to-balance
Thành viên
(Phần cuối của đợt bài về Kỹ năng Liên Văn Hóa)
Qua phần 1 và phần 2 của đợt bài về Kỹ năng Liên Văn Hóa (KN LVH), chúng ta nhận thấy các đặc tính văn hóa ảnh hưởng rất nhiều đến cách hành xử của con người, khi sống, học tập, làm việc. Thế thì khác nhau về văn hóa có thể mang đến tác động nào khi nhiều dân tộc khác nhau cùng sống, học tập và làm việc chung như thế giới toàn cầu ngày nay? Bạn Vermouth trong phần 2 (http://kynangsong.org/threads/7029&p=41019#post41019) đã có câu trả lời thật chính xác:
“Trong thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, từ quốc gia này sang quốc qua khác dễ như đi chợ, thì việc nhiều dân tộc cùng sống, học tập và làm việc cùng nhau là điều không thể tránh khỏi. Tác động từ việc khác biệt văn hoá nhiều khi gây nên những tình huống dở khóc dở cười cho người trong cuộc.” (vermount – 21.9.10)
Tại sao lại có việc đáng tiếc này xảy ra? Chúng ta cùng quan sát mô hình “tảng băng văn hóa” (iceberg model of culture) của ông Dr. Robert Kohls, một chuyên gia sưu tầm về đề tài Liên Văn Hóa.
Ông phân tích như sau: Sự giao tiếp của con người xảy ra trên hai phần của “tảng băng văn hóa”. Phần dưới mặt nước nói lên thâm tâm con người (quan niệm, nhân sinh quan, giá trị tinh thần, niềm tin, thành kiến), phần này người khác không thấy và không biết được. Phần trên mặt nước diễn tả thái độ con người (lời nói, cử chỉ, nét mặt, hành động, ứng xử), phần này người khác thấy được. Mô hình này có thể được diễn tả đơn giản hóa như sau:
http://www.to-balance.de/wb/media/Tang bang VH(1).jpg
Chính vì hai phần của “tảng băng văn hóa” mà quá trình sau đây có thể xảy ra trong giao tiếp:
Vì không nhìn thấy thâm tâm người khác
-> Đánh giá tình huống theo ý mình (tảng băng VH của mình)
-> đánh giá sai
-> hiểu lầm
-> hành động sai
Một trường hợp trong thực tế:
Một anh nhân viên người Đông phương bị ông chủ người Tây phương khiển trách vì anh nhiều lần đi làm trể và bị dọa là sẽ bị đuổi việc nếu anh tái phạm một lần nữa. Anh rất uất ức cho là ông chủ mình quá nhỏ mọn vì anh chỉ đi trể có vài phút thôi. Hơn nữa anh làm việc rất giỏi và tận tâm sao lại bị đối xử không tình nghĩa như thế. Quan hệ chủ thợ vì thế bị xấu đi và anh nhân viên mất đi hăng say trong công việc.
Việc đáng tiếc kể trên có thể tránh được nếu hai người trong cuộc ý thức được tầm quan trọng của khác biệt văn hóa trong giao tiếp và cách hành xử thích hợp. Hai người sẽ hiểu nhau hơn và vì thế họ sẽ thông cảm lẫn nhau để tìm cách hành xử đúng. Anh nhân viên sẽ cố gắng đi làm đúng giờ và ông chủ thay vì chỉ dùng biện pháp kỹ luật cứng nhắc sẽ giải thích ôn hòa lý do và lợi điểm tại sao nhân viên trong công ty phải đi làm đúng giờ, dù nhân viên đó có giỏi đến đâu.
Thí dụ trên cho chúng ta thấy sự cần thiết của Kỹ năng Liên Văn Hóa (KN LVH) trong giao tiếp. Người có kỹ năng này phải hội đủ ba điều kiện sau đây:
a) Có kiến thức (mặt lý trí)
Biết về sự giống nhau và những khác biệt về văn hoá, biết rõ sự phức tạp của VH
b) Nhạy cảm (Cảm xúc, emotional)
Thấu hiểu, chấp nhận các tình huống giao tiếp mình trải qua, nhận ra nguyên nhân của vấn đề. Các đặc tính như thấu cảm, khoan dung, kiên nhẫn rất cần thiết cho điều kiện này
c) Hành động đúng
Biết cách đối tác và ứng xử thích hợp với tình huống để có giải pháp tốt nhất cho đôi bên.
KN LVH như thế có thể được rèn luyện qua các quá trình như sau:
Nhận thức -> Tìm hiểu -> Chấp nhận –> Dung hòa -> Hành động
Để thực hiện quá trình này thì, đúng như ý bạn Vermouth trao đổi, chúng ta phải “nhìn lại chính mình và nhìn nhận kẻ khác” vì trong mỗi người chúng ta đều có những “tảng băng VH” khác nhau. Bước tiếp theo là chúng ta cần dung hòa quyền lợi đôi bên để tìm ra cách hành xử thích nghi. Mục đích của chúng ta là muốn đạt thành công trong giao tiếp. Ngoài ra chúng ta còn có thể học được thêm nhiều điều tích cực cho mình vì: “Cái hay cần phải giữ lại, điểm dở cần phải được đổi thay”, như bạn Vermount đã nhận xét thật sâu sắc.
Để giải thích câu hỏi của phần 1(http://kynangsong.org/threads/6954) về thái độ lạ lùng của anh sinh viên (SV) người Đức: Anh Đức này có bản tính cần sự chính xác, chắc chắn của người Tây Phương. Khi gặp cô gái xa lạ đi từ Á Châu, vùng mà anh ít biết đến, anh không muốn liên hệ để tránh tình huống không ngờ có thể xảy ra. Vì thế anh có thái độ xa lánh mà thoạt nhìn có thể bị hiểu lầm là hách dịch. Cô sinh viên Á Châu khôn ngoan đã vượt được sự ngần ngại của bản tính phụ nữ Á Châu khi đối diện với người nam giới mà mình chưa quen, nhất là khi thấy anh này có vẻ lạnh lùng. Cô đã bạo dạn gợi chuyện trước vì cô muốn giao tiếp để học hỏi. Anh SV nhận thấy cô vui vẻ, cởi mở nên hết lo ngại và tiếp xúc bình thường với cô. Nhờ thế cô đã giao tiếp rất thành công với anh bạn Tây phương này, tiến nhanh khi học sinh ngữ Đức và được anh giúp đỡ nhiều mặt.
Nguồn: www.to-balance.de
Qua phần 1 và phần 2 của đợt bài về Kỹ năng Liên Văn Hóa (KN LVH), chúng ta nhận thấy các đặc tính văn hóa ảnh hưởng rất nhiều đến cách hành xử của con người, khi sống, học tập, làm việc. Thế thì khác nhau về văn hóa có thể mang đến tác động nào khi nhiều dân tộc khác nhau cùng sống, học tập và làm việc chung như thế giới toàn cầu ngày nay? Bạn Vermouth trong phần 2 (http://kynangsong.org/threads/7029&p=41019#post41019) đã có câu trả lời thật chính xác:
“Trong thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, từ quốc gia này sang quốc qua khác dễ như đi chợ, thì việc nhiều dân tộc cùng sống, học tập và làm việc cùng nhau là điều không thể tránh khỏi. Tác động từ việc khác biệt văn hoá nhiều khi gây nên những tình huống dở khóc dở cười cho người trong cuộc.” (vermount – 21.9.10)
Tại sao lại có việc đáng tiếc này xảy ra? Chúng ta cùng quan sát mô hình “tảng băng văn hóa” (iceberg model of culture) của ông Dr. Robert Kohls, một chuyên gia sưu tầm về đề tài Liên Văn Hóa.
Ông phân tích như sau: Sự giao tiếp của con người xảy ra trên hai phần của “tảng băng văn hóa”. Phần dưới mặt nước nói lên thâm tâm con người (quan niệm, nhân sinh quan, giá trị tinh thần, niềm tin, thành kiến), phần này người khác không thấy và không biết được. Phần trên mặt nước diễn tả thái độ con người (lời nói, cử chỉ, nét mặt, hành động, ứng xử), phần này người khác thấy được. Mô hình này có thể được diễn tả đơn giản hóa như sau:
http://www.to-balance.de/wb/media/Tang bang VH(1).jpg

Chính vì hai phần của “tảng băng văn hóa” mà quá trình sau đây có thể xảy ra trong giao tiếp:
Vì không nhìn thấy thâm tâm người khác
-> Đánh giá tình huống theo ý mình (tảng băng VH của mình)
-> đánh giá sai
-> hiểu lầm
-> hành động sai
Một trường hợp trong thực tế:
Một anh nhân viên người Đông phương bị ông chủ người Tây phương khiển trách vì anh nhiều lần đi làm trể và bị dọa là sẽ bị đuổi việc nếu anh tái phạm một lần nữa. Anh rất uất ức cho là ông chủ mình quá nhỏ mọn vì anh chỉ đi trể có vài phút thôi. Hơn nữa anh làm việc rất giỏi và tận tâm sao lại bị đối xử không tình nghĩa như thế. Quan hệ chủ thợ vì thế bị xấu đi và anh nhân viên mất đi hăng say trong công việc.
Việc đáng tiếc kể trên có thể tránh được nếu hai người trong cuộc ý thức được tầm quan trọng của khác biệt văn hóa trong giao tiếp và cách hành xử thích hợp. Hai người sẽ hiểu nhau hơn và vì thế họ sẽ thông cảm lẫn nhau để tìm cách hành xử đúng. Anh nhân viên sẽ cố gắng đi làm đúng giờ và ông chủ thay vì chỉ dùng biện pháp kỹ luật cứng nhắc sẽ giải thích ôn hòa lý do và lợi điểm tại sao nhân viên trong công ty phải đi làm đúng giờ, dù nhân viên đó có giỏi đến đâu.
Thí dụ trên cho chúng ta thấy sự cần thiết của Kỹ năng Liên Văn Hóa (KN LVH) trong giao tiếp. Người có kỹ năng này phải hội đủ ba điều kiện sau đây:
a) Có kiến thức (mặt lý trí)
Biết về sự giống nhau và những khác biệt về văn hoá, biết rõ sự phức tạp của VH
b) Nhạy cảm (Cảm xúc, emotional)
Thấu hiểu, chấp nhận các tình huống giao tiếp mình trải qua, nhận ra nguyên nhân của vấn đề. Các đặc tính như thấu cảm, khoan dung, kiên nhẫn rất cần thiết cho điều kiện này
c) Hành động đúng
Biết cách đối tác và ứng xử thích hợp với tình huống để có giải pháp tốt nhất cho đôi bên.
KN LVH như thế có thể được rèn luyện qua các quá trình như sau:
Nhận thức -> Tìm hiểu -> Chấp nhận –> Dung hòa -> Hành động
Để thực hiện quá trình này thì, đúng như ý bạn Vermouth trao đổi, chúng ta phải “nhìn lại chính mình và nhìn nhận kẻ khác” vì trong mỗi người chúng ta đều có những “tảng băng VH” khác nhau. Bước tiếp theo là chúng ta cần dung hòa quyền lợi đôi bên để tìm ra cách hành xử thích nghi. Mục đích của chúng ta là muốn đạt thành công trong giao tiếp. Ngoài ra chúng ta còn có thể học được thêm nhiều điều tích cực cho mình vì: “Cái hay cần phải giữ lại, điểm dở cần phải được đổi thay”, như bạn Vermount đã nhận xét thật sâu sắc.
Để giải thích câu hỏi của phần 1(http://kynangsong.org/threads/6954) về thái độ lạ lùng của anh sinh viên (SV) người Đức: Anh Đức này có bản tính cần sự chính xác, chắc chắn của người Tây Phương. Khi gặp cô gái xa lạ đi từ Á Châu, vùng mà anh ít biết đến, anh không muốn liên hệ để tránh tình huống không ngờ có thể xảy ra. Vì thế anh có thái độ xa lánh mà thoạt nhìn có thể bị hiểu lầm là hách dịch. Cô sinh viên Á Châu khôn ngoan đã vượt được sự ngần ngại của bản tính phụ nữ Á Châu khi đối diện với người nam giới mà mình chưa quen, nhất là khi thấy anh này có vẻ lạnh lùng. Cô đã bạo dạn gợi chuyện trước vì cô muốn giao tiếp để học hỏi. Anh SV nhận thấy cô vui vẻ, cởi mở nên hết lo ngại và tiếp xúc bình thường với cô. Nhờ thế cô đã giao tiếp rất thành công với anh bạn Tây phương này, tiến nhanh khi học sinh ngữ Đức và được anh giúp đỡ nhiều mặt.
Nguồn: www.to-balance.de