang một bên. Khi bạn thấy những thay đổi này, bạn nên tiếp tục một cách thận trọng bởi vì nó có nghĩa là “Tôi cảm thấy rằng bạn quan tâm đến điểm cuối cùng mà chúng ta vừa thảo luận” hoặc nên nghỉ giải lao một chút.

Tay
Nhìn chung, cánh tay mở rộng nghĩa là người đó rất hài lòng với quá trình đàm phán. Nếu người đó khoanh tay trước ngực, thì nên hiểu là không đồng tình với cách giao tiếp của bạn. Nếu đối tác ngả người xa khỏi bàn và cho tay ra phía sau thành ghế, nghĩa là cần đề cập đến vấn đề lớn hơn hoặc đây là phản ứng đối với vấn đề đang bàn tới.
Trong khi đàm phán, cánh tay có thể cho thấy rõ nhất những thay đổi trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Ví dụ, khi bắt đầu cuộc đàm phán, cả hai bên đều ngồi thẳng và đặt tay lên bàn. Sau đó, khi bạn nói rằng công ty bạn yêu cầu mức lợi nhuận được chia trong thời gian đầu là 50%, đối tác có thể sẽ bỏ tay khỏi bàn và khoanh trước ngực. Hành động đó cho bạn biết điều bạn vừa nói không thể chấp nhận. Khi đó bạn nên làm rõ ý của mình, hoặc tốt nhất là hỏi thẳng đối tác có quan tâm đến 50% đó không.

Bàn tay
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=258728Có hàng ngàn điệu bộ cử chỉ của bàn tay. Chỉ riêng bàn tay thì không thể cho biết người đối diện nghĩ gì, nhưng khi kết hợp với những cử chỉ khác của cơ thể thì lại có thể tiết lộ được điều gì đó. Hãy xem xét các dấu hiệu sau:
• Mở lòng bàn tay: Lòng bàn tay mở được coi là thông điệp tích cực. Trong thời kỳ điều đình trước đây, mở lòng bàn tay chứng minh là mình không mang vũ khí. Còn ngày nay hành động đó lại có nghĩa tôi không có điều gì che giấu cả.
• Vòng bàn tay ra sau đầu: Đối tác có ý muốn đề cập đến vấn đề quan trọng hơn.
• Đan các ngón tay vào nhau: Hành động này thể hiện sự trịnh trọng hoặc đối tác muốn điều khiển cuộc đàm phán.
• Ra mồ hôi tay: Nói chung, ra mồ hôi tay là dấu hiệu của sự lo lắng, lo sợ hoặc thiếu tự tin.
• Cử chỉ động chạm: Những cử chỉ sờ mũi, tai, cằm, đầu hoặc quần áo vô ý là dấu hiệu của sự lo lắng và bất an.

Chân
Nếu bạn hỏi người khác tại sao lại bắt chéo chân, hầu hết đều trả lời đơn giản là để được thoải mái. Cho dù như thế là thành thật nhưng họ chỉ đúng một phần. Tư thế đó có thể thoải mái một lúc nhưng nếu lâu, bạn sẽ cảm thấy khó chịu.
Tư thế bắt chéo chân có thể làm hỏng cuộc đàm phán. Trong cuốn sách Làm thế nào có thể đọc người khác như đọc một cuốn sách, tác giả Gerard I. Nierenberg và Henry H. Calero đã giới thiệu một cuộc nghiên cứu những vụ đàm phán trong bán hàng. Trong số 2.000 cuộc mua bán được ghi hình đó, không có ai ngồi bắt chéo chân.
Nếu bạn muốn chứng tỏ với đối tác mình sẵn sàng hợp tác và đáng tin cậy, đừng bao giờ ngồi vắt chéo chân. Hãy để thẳng chân, bàn chân chạm xuống sàn và hơi nghiêng người về phía đối tác, như thế đối tác sẽ thấy bạn đang biểu lộ một dấu hiệu tích cực.

Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ là kiểu giao tiếp theo chiều hướng cảm xúc.
Một số trong hàng ngàn trạng thái tĩnh lặng đạt được thông qua sự quan sát những cung bậc dưới đây, giúp chúng ta khám phá được những gợi ý quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ:
• Giao tiếp bằng mắt. Thị giác có ảnh hưởng lớn đến hầu hết tất cả mọi người và vì thế đặc biệt quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Có phải nguồn thông tin này bị thiếu, quá mạnh mẽ hay thực sự cần thiết?
• Cử chỉ gương mặt. Thể hiện sự giận dữ, sợ hãi, nỗi buồn niềm vui, sự căm phẫn. Vậy gương mặt nào thể hiện những tình cảm yêu thương? Nó giống như mặt nạ và trông xoàng xĩnh, hay thể hiện được những tình cảm mãnh liệt và đầy sự quan tâm?
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/I....vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=258732
• Giọng nói. Âm thanh của giọng nói thể hiện những tình cảm của bạn từng khoảnh khắc. Âm vang của giọng nói của bạn là gì? Có ấm áp, tự tin và vui vẻ không? Hay nghe có vẻ gượng ép và không suôn sẻ?
• Tư thế. Tư thế, dáng điệu và tác phong được miêu tả qua cách chúng ta ngồi, dáng đi buông thõng, tư thế đứng, nghiêng người, cúi xuống, dừng lại và di chuyển cơ thể trong một không gian. Có phải hình dáng của bạn trông cứng nhắc và bất động hay thoải mái? Vai có căng, nâng lên hay hơi nghiêng? Bụng có chật hay hơi tròn cho thấy chúng ta đang thở sâu?
• Sự tiếp xúc. Sự va chạm bàn tay, ôm hay ghì chặt cho chúng ta cảm giác rất dễ chịu. Nhưng cảm giác “dễ chịu” này chỉ là tương đối, một vài người thích mạnh mẽ, một số khác chỉ cần ôm nhẹ. Chúng có phân biệt được sự khác nhau giữa những gì chúng ta thích và những gì người khác thích?
• Sự xúc cảm (cường độ). Phản ánh sự nỗ lực mà chúng ta sử dụng để diễn đạt. Chúng ta có ngập ngừng hay quá thờ ơ dường như thể hiện sự thiếu quan tâm, hay chúng ta có quá cường điệu? Một lần nữa, điều này có liên quan đến người khác cảm thấy thích gì cũng như cá nhân chúng ta thích gì hơn.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/I....vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=258734
• Không gian và thời gian. Phản ánh khả năng là người nghe giỏi, thích và để hết tâm trí vào giao tiếp? Điều gì xảy ra khi một người mà chúng ta thích bày tỏ một điều gì đó rất quan trọng? Câu trả lời - không nhất thiết phải bằng lời - có đến quá nhanh hay quá chậm? Lượng thông tin có dễ dàng trao đổi qua lại với nhau?
• Những âm thanh thể hiện sự thông hiểu. Những âm thanh như “ahhh, ummm, ohhh” thốt ra với sự kết hợp của mắt và cử chỉ gương mặt, sự thông hiểu trong giao tiếp với sự liên kết của cảm xúc. Hơn nữa, là ngôn ngữ của sự say mê và yêu thương.
Những dấu hiệu phi ngôn ngữ này kết hợp với nhau thể hiện sự quan tâm và đầu tư của chúng ta trong giao tiếp. Chúng ta có thể nhận ra và gửi những thông điệp này tốt hay không tùy thuộc vào khả năng kiểm soát được sự căng thẳng và thể hiện cảm xúc của mình - và của người khác.

Giải mã hành vi phi ngôn ngữ

Ưu thế và thế mạnh
Để chân lên bàn
Đặt tay sau đầu hoặc gáy
Đặt tay lên hông
Úp lòng bàn tay khi bắt tay
Đứng trong khi đối tác ngồi
Đan các ngón tay vào nhau

Khuất phục và lo lắng
Bồn chồn
Ít giao tiếp mắt
Sờ tay lên mặt
Dùng cặp để “bảo vệ” người
Ngửa lòng bàn tay khi bắt tay
Khạc họng

Không đồng ý, tức giận và hoài nghi
Đỏ mặt
Chỉ ngón tay
Liếc mắt
Cau mày
Quay người đi
Khoanh tay hoặc chân

Chán nản và thiếu quan tâm
Không giao tiếp mắt
Nghịch đồ vật trên bàn
Nhìn vô định
Gõ xuống mặt bàn
Nghịch quần áo
Nhìn vào đồng hồ, cửa...

Không chắc chắn và do dự
Lau kính
Trông lúng túng
Cho ngón tay vào miệng; Cắn môi
Bước tới bước lui
Nghiêng đầu

Nghi ngờ, không thành thật
Sờ mũi khi nói
Che miệng
Không giao tiếp mắt
Có cử chỉ phi lý
Khoanh tay, bắt chéo chân;
Ngồi dịch ra xa

Đang đánh giá
Gật đầu
Liếc mắt
Duy trì giao tiếp mắt
Hơi nghiêng đầu
Vuốt cằm
Sờ ngón tay trỏ vào môi
Áp tay lên má

Tự tin, hợp tác và thành thật
Cúi người về phía trước
Mở rộng tay và bàn tay
Giao tiếp mắt
Đặt bàn chân thẳng trên sàn
Không bắt chéo chân
Đung đưa theo lời nói của đối tác
Cười

(su*u ta^`m)
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Trong khi kỹ năng giao tiếp nói và viết đều được xem là quan trọng thì một cuộc nghiên cứu lại chỉ ra rằng cử chỉ phi ngôn ngữ chiếm một lượng phần trăm rất lớn trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Vậy thì làm thế nào để chúng ta cải thiện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình? 10 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được các dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác để giao tiếp hiệu quả hơn.


1. Chú ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ

Con người có thể có nhiều cách để diễn đạt thông tin như giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, dáng điệu, chuyển động cơ thể và âm lượng của giọng nói. Ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả những tín hiệu trên đều có thể phát đi những thông tin quan trọng. Chú ý kỹ tới những hành động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình.

2. Chú ý tới những hành động mâu thuẫn

Bạn nên chú ý kỹ khi ngôn ngữ của một người không ăn khớp với hành động phi ngôn ngữ của họ. Ví dụ: một ai đó nói với bạn rằng họ cảm thấy vui vẻ trong khi nét mặt của họ cau có và mắt nhìn xuống đất. Các nhà nghiên cứu đã nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp với các tín hiệu khi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tới các biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.

3. Chú ý tới âm lượng của giọng nói

Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt. Ví dụ nếu bạn muốn bày tỏ sự thích thú tới một điều gì đó, hãy sử dụng một giọng nói sôi nổi.
4. Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt

Khi một người không nhìn vào mắt người khác trong khi giao tiếp thì anh ta có vẻ như đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó. Mặt khác, giao tiếp bằng mắt quá nhiều có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Giao tiếp bằng mắt là một phận quan trọng của quá trình giao tiếp nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đừng nhìn chằm chằm vào mắt người khác. Giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia về giao tiếp khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây.

5. Hỏi những câu hỏi về dấu hiệu phi ngôn ngữ

Nếu bạn đang phân vân về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của một ai đó, hãy đặt câu hỏi cho họ. Bạn có thể diễn đạt lại ý hiểu của mình và hỏi họ xem đã đúng chưa, chẳng hạn như hỏi họ rằng “Có phải điều anh chị đang nói có nghĩa là…

6. Hãy sử dụng tín hiệu để làm cho giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa hơn

Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải một thông điệp. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp nói của mình bằng cách sử dụng những tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình. Cách làm này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn phải thuyết trình hoặc nói trước một đám đông.

7. Nắm bắt những tín hiệu theo nhóm

Một cử chỉ đơn lẻ có thể có ám chỉ nhiều điều hoặc có thể chẳng là gì hết. Chìa khóa để đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhóm tín hiệu nhằm nhấn mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu thì rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác.


8. Xem xét bối cảnh

Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc đàm thoại. Một vài tình huống đòi hỏi cách cư xử trang trọng nhưng trong những tình huống khác thì cách cư xử đó lại bị xem là lạc lõng. Vì thế hãy luôn cân nhắc xem những hành động phi ngôn ngữ của bạn có thích hợp với bối cảnh hay không. Nếu bạn đang cố gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình, hãy chú ý tới cách làm cho những tín hiệu của bạn phù hợp với mức độ trang trọng của từng tình huống giao tiếp.

9. Hiểu được rằng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm

Đối với một số người, một cái bắt tay thật chặt thể hiện một cá tính mạnh trong khi một cái bắt tay yếu ớt là dấu hiệu của tính chịu đựng kém. Đây là một ví dụ minh họa về khả năng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm. Một cái bắt tay hời hợt đôi khi còn có thể vì một lý do hoàn toàn khác, chẳng hạn như người đó bị mắc chứng viêm khớp. Hãy luốn cố gắng nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn là một hành động riêng rẽ của họ.

10. Rèn luyện

Một vài người dường như rất có tài trong cách vận dụng những kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ và có thể hiểu chính xác người khác. Những người này thường được mô tả “có thể đọc được tâm can của người khác”. Trên thực tế, bạn có thể xây dựng những kỹ năng này cho riêng mình bằng cách chú ý kỹ tới hành động phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với người khác. Chú ý tới những yếu tố phi ngôn ngữ và rèn luyện những kỹ năng riêng của mình, bạn có thể cải thiện được khả năng giao tiếp một cách đáng kể.
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức.

Ngoài ra, có một loại “ngôn ngữ” khác ít hoặc không gắn liền với ý thức, nó có thể được biểu lộ một cách tự động, máy móc mà người khác chưa chắc đã hiểu ra. Đó là ngôn ngữ của cơ thể, được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… trong quá trình giao tiếp và có hệ mã riêng.

Ngày nay khi thế giới dần dần bị thu nhỏ lại, phẳng ra thì sự va chạm giữa các nền văn hóa khác nhau được nhận thấy rõ ràng nhất trong quá trình giao tiếp. Là doanh nhân, hẳn đã có lần bạn phải cân nhắc trước khi gặp gỡ các đối tác quốc tế: nên giao tiếp theo phong tục của ta hay của họ, cư xử như thế nào cho đúng mực… vì ngôn ngữ là rào một cản không nhỏ.

Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu. Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%. Những công trình nghiên cứu ngày nay đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể.

Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đàm phán kéo dài 30 phút, hai người có thể biểu hiện hơn 800 thông điệp phi lời nói khác nhau. Nếu cả hai người đều không hiểu hoặc không nhận ra những thông điệp này, thì cả hai chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thấp. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả của nhiều cuộc đàm phán không đến đích.

Một lần, trong một cuộc họp thân mật tại phòng khách sạn của vị chủ tịch tập đoàn một công ty đa quốc gia, với sự có mặt của nhiều đồng nghiệp các nước Đông Nam Á, một nữ doanh nhân trẻ có gương mặt dễ nhìn và trang phục sang trọng đã lôi cuốn thiện cảm của mọi người trong phòng họp ngay giây phút đầu tiên. Khi ngài chủ tịch phát biểu thì mọi người giật mình vì tiếng chuông điện thoại phát ra từ túi xách của nữ doanh nhân nọ. Ngay lập tức mọi ánh mắt đổ dồn nhìn về phía chị ta và như hiểu được rằng mình đang được mọi người chú ý, nữ doanh nhân này bắt đầu cuộc đàm thoại bằng giọng nói hết sức ngọt ngào, trong trẻo với âm thanh vừa đủ nghe cho cả mọi người.

Sau đó, ngồi trong phòng họp mà dường như gương mặt của chị lúc nào cũng bận rộn, miệng luôn nhai nhóp nhép kẹo cao su. Đôi lúc chị ta nhìn cô phiên dịch không mấy hài lòng, thỉnh thoảng còn chỉnh sửa từ ngữ dịch chưa được chính xác với vẻ bực bội ra mặt. Lâu lâu chị bỗng vươn vai, ưỡn ngực rồi ngáp một cách tự nhiên trước sự bỡ ngỡ của nhiều nguời.

Trong xã hội hiện đại và nhất là trong môi trường kinh doanh quốc tế, rất cần thiết cho mỗi chúng ta trở nên tinh tế hơn, tự nhận thức và tự kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể cũng như tập cách quan sát ngôn ngữ này thông qua những hình ảnh xung quanh để hiểu rõ đối tác mà ta đang giao tiếp.

Trong giao tiếp, ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối diện, bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của chúng. Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết người đối diện, nhận biết bản thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ.

Thông thường sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện. Anh ta bắt chéo chân tay trong khi nói chuyện? Anh ta nhìn thẳng vào mắt mình? Anh ta che miệng khi đặt câu hỏi? Quan sát và hệ thống các cử chỉ đó lại, có thể đánh giá người đó có thực tình khi giao tiếp không, đang chán nản, tức giận hay đang nghi ngờ. Ban đầu, có thể bạn không nhận biết được 100% những cử chỉ đó, nhưng ít nhất cũng có thể nhận ra được một điều gì đó đang diễn ra ở người đối diện.

Khi kiểm soát hành vi, cử chỉ của mình và của người đối diện, chúng ta sẽ thấy được những cái lợi của ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ của cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong nên hiểu được nó, bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất.

Kỹ thuật biểu cảm trên khuôn mặt

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.

- Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối.

- Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.

- Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.

- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy.

- Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn.

- Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói.

- Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói.

- Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.

Giao tiếp mắt

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp.

- Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.

- Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.

Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm...

Nụ cười

Nụ cười được xem là một trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị.

Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Chủ đề Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ là một chủ đề rộng và sâu về những cách thức giao tiếp ngoài lời nói ; nhiều nhà ngôn ngữ học trên Thế Giới đã nghiên cứu và nhận định : Lời nói có thể không phải là tất cả …

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ.

Không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình. Một chàng trai đã từng viết "chỉ cần nắm tay, hai mắt gặp nhau và một nụ hôn nhẹ là đã có ý nghĩa với anh hơn cả ngàn lời nói".

Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể. Martin Luther đã từng nói "đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những gì bàn tay anh ta nói".

Phải đến thế kỉ 20 giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách thực sự. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các cử chỉ hành động của cơ thể như nét mặt, cách nhìn, điệu bộ,và khoảng cách giao tiếp. Có rất nhiều học thuyết nghiên cứu về loại hình giao tiếp này nhưng nổi bật nhất vẫn là học thuyết tâm lí tinh thần và học thuyết hành vi cư xử.

Trong học thuyết tâm lí tinh thần các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù ở bất cứ một nền văn hoá nào cũng đều có 6 trạng thái tâm lí (hạnh phúc, buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên) và tất cả các trạng thái tâm lí đó đều do sự chi phối của não tạo ra những thay đổi trên mặt nhưng theo hai dạng là tự nhiên và xã giao có mục đích.

Trong một thử nghiệm về ảnh hưởng của não đến các nét mặt của con người, thực nghiệm đã cho thấy khi các cơ mặt bị tê liệt người ta không thể cười có mục đích (như để tạo sự thân mật) nhưng vẫn có thể cười một cách tự nhiên khi có điều làm họ bất ngờ. Và ngược lại cũng có trường hợp một người có thể cười một cách xã giao nhưng lại không thể cười một cách thoải mái được.

Tuy nhiên, học thuyết này lại nêu ra nhiều điều tranh cãi. Trên đây chỉ là những từ ngữ được qui ước để chỉ các trạng thái tâm lí, bản thân các trạng thái tâm lí này lại không được định nghĩa một cách rõ ràng, chính thức thông qua bất cứ loại hình sách vở nào.

Còn đối với học thuyết hành vi cư xử, các nhà khoa học lại cho thấy không có mối xúc cảm cơ bản cũng như không có các biểu hiện cơ bản mà đơn giản chỉ là những hành vi cư xử mang mục đích xã hội. Nét mặt chính là biểu hiện của những việc chúng ta muốn làm hay có ý định làm.

Có thể lấy ví dụ trạng thái tức giận (như học thuyết tâm lí tinh thần đã nêu) chính là sự mô tả về hành vi sẵn sàng để tấn công đối thủ. Nhưng nói một cách khác, không phải lúc nào cử chỉ của con người cũng mang thông điệp hay chủ đích như vậy. Giả sử như chúng ta đang rất chăm chú đến chương trình biểu diễn nhưng bất chợt chúng ta ngáp, điều này lại khiến cho ban tổ chức nghĩ rằng chúng ta cảm thấy chán, buồn ngủ với nội dung chương trình.

Giao tiếp phi ngôn ngữ mang trong mình rất nhiều thông điệp về các mối quan hệ con người. Một đứa trẻ chỉ cần nhìn cử chỉ của mẹ là đã có thể biết người đang nói chuyện với mẹ là bạn mẹ hay người lạ. Cũng như vậy trong một gia đình những nét mặt, ánh mắt của người chồng hay người vợ cũng nói lên gia đình đó có hạnh phúc hay không. Do vậy trước khi giao tiếp hay muốn tìm hiểu về những người xung quanh thì không thể bỏ qua những biểu hiện này.

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng những buổi diễn thuyết, bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ. Bạn mở đầu bài nói của mình bằng một cử chỉ hài hước thì chắc chắn không khí hội trường sẽ thay đổi và cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn.

Trong một nghiên cứu mới đây, có đến 90% sự mở đầu của các bài diễn thuyết có kèm điệu bộ của cơ thể. Mỗi điệu bộ này lại có ý nghĩa rất phong phú. Riêng tư thế của đầu đã bao hàm các dấu hiệu của sự đồng thuận hay không hoặc cũng có thể thay cho các từ như rất "nhiều", "sẵn sàng", "tất cả mọi người" hay "tất cả mọi thứ". Trên thực tế, chính từ ngữ và điệu bộ đã cùng tạo nên nghĩa của câu.

Giao tiếp phi ngôn ngữ chính là một cách để những người không có khả năng nói giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Họ dùng tay và các hành động của cơ thể để trao đổi thông tin và tình cảm của mình. Họ không còn thấy tự ti và mở rộng lòng mình hơn với mọi người.

Giao tiếp phi ngôn ngữ đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống của con người. Chúng giúp cho giao tiếp của chúng ta thêm hoàn thiện và phong phú. Nếu nắm bắt được những chi tiết của cuộc sống, sẽ chẳng có ai coi thường, phớt lờ những nét mặt, ánh mắt hay điệu bộ của người khác. Mỗi hành vi xã hội đều được dạy và được học, hãy nắm bắt nó như một kĩ năng sống.

Cuộc sống của chúng ta là những quá trình tìm tòi và học hỏi. Không chỉ có những điều lớn lao mới nên tiếp thu mà hãy nên bắt đầu từ những điều nhỏ bé mà quan trọng. Hãy nhìn cuộc sống xung quanh một cách kĩ lưỡng hơn đi bạn sẽ nhận thấy mình biết được những gì.

Dù bạn còn học hay đã đi làm, chúng ta đều được dạy làm sao để trao dồi vốn từ vựng của mình. Chúng ta học để nâng cao khả năng ngôn ngữ và vốn từ vựng để gây ấn tượng. Chúng ta học cách xây dựng cách liên kết từ ngữ 1 cách thông minh để tiến bộ hơn và để giao tiếp tốt hơn. Nhưng khi chúng ta lớn lên chúng ta học được rất ít thứ nếu chỉ…

1.Từ vựng chỉ chiếm 7% trong giao tiếp của bạn mà thôi. Còn lại, giọng nói chiếm 38% và ngôn ngữ cử chỉ của bạn (body-language) chiếm 55%. Đó là theo khảo sát được thực hiện bởi Albert Mehrabian, Giáo sư tâm lý học tại UCLA. Những con số này là dựa vào các tình huống và cuộc giao tiếp như thế nào (trong trường hợp nói chuyện qua điện thoại thì sẽ có rất nhiều điều khác đi nói chuyện trực tiếp) nhưng body-language thông thường là rất quan trọng và là 1 phần trong giao tiếp.

2.Tạo điểm nhấn cho sự hấp dẫn của bạn: Nó kô phải là những j mà bạn nói, nó là cách mà bạn nói. 1 thái độ tốt, tức là cử chỉ thân thiện, bạn càng điều khiển và làm nổi bật body-language sẽ càng làm cho mọi người thấy hấp dẫn hơn. Và nó kô chỉ là sự hấp dẫn về mặt giới tính mà còn có ích khi bạn làm quen vs những người bạn mới hoặc trong các cuộc phỏng vấn xin việc làm và các cuộc gặp gỡ làm ăn.

3.Cảm xúc là đường dẫn cho body-language của bạn. Cảm xúc có thể thay đổi. Nếu bạn thấy thoải mái bạn sẽ cười thật nhiều. Nếu bạn có thể điều khiển được nụ cười của bạn thì bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn thấy mệt mỏi hay tinh thần kô được hưng phấn bạn có lẽ nên ngồi xuống. Nếu bạn đã ngồi xuống mà vẫn cảm thấy mệt mỏi hơn thì hãy thử đứng lên ngồi xuống thật nhanh trong vòng 5’ và bạn sẽ thấy có nguồn năng lượng mới trong mình.

4.Hãy dung hòa với lời nói. Nếu bạn đang trong cuộc phỏng vấn xin việc và bạn đang nói bằng giọng đều đều và nói về những điều mà bạn kô tin rằng bạn sẽ có nhưng body-language của bạn lại nói cho người có lẽ sẽ là cấp trên của bạn rằng bạn rất thận trọng và có năng lực, trong khi đó thực sự thì bạn kô hẳn là như vậy (và có lẽ bạn sẽ kô có việc làm đó). Vậy điều j là thik hợp, đó có phải là ngôn ngữ của bạn, giọng nói của bạn và body-language của bạn thể hiện lên điều đó.

5.Hãy phát triển kỹ năng giao tiếp của bạn. Nếu bạn phát triển body-language của bạn, bạn có thể khiến cho những ý nghĩ của bạn được thực hiện theo cách có hiệu quả hơn. Bạn có thể tạo nên mối quan hệ vs những người khác 1 cách dễ dàng. Khi sử dụng nhiều sức mạnh cùng 1 lúc và với sự thận trọng trong từng cử chỉ, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ trở nên tuyệt vời hơn bao h hết.

6.Ấn tượng tốt đẹp đầu tiên: Tất cả mọi người đều cố gắng tạo ấn tượng sâu sắc ngay từ lần gặp đầu tiên, kể cả khi chúng ta kô cố ý làm chuyện đó. Chúng ta đề cố tạo ấn tượng vs 1 người mới để có thể tạo dựng được hình ảnh tốt trong trí nhớ của anh/cô ấy. Có 1 body-language tốt nó sẽ chắc chắn giúp cho việc tại dựng 1 vị trí nào đó trong trí não người khác.
(Theo Tầm Nhìn)
 

lana607

[♣]Thành Viên CLB
Ah, tx anh Văn nhìu nha! Thế này thì có thể khắc phục được điểm yếu khi đi phỏng vấn rùi. Mọi người cũng cố gắng học tập nha!
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
N [KN GIAO TIẾP] Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Bí quyết giao tiếp “phi ngôn ngữ” nơi công sở Kỹ năng truyền thông 2
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Hành vi phi ngôn ngữ trong giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
P [KN GIAO TIẾP] Những điều tối kỵ trong ngôn ngữ giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
P [KN GIAO TIẾP] Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ Kỹ năng truyền thông 0
accessdeny [KN GIAO TIẾP] Sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ và các nền văn hóa Kỹ năng truyền thông 1
longteo [KN GIAO TIẾP] Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
longteo [KN GIAO TIẾP] Đánh giá ứng viên qua hành vi phi ngôn ngữ Kỹ năng truyền thông 2
KitKat Làm thế nào để không run sợ khi giao tiếp với người nước ngoài? Kỹ năng truyền thông 39
ihope Hội thảo: " Nghệ thuật giao tiếp cuốn hút" Kỹ năng truyền thông 0
laogiact12 Bí quyết của người giao tiếp thành công Kỹ năng truyền thông 6
ihope Hài Hước Trong Giao Tiếp Như Thế Nào ? Kỹ năng truyền thông 5
stevenquy “Sếp” Và Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ năng truyền thông 2
stevenquy Làm Sao Để Nhớ Tên Người Khác Trong Giao Tiếp? Kỹ năng truyền thông 1
stevenquy Văn Hóa 5s - Văn hóa đẹp trong cho nhận thông tin và giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
thien_duong_mau_tim Nghệ thuật giao tiếp và thuyế trình Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Phát triển các mối quan hệ Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Xây dựng kỹ năng thiết lập mạng lưới mối quan hệ Kỹ năng truyền thông 1
D [KN GIAO TIẾP] Gọi điện cho khách hàng tiềm năng – Cold call test Kỹ năng truyền thông 5
ihope [KN GIAO TIẾP] Nói lưu loát là điểm mạnh của trangdang? Kỹ năng truyền thông 1
KendyDat [KN GIAO TIẾP] "Quan hệ bằng miệng" như thế nào mới đạt hiệu quả? Kỹ năng truyền thông 3
D [KN GIAO TIẾP] Nhớ tên người khác giúp phát triển sự nghiệp Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Mục đích của trangdang khi tạo một cuộc hẹn? Kỹ năng truyền thông 7
D [KN GIAO TIẾP] Cách hỏi một lời giới thiệu đối tác mới Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 9 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 8 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 7 Kỹ năng truyền thông 2
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 5 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 4 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 3 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 2 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 1 Kỹ năng truyền thông 1
benny [KN GIAO TIẾP] Nạn post bài tràn lan Kỹ năng truyền thông 11
dothanhvietquynhon [KN GIAO TIẾP] Một số điều lưu ý trong giao tiếp Kỹ năng truyền thông 7
benny [KN GIAO TIẾP] Đấu trí cùng tư duy phản biện Kỹ năng truyền thông 10
tiktik [KN GIAO TIẾP] 5 kỹ năng truyền thông nên học từ Donald Trump Kỹ năng truyền thông 1
jimmydang [KN GIAO TIẾP] Phong cách giao tiếp! Kỹ năng truyền thông 9
benny [KN GIAO TIẾP] Hãy biết sử dụng lời nói khi cần! Kỹ năng truyền thông 2
tangnam2 [KN GIAO TIẾP] Bạn đã học hỏi được nhưng kỹ năng gì??? Kỹ năng truyền thông 0
KendyDat [KN GIAO TIẾP] Có lẽ người Việt Nam đã quên mất lời xin lỗi và cảm ơn Kỹ năng truyền thông 5
lecaoson9192 [KN GIAO TIẾP] Thuật Nói Chuyện Kỹ năng truyền thông 0
elsonhoang [KN GIAO TIẾP] Dạy con lòng nhân hậu, vị tha Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Một vấn đề khi chat online Kỹ năng truyền thông 9
elsonhoang [KN GIAO TIẾP]Làm thế nào để có một Slogan hay? Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Hãy biết cách trả lời - Một bí kíp khi phỏng vấn Kỹ năng truyền thông 3
benny [KN GIAO TIẾP] Một thói quen xấu Kỹ năng truyền thông 1
benny [KN GIAO TIẾP] Những câu hỏi không nên đưa ra trong hội thoại Kỹ năng truyền thông 3
benny [KN GIAO TIẾP]10 mẫu người khó ưa trên diễn đàn và blog Kỹ năng truyền thông 8
benny [KN GIAO TIẾP] Nghệ thuật...cãi nhau Kỹ năng truyền thông 1
benny [KN GIAO TIẾP] Thuật nói chuyện và những câu chuyện có thật Kỹ năng truyền thông 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top