<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">Hôm nay đi về, tự dưng nhớ người đàn ông tuyệt vời của mình, đã lâu mình không viết thư và kể lể với người ấy. Gọi điện, chỉ để nghe tiếng “A lo” không lẫn vào đâu được (Không phải là Alô mà là Alo nhé), chỉ để nghe giọng cười khà khà sảng khoái. Lần nào nghe tiếng “A lo” ấy, mình cũng bất giác mỉm cười, trong lòng tràn ngập một niềm vui, bình yên và ấm áp.
Người đàn ông tuyệt vời của mình thật là thú vị, có lẽ trên đời này mình chưa từng thấy một ai như thế.
Từ lúc biết người ấy đến giờ, đã hai mươi mấy năm, là hai mươi mấy năm mình được yêu thương và hạnh phúc bên người ấy.
Kể cả khi mình đã lớn, khi mình biết nhiều hơn về quá khứ, về cuộc sống, về con người thì vẫn không có gì làm thay đổi được tình yêu của mình dành cho người ấy, bất kể người khác có nói thế nào. Mãi mãi, người ấy là một chốn yên bình của mình, một cây cổ thụ để mình trú ẩn mỗi khi tìm về.
Mỗi lúc nhắc đến người ấy, mình không thể không nói với ai đó rằng: “Ông ngoại Ngọc hay lắm! Mai mốt về già, Ngọc cũng sẽ trở thành một người già dễ thương như ông ngoại.”
Mẹ bảo, hồi mình còn nhỏ, là cháu đầu lòng nên ông ngoại thường hát ru. Mình không nhớ được lúc còn bé tí đó, nhưng vẫn nhớ lúc 5-6 tuổi, bắt ông ngoại trèo lên cây hái mận cho mình ăn. Vẫn nhớ cái thời lẫm đẫm ra vườn theo ông làm vườn (thực ra thì toàn phá ^^). Tuổi thơ mình in mãi hình ảnh ông ngoại đạp xe đạp từ Sơn Tịnh về Mộ Đức mỗi cuối tuần, và lần nào cũng ghé nhà mình, mang theo chút quà bánh. Lúc ấy, trong mắt của mình, ông thật giống một superman, làm gì cũng giỏi, nhất là đạp xe ròng rã mấy năm trời giữa Mộ Đức và Sơn Tịnh.
Có một bước ngoặt đã diễn ra năm mình học lớp 7. Đó là khi mình đọc lá thư đạt giải UPU năm đó, của một bạn viết cho người bà đã mất của mình. Vừa đọc vừa khóc, rồi mới chợt nhận ra đối với người già, thời gian giới hạn lắm, bởi vậy cần phải biết trân trọng. Nhất là khi mình chỉ còn một mình ông ngoại.
Không nhớ rõ mình đã làm bạn với ông ngoại như thế nào, không nhớ hai ông cháu đã thủ thỉ biết bao nhiêu câu chuyện con con mỗi lần mình vào thăm ông. Có cái gì hay ho, thành tích nào mới đạt được, mình cũng khoe với ông, có câu đố nào hay cũng đố ông, có bạn bè nào cũng muốn giới thiệu với ông… Chưa bao giờ ông tỏ ra chán ngán, chưa bao giờ mất kiên nhẫn với mình. Những buổi chiều vào nhà ông hái rau hay lấy tạp chí, hai ông cháu lại đàm đạo đủ thứ chuyện trên đời, về những điều mà ông đang tìm tỏi, thử nghiệm, nghiên cứu. Tự nhiên như hơi thở, ông truyền cho mình tình yêu với tri thức, tình cảm với quê hương, với Bác Hồ, với Đảng Cộng sản. Tất cả những tình yêu ấy lan tỏa sang mình thật nhẹ nhàng, gần gũi như tình cảm của một người ông dành cho đứa cháu.
Ngày chọn ngành thi Đại học, phân vân giữa nhiều lời góp ý của người lớn, mình hỏi ông:
-- Ông ngoại ơi, ông thích cháu học ngành gì?
-- Ông thích cháu học ngành gì mà sau này có thể giúp gìn giữ và phát triển tâm hồn Việt Nam, con người Việt Nam.
-- Vậy cháu học tâm lý giáo dục ông nhé?
-- Ừ, ông ủng hộ.
Và ông trở thành người bạn đồng minh đầu tiên của mình.
Mỗi lần nhận được thư ông gửi, thế nào cũng thấy ông nhắc nhở cố gắng học hành và ăn cá biển cho thông minh, phải tập thể dục như ông nè, ăn cá nhiều như ông nè. Và lúc nào cũng kèm theo mấy bài báo hay về sức khỏe. Hai cháu lại tíu tít viết thư kể lể cho ông nghe chuyện đi học, chuyện bạn bè, cả chuyện nghề nghiệp, yêu đương…và tưởng tượng lúc ông đọc được thư, thế nào cũng ăn thêm được vài bát cơm.
Thi thoảng, lục lọi được mấy bài thơ ông viết cho bà ngoại, mấy đứa cháu lại lấy làm khoái chí lắm.
“Hồi bữa giỗ bà, em thấy ông ngoại vừa đọc thư cho bà ngoại vừa khóc đó.”
“Ông ngoại viết thơ tình cho bà ngoại đó, xưng anh, em tình cảm lắm.”
Bạn cùng phòng bảo: “Ông ngoại của mày thật là hiếm có đó!”.
Dĩ nhiên rồi, vậy nên ông mới trở thành “người đàn ông tuyệt vời của mình” chứ.
Mình tự hào biết bao khi mình được sinh ra và có ông ngoại ở trên đời. Một người bạn đặc biệt. Một tấm gương về sự dũng cảm. Một hình mẫu về một cuộc đời tuyệt đẹp. Một chân dung người già mang trong mình một tâm hồn trẻ.
Ông là một người già. Dù có tích cực hóa thế nào thì mình cũng không thể phủ nhận điều đó. Không thể phủ nhận sức khỏe ông yếu đi, ông không còn đạp xe ra Sơn Tịnh được nữa…
Hôm trước vào bệnh viện, và nhìn thấy những cụ già nằm trên giường bệnh, yếu ớt và nhăn nheo, nghe lòng mình nghẹn nghẹn. Sau bao nhiêu năm lăn lộn với cuộc đời, ai cũng phải già và trở về cát bụi…Biết là quy luật, mà sao vẫn khó khăn để đối diện. Tự dưng sợ đến ngày mình phải đối mặt với chuyện đó, khi nó xảy đến với những người thân yêu của mình. Tự dưng nhớ người đàn ông tuyệt vời của mình kinh khủng…Thấy có lỗi vì lời hứa của mình với ông: “Cháu sẽ viết một bài về ông” bao lâu rồi vẫn chưa hoàn thành.
…
Hôm nay, nhớ và điện về thăm ông ngoại, rồi đọc lại cái tản văn của Nguyễn Ngọc Tư. Không biết kiếp trước mình và Nguyễn Ngọc Tư có là chị em không mà sao cảm nhận lại có nhiều điểm giống nhau thế nhỉ?
“Hồi nhỏ tui có nhiều mơ ước kì cục lắm. Thí dụ như lớn lên tui sẽ làm Chủ tịch nước, hay lấy một ông già làm…chồng. Già như ông ngoại tui vậy. Lúc nào cũng chậm rãi, cũng hiền hiền, cũng trầm lặng, cũng tràn đầy bao dung (một ông chồng như vậy đáng để mong chờ lắm chứ bộ). “Ảnh hưởng” lớn nhất có lẽ là ông luôn nhặt mấy cậy sậy… giập để đánh tôi khi tôi phạm lỗi, và dành cho tôi những con tép, con cua lớn nhất, trong chén luôn đầy ắp phần nạc của thịt, cá…
Tôi nhớ, cứ đôi ba ngày, ông ngoại lại nhấp nhổm, cồng cồng trên chiếc xe đạp cũ hiện ra ở chỗ rẽ vào hàng dâm bụt trước nhà tôi. Ông hiện ra với dáng vẻ một ông tiên không có phép thuật thần kỳ, nghèo, mắc đọa. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên khuôn mặt già nua, mồ hôi đầm đìa lưng áo, ông phều phào vừa thở vừa cười nhìn đám cháu xúm xít lục lọi đồ ăn trong giỏ ra. Những trái vú sữa, khế, mãng cầu… không khi nào còn nguyên vẹn do bị dằn xóc trên đoạn đường gần 10 cây số, nhưng với đám cháu nghèo, đó là tất cả nỗi vui.
Những ước mơ ngày xưa như bong bóng lên trời nhiều khi vì lý do lãng xẹt. Lớn lên, tôi nhận ra người già quá… nhăn nheo, không được…đẹp (trong khi có quá nhiều thằng con trai hấp dẫn, trắng trẻo, thẳng thớm phát mủi lòng).
Cũng tiếc lắm chứ, cái tình đằm thắm, sâu lắng của những người già. Hay là tôi thi vị hóa cuộc sống của họ, lo chiến đấu với tuổi tác, bệnh tật mệt muốn bứt gân, hơi đâu mà yêu iếc…”
<o
></o
>
Người đàn ông tuyệt vời của mình thật là thú vị, có lẽ trên đời này mình chưa từng thấy một ai như thế.
Từ lúc biết người ấy đến giờ, đã hai mươi mấy năm, là hai mươi mấy năm mình được yêu thương và hạnh phúc bên người ấy.
Kể cả khi mình đã lớn, khi mình biết nhiều hơn về quá khứ, về cuộc sống, về con người thì vẫn không có gì làm thay đổi được tình yêu của mình dành cho người ấy, bất kể người khác có nói thế nào. Mãi mãi, người ấy là một chốn yên bình của mình, một cây cổ thụ để mình trú ẩn mỗi khi tìm về.
Mỗi lúc nhắc đến người ấy, mình không thể không nói với ai đó rằng: “Ông ngoại Ngọc hay lắm! Mai mốt về già, Ngọc cũng sẽ trở thành một người già dễ thương như ông ngoại.”
Mẹ bảo, hồi mình còn nhỏ, là cháu đầu lòng nên ông ngoại thường hát ru. Mình không nhớ được lúc còn bé tí đó, nhưng vẫn nhớ lúc 5-6 tuổi, bắt ông ngoại trèo lên cây hái mận cho mình ăn. Vẫn nhớ cái thời lẫm đẫm ra vườn theo ông làm vườn (thực ra thì toàn phá ^^). Tuổi thơ mình in mãi hình ảnh ông ngoại đạp xe đạp từ Sơn Tịnh về Mộ Đức mỗi cuối tuần, và lần nào cũng ghé nhà mình, mang theo chút quà bánh. Lúc ấy, trong mắt của mình, ông thật giống một superman, làm gì cũng giỏi, nhất là đạp xe ròng rã mấy năm trời giữa Mộ Đức và Sơn Tịnh.
Có một bước ngoặt đã diễn ra năm mình học lớp 7. Đó là khi mình đọc lá thư đạt giải UPU năm đó, của một bạn viết cho người bà đã mất của mình. Vừa đọc vừa khóc, rồi mới chợt nhận ra đối với người già, thời gian giới hạn lắm, bởi vậy cần phải biết trân trọng. Nhất là khi mình chỉ còn một mình ông ngoại.
Không nhớ rõ mình đã làm bạn với ông ngoại như thế nào, không nhớ hai ông cháu đã thủ thỉ biết bao nhiêu câu chuyện con con mỗi lần mình vào thăm ông. Có cái gì hay ho, thành tích nào mới đạt được, mình cũng khoe với ông, có câu đố nào hay cũng đố ông, có bạn bè nào cũng muốn giới thiệu với ông… Chưa bao giờ ông tỏ ra chán ngán, chưa bao giờ mất kiên nhẫn với mình. Những buổi chiều vào nhà ông hái rau hay lấy tạp chí, hai ông cháu lại đàm đạo đủ thứ chuyện trên đời, về những điều mà ông đang tìm tỏi, thử nghiệm, nghiên cứu. Tự nhiên như hơi thở, ông truyền cho mình tình yêu với tri thức, tình cảm với quê hương, với Bác Hồ, với Đảng Cộng sản. Tất cả những tình yêu ấy lan tỏa sang mình thật nhẹ nhàng, gần gũi như tình cảm của một người ông dành cho đứa cháu.
Ngày chọn ngành thi Đại học, phân vân giữa nhiều lời góp ý của người lớn, mình hỏi ông:
-- Ông ngoại ơi, ông thích cháu học ngành gì?
-- Ông thích cháu học ngành gì mà sau này có thể giúp gìn giữ và phát triển tâm hồn Việt Nam, con người Việt Nam.
-- Vậy cháu học tâm lý giáo dục ông nhé?
-- Ừ, ông ủng hộ.
Và ông trở thành người bạn đồng minh đầu tiên của mình.
Mỗi lần nhận được thư ông gửi, thế nào cũng thấy ông nhắc nhở cố gắng học hành và ăn cá biển cho thông minh, phải tập thể dục như ông nè, ăn cá nhiều như ông nè. Và lúc nào cũng kèm theo mấy bài báo hay về sức khỏe. Hai cháu lại tíu tít viết thư kể lể cho ông nghe chuyện đi học, chuyện bạn bè, cả chuyện nghề nghiệp, yêu đương…và tưởng tượng lúc ông đọc được thư, thế nào cũng ăn thêm được vài bát cơm.
Thi thoảng, lục lọi được mấy bài thơ ông viết cho bà ngoại, mấy đứa cháu lại lấy làm khoái chí lắm.
“Hồi bữa giỗ bà, em thấy ông ngoại vừa đọc thư cho bà ngoại vừa khóc đó.”
“Ông ngoại viết thơ tình cho bà ngoại đó, xưng anh, em tình cảm lắm.”
Bạn cùng phòng bảo: “Ông ngoại của mày thật là hiếm có đó!”.
Dĩ nhiên rồi, vậy nên ông mới trở thành “người đàn ông tuyệt vời của mình” chứ.
Mình tự hào biết bao khi mình được sinh ra và có ông ngoại ở trên đời. Một người bạn đặc biệt. Một tấm gương về sự dũng cảm. Một hình mẫu về một cuộc đời tuyệt đẹp. Một chân dung người già mang trong mình một tâm hồn trẻ.
Ông là một người già. Dù có tích cực hóa thế nào thì mình cũng không thể phủ nhận điều đó. Không thể phủ nhận sức khỏe ông yếu đi, ông không còn đạp xe ra Sơn Tịnh được nữa…
Hôm trước vào bệnh viện, và nhìn thấy những cụ già nằm trên giường bệnh, yếu ớt và nhăn nheo, nghe lòng mình nghẹn nghẹn. Sau bao nhiêu năm lăn lộn với cuộc đời, ai cũng phải già và trở về cát bụi…Biết là quy luật, mà sao vẫn khó khăn để đối diện. Tự dưng sợ đến ngày mình phải đối mặt với chuyện đó, khi nó xảy đến với những người thân yêu của mình. Tự dưng nhớ người đàn ông tuyệt vời của mình kinh khủng…Thấy có lỗi vì lời hứa của mình với ông: “Cháu sẽ viết một bài về ông” bao lâu rồi vẫn chưa hoàn thành.
…
Hôm nay, nhớ và điện về thăm ông ngoại, rồi đọc lại cái tản văn của Nguyễn Ngọc Tư. Không biết kiếp trước mình và Nguyễn Ngọc Tư có là chị em không mà sao cảm nhận lại có nhiều điểm giống nhau thế nhỉ?
“Hồi nhỏ tui có nhiều mơ ước kì cục lắm. Thí dụ như lớn lên tui sẽ làm Chủ tịch nước, hay lấy một ông già làm…chồng. Già như ông ngoại tui vậy. Lúc nào cũng chậm rãi, cũng hiền hiền, cũng trầm lặng, cũng tràn đầy bao dung (một ông chồng như vậy đáng để mong chờ lắm chứ bộ). “Ảnh hưởng” lớn nhất có lẽ là ông luôn nhặt mấy cậy sậy… giập để đánh tôi khi tôi phạm lỗi, và dành cho tôi những con tép, con cua lớn nhất, trong chén luôn đầy ắp phần nạc của thịt, cá…
Tôi nhớ, cứ đôi ba ngày, ông ngoại lại nhấp nhổm, cồng cồng trên chiếc xe đạp cũ hiện ra ở chỗ rẽ vào hàng dâm bụt trước nhà tôi. Ông hiện ra với dáng vẻ một ông tiên không có phép thuật thần kỳ, nghèo, mắc đọa. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên khuôn mặt già nua, mồ hôi đầm đìa lưng áo, ông phều phào vừa thở vừa cười nhìn đám cháu xúm xít lục lọi đồ ăn trong giỏ ra. Những trái vú sữa, khế, mãng cầu… không khi nào còn nguyên vẹn do bị dằn xóc trên đoạn đường gần 10 cây số, nhưng với đám cháu nghèo, đó là tất cả nỗi vui.
Những ước mơ ngày xưa như bong bóng lên trời nhiều khi vì lý do lãng xẹt. Lớn lên, tôi nhận ra người già quá… nhăn nheo, không được…đẹp (trong khi có quá nhiều thằng con trai hấp dẫn, trắng trẻo, thẳng thớm phát mủi lòng).
Cũng tiếc lắm chứ, cái tình đằm thắm, sâu lắng của những người già. Hay là tôi thi vị hóa cuộc sống của họ, lo chiến đấu với tuổi tác, bệnh tật mệt muốn bứt gân, hơi đâu mà yêu iếc…”
<o