[Cuộc Sống] Mối nguy hiểm của sự thờ ơ

Hong nga

Thanh viên kỳ cựu
image9.jpg


Một trong những chủ đề của blog này qua nhiều năm là sự lây lan mục tiêu, quan điểm cho rằng chúng ta thường làm theo những mục tiêu của những người xung quanh chúng ta. Nhìn thấy một ai đó đang giúp đỡ người khác và bạn bạn đột nhiên muốn sống có ích. Nhìn thấy một ai đó đang gây hấn, và nó khiến bạn có nhiều khả năng đánh nhau với người khác.

Còn sự thờ ơ, vô cảm thì sao?

Nếu bạn nhìn thấy người khác thờ ơ với một công việc, liệu nó có tính lây lan?

Câu hỏi đó đã được khám phá trong một bài báo tháng 8/2014 (issue of the Journal of Personality and Social Psychology) bởi Pontus Leander, James Shah, và Stacey Sanders.

Họ cho rằng khi con người đang lưỡng lự trong sự cam kết với một mục tiêu của họ, thì sau đó việc tiếp xúc với sự thờ ơ vô cảm sẽ làm suy giảm động cơ theo đuổi một mục tiêu ở con người.

Trong một nghiên cứu, những người tham gia làm 12 vấn đề suy luận GRE. Trước khi giải quyết những vấn đề đó, những người tham gia thực hiện một nhiệm vụ ở đó họ phản ứng trước những từ được chiếu lên giữa màn hình. Trước khi xem các từ đó, các bức ảnh được chiếu nhanh lên màn hình. Những bức ảnh đó hoặc là về những học sinh trông có vẻ buồn chán hoặc những học sinh trông hào hứng. Một nhóm kiểm soát thì không nhìn thấy bức ảnh nào. Các bức ảnh được chiếu đủ nhanh để chúng có thể được lưu trong tiềm thức. Sau khi giải quyết các vấn đề GRE, những người tham gia được hỏi về số điểm trung bình chưa tốt nghiệp của họ, nó là một đánh giá rộng lớn về sự cam kết với việc học của họ.

Những người tham gia có số điểm GPA cao thì tương đối không bị ảnh hưởng bởi bức ảnh về học sinh trông buồn chán. Còn những người có điểm GPA thấp thì đã giải được ít vấn đề suy luận hơn khi họ được tiếp xúc với những bức ảnh học sinh thờ ơ hơn so với khi họ được tiếp xúc với những bức ảnh học sinh hào hứng hoặc khi không được tiếp xúc với bức ảnh nào.

Các kết quả này cho rằng việc tiếp xúc với sự thờ ơ vô cảm có thể làm giảm động cơ ở những người vốn đã không chắc chắn về sự cam kết của họ với một mục tiêu. Nghiên cứu khác sử dụng những bức ảnh về sự thờ ơ và những bức ảnh về sự giận dữ. Chỉ những bức ảnh về thờ ơ mới khiến con người làm một bài test sau tệ hơn. Phát hiện này cho rằng sự thờ ơ không chỉ tạo ra cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến thành tích không thôi.

Nghiên cứu khác sử dụng một cách đánh giá nhạy cảm hơn đối với sự cam kết về thành tích học tập. Một lần nữa, những người tham gia được tiếp xúc với những hình ảnh về những người hoặc là thờ ơ hoặc không. Đối với một nửa số người tham gia, những bức hình mô tả về những tình huống trong học tập, và với nửa còn lại, những bức hình là về các tình huống không phải học tập. Sau đó tất cả những người tham gia giải quyết các phép đảo chữ cái mà họ được cho biết đó là một bài đánh giá về sự lưu loát về từ ngữ. Ví dụ, họ có thể nhìn thấy chữ cái ECTAR và sẽ phải tạo ra từ CRATE.

Người ta đã thu được các kết quả thú vị. Bức ảnh không liên quan đến bối cảnh học tập thì có rất ít ảnh hưởng lên hành vi của con người.

Những bức ảnh trong một bối cảnh học tập có một ảnh hưởng thú vị lên hành vi con người. Những người tham gia không có sự cam kết mạnh mẽ đối với thành tích học tập thì đã dành ít thời gian hơn cho những bài đảo chữ cái và giải được ít bài đảo chữ cái hơn khi họ nhìn thấy những bức ảnh cho thấy sự thờ ơ hơn khi họ nhìn những bức ảnh không có liên quan đến sự thờ ơ. Những người tham gia có sự cam kết mạnh đối với thành tích học tập trong thực tế đã dành nhiều thời gian cho các bài đảo chữ cái và giải được nhiều bài hơn khi họ nhìn thấy những bức ảnh liên quan đến sự thờ ơ hơn là khi họ thấy những bức ảnh không liên quan đến sự thờ ơ.

Điều này đưa đến hai kết luận. Thứ nhất, ảnh hưởng của sự thờ ơ là mang tính đặc trưng theo tình huống. Thứ hai, ảnh hưởng của việc nhìn thấy sự thờ ơ phụ thuộc vào sự cam kết với mục tiêu của một người. Người không cam kết với mục tiêu thì diễn giải về sự thờ ơ như một dấu hiệu cho thấy họ nên từ bỏ mục tiêu. Người có sự cam kết mạnh đối với mục tiêu trong thực tế càng trở nên cam kết hơn khi nhìn thấy sự thờ ơ.

Các nhà nghiên cứu thực hiện nhiều nghiên cứu khác để loại trừ những diễn giải khác của nghiên cứu. Ví dụ, một nghiên cứu chứng minh rằng chỉ suy nghĩ về mục tiêu thì không đưa đến những tác động đó. Ảnh hưởng của sự thờ ơ đòi hỏi con người có sự cam kết với mục tiêu hoặc cao hoặc thấp.

Tất cả điều này có ý nghĩa gì?

Chúng ta diễn giải những hành động của những người xung quanh chúng ta. Khi chúng ta nhìn thấy người khác hành động một cách hờ hững trong một công việc thì chúng ta biết rằng họ đang bộc lộ một sự thiếu hứng thú trong công việc đó. Sự thiếu hứng thú đó sau đó có liên quan đến sự cam kết hiện có với một mục tiêu của con người. Khi con người đang lưỡng lự trong sự cam kết của họ với một mục tiêu, thì khi đó nhìn thấy những người khác đang thờ ơ, hờ hững sẽ thúc đẩy họ đi theo hướng từ bỏ mục tiêu. Khi con người có sự cam kết cao với mục tiêu, thì nhìn thấy những người khác thờ ơ trong thực tế lại làm tăng sự cam kết của họ với mục tiêu.

Rubi dịch

Nguồn: http://www.psychologytoday.com/blog/ulte...difference


GRE ( Graduate Record Examination) là kỳ thi đầu vào của các chương trình cao học ngành khoa học và kỹ thuật
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
H [Cuộc Sống] Chú ý những mối nguy hiểm của FOMO Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] 4 lý do không nên an phận với một mối quan hệ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] 6 bước hàn gắn mối quan hệ của bạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Tình bạn vs. Sự quyến rũ trong những mối quan hệ tình cảm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] 6 dấu hiệu xác thật của một mối quan hệ lành mạnh Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] 7 yếu tố dự báo sự thành công của mối quan hệ dài hạn Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Quyền lực trong những mối quan hệ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Trong những mối quan hệ, sự tôn trọng thậm chí còn quan trọng hơn tình yêu Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Tình Yêu] Những mối quan hệ có cần phải thú vị? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Tại sao người ta ở trong mối quan hệ dài hạn với đối tác của họ? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Bạn có đang đầu độc mối quan hệ của bạn? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] 5 lý do tại sao những mối quan hệ thất bại Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 1 mối quan hệ có thể không kéo dài mãi mãi, nhưng... Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Hỏi những câu hỏi sâu sắc để có những mối quan hệ sâu sắc hơn. Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Mối quan hệ giữa khuôn mặt và tính cách  Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Mối liên hệ giữa chữ viết tay và tính cách chỉ là sự ảo tưởng Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Sự buồn rầu - mối quan tâm đến bản thân. Quà Tặng Cuộc Sống 0
Tin Yêu [Cuộc Sống] VCE 02-Mối tình đầu Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Một nét tính cách được đánh giá cao lại làm tăng nguy cơ tự tử. Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Phớt lờ người khác gây nguy hại hơn cả việc bắt nạt họ Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Cám dỗ nguy hiểm của ‘những tin tức rẻ tiền’. Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Bạn bè-kẻ thù còn nguy hiểm hơn kẻ thù Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Bạn có phải là một người ưa mạo hiểm? Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] 1 cách đơn giản để thoải mái hơn với những mạo hiểm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Hạnh phúc là 1 công việc mạo hiểm Quà Tặng Cuộc Sống 0
benny [Cuộc Sống] Ý nghĩa logo của công ty bảo hiểm Prudential Quà Tặng Cuộc Sống 6

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top