[Kinh tế] 9 sự kiên kinh tế thế giới 2009

ungtiendung

Thành viên năng động
9 sự kiện nổi bật nhất 2009 ghi lại những mảng màu tươi sáng trong bức tranh kinh tế thế giới. Mặc dù đâu đó vẫn còn tập đoàn phá sản, quốc gia giảm phát, kết quả năm nay tốt hơn nhiều so với các dự đoán.
1/ Hàng loạt nước thoát khỏi suy thoái

Vào đầu tháng 12, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu hồ hởi tuyên bố EU, ngoại trừ Hy Lạp và Tây Ban Nha, đã chính thức thoát khỏi suy thoái. Trong quý III/2009, EU tăng trưởng dương 0,3%, sau 5 quý âm liên tiếp. Khu vực này được vực dậy nhờ hoạt động xuất khẩu cùng hàng loạt biện pháp kinh tế của các chính phủ.
Trước đó, các nền kinh tế khác như Singapore, Hong Kong, Đức, Pháp cũng tuyên bố đã ra khỏi thời kỳ đen tối nhất. Với kết quả tăng trưởng kinh tế quý 3 đạt 2,2%, nền kinh tế lớn nhất toàn cầu là Mỹ cũng đã qua đáy lúc nào không hay, đập tan các dự báo về suy thoái kép. Trước đó, GDP nước này tăng trưởng âm 4 quý liên tiếp.


2/ Nhật Bản giảm phát kỷ lục
Tuy nhiên, nhiều nước vẫn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua phục hồi, trong đó có Nhật Bản. Mặc dù tuyên bố thoát khỏi suy thoái từ tháng 8, tính đến tháng 11, nước này đã chìm trong giảm phát 9 tháng liên tiếp. Người dân không ngừng thắt chặt chi tiêu khiến giá cả ngày càng đi xuống. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11, ngoại trừ thực phẩm, giảm 1,7% so với năm trước đó. Các nhà kinh tế lo ngại nguy cơ một suy thoái thứ hai tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong ngày cuối năm, Chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch đầy tham vọng, với mục tiêu cải tổ nền kinh tế và đưa tăng trưởng GDP đạt hơn 2% trong thập kỷ tới. Đây là mục tiêu lớn so với dự báo của chính phủ nước này, cho rằng kinh tế Nhật Bản có thể suy giảm 4,3% trong năm tài chính 2009, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhật Bản cũng cam kết sẽ đưa tỷ lệ thất nghiệp về mức thông thường 3%. Hồi tháng 11, có 5,2% dân số nước này không có việc làm.

3/ Hàng loạt ngân hàng Mỹ đóng cửa
2009 là năm nước Mỹ chứng kiến làn sóng sụp đổ của các ngân hàng. Chỉ riêng trong ngày 18/12, có tới 7 ngân hàng đóng cửa, nâng tổng số nạn nhân từ đầu năm lên đến 140. Đây là con số khổng lồ so với vỏn vẹn 3 ngân hàng Mỹ bị xóa sổ hồi 2007. Trong toàn bộ năm 2008, ngành ngân hàng nước này chỉ có 25 nạn nhân. Tuy nhiên, sang 2009, Mỹ chỉ mất 4 tháng đầu tiên để đạt được "thành tích" trên.
Tuy nhiên, hầu hết các nạn nhân của năm nay đều thuộc hàng "tôm tép", không còn những "con mồi" lớn như Lehman Brothers hồi 2008. Đó cũng là tín hiệu khả quan, một phần nhờ vào những nồ lực của chính phủ Mỹ. Gói Giải trừ nợ xấu (TARP) trị giá khoảng 200 tỷ USD phê duyệt hồi cuối 2008 đã phát huy tác dụng.
Nhờ TARP, một loạt ngân hàng đã phục hồi và thậm chí còn thu lãi kỷ lục như Goldman Sachs. Trong quý 2/2009, lợi nhuận của Goldman đạt 3,4 tỷ USD, tăng tới 89% và là kỷ lục trong lịch sử 140 năm của ngân hàng này. Sau khi Goldman Sachs tuyên bố đã thanh toán xong mọi nợ nần với chính phủ, một loạt các đại gia khác như Well Fargos, Citigroup cũng cho biết đã sẵn sàng trả nợ.
4/ Cú sốc Dubai

Dubai khiến cả thế giới phải sửng sốt.

Cuối tháng 11, thị trường tài chính toàn cầu điên đảo vì cú sốc vỡ nợ đột ngột đến từ Dubai. Lâu nay, trong mắt thế giới, tiểu vương quốc này nổi tiếng với sự xa hoa giàu có. Tuy nhiên, đến lúc này, người ta mới biết rằng nền tài chính Dubai cũng mong manh với những khối nợ khổng lồ không có khả năng thanh toán.
Việc công ty Dubai World từ Trung Đông xa xôi bị các chủ nợ từ chối gia hạn ngay lập tức ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu. Giá chứng khoán khắp nơi từ chao đảo. Các nhà đầu tư lo lắng hiệu ứng vỡ nợ domino có thể xảy ra, nhất là tại những quốc gia đang mang nặng nợ nần như Hy Lạp.
Scandal của Dubai World khẳng định mối liên hệ chặt chẽ của nền kinh tế toàn cầu. Trong số chủ nợ của Dubai World, có những tập đoàn lớn từ châu Âu, Mỹ. Ngoài ra, Dubai cũng là cổ đông của nhiều công ty lớn từ Âu sang Á như Sony, EADS.
Cuộc khủng hoảng đập tan tham vọng của Dubai nhằm trở thành một tượng đài về tài chính, ngang hàng với New York, London và Hong Kong. Bên cạnh đó, sự cố cũng nhắc nhở cả thế giới về nguy cơ khi đầu tư vào những thị trường mới nổi như Nga, Hy Lạp hay Mexico.
5/ Năm tiền thưởng của giới ngân hàng

CEO của Goldman Sachs Lloyd C.Blankfein.

Ngay khi trả xong nợ cho Chính phủ Mỹ, Goldman Sachs tiếp tục phóng tay chi hẳn 20 tỷ USD thưởng cho giới lãnh đạo cấp cao. Hồi 2008, kinh tế khó khăn cùng sự giận dữ của dư luận khiến giới lãnh đạo ngân hàng này phải nhịn bổng lộc.
Để đánh lạc hướng dư luận, các đại gia năm nay khéo léo chuyển tiền thưởng thành cổ phiếu hoặc trả chậm. Hãng Morgan Stanley mới đây tuyên bố họ chuyển 65% tiền thưởng của 30 vị lãnh đạo cấp cao thành cổ phiếu hoặc trả dần trong vòng 3 năm.
Trong những tháng cuối năm, các ngân hàng Mỹ như Goldman Sachs, Well Fargo, Citigroup hối hả trả nợ chính phủ. Dư luận cho rằng chẳng qua đây là biện pháp cởi trói. Trước đó, chính quyền Mỹ quy định những tập đoàn tài chính nào vay tiền cứu trợ khẩn cấp sẽ chịu sự chi phối của chính phủ về lương thưởng.
Vào giữa tháng 12, Pháp noi gương Anh, đánh thuế nặng lên bổng lộc hậu hĩnh của giới lãnh đạo ngân hàng. Theo đó, với những khoản tiền thưởng vượt quá 27.000 euro, tương đương với khoảng 39.700 USD sẽ bị đánh thuế 50%.
6/ Giá dầu tăng gấp đôi trong một năm


Giá dầu tăng theo đà hồi phục của kinh tế thế giới. Khởi đầu năm 2009 với mức đáy 34,57 USD một thùng vào ngày 2/1, giá dầu tăng nhanh với tốc độ xấp xỉ 10 USD chỉ trong một tuần sau đó do tác động của tình hình chiến sự tại Dải Gaza và những tranh cãi xung quanh vấn đề vận chuyển dầu của Nga qua Ukraina.

Đà hồi phục của kinh tế thế giới trong suốt năm 2009 tiếp tục là động lực cho thị trường suốt 12 tháng sau đó. Liên tiếp xô đổ ngưỡng 50 rồi 60 USD một thùng trong tháng 5 và tháng 6, giá dầu giằng co quanh mốc 70 USD một thùng trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10 năm nay. Cùng với những tin tức tốt lành từ kinh tế Mỹ, giá dầu đạt kỷ lục 79,12 USD một thùng vào thời điểm 2 ngày trước khi năm 2009 kết thúc. Trong cuộc họp gần cuối năm, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC hoan hỉ rằng đây là mức giá "hoàn hảo".
7/ Năm của vàng

Vàng không còn là kênh đầu tư an toàn với nhiều nhà đầu tư.

Giá vàng 2009 chứng kiến đà leo thang chóng mặt từ mấp mé 900 USD một ounce hồi đầu tháng 1 lên 1.091 USD vào cuối tháng 12. Ngày 3/12, giá lập đỉnh cao nhất mọi thời đại tại 1.126,56 USD.
Sức tăng của thị trường được kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm đồng đôla yếu. Lâu nay, tờ bạc xanh vẫn được xem là đối thủ của kim loại màu vàng. Khi đôla tăng giá, nhà đầu tư sẽ đổ xô đầu tư vào mua USD, bỏ rơi vàng và ngược lại. 8 năm qua, chỉ số Dollar Index mất 61% giá trị, trong khi giá vàng tăng tới 365%.
Việc thị trường được thổi lên gần chạm 1.300 USD vào cuối năm còn nhờ nguy cơ lạm phát. Mặc dù các chuyên gia khẳng định chưa thấy yếu tố hỗ trợ lạm phát nào xuất hiện, giới đầu tư vẫn lao vào vàng, lo sợ đồng tiền mất giá. Tiêu biểu nhất là làn sóng mua vàng thay thế đôla trong kho dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương, khiến giá càng lên cao quá mức.
Trong tháng cuối năm, thị trường điều chỉnh giảm mạnh, từ mức cao kỷ lục xuống chỉ còn quanh 1.090 USD, phù hợp với nhiều dự báo. Thị trường nhiều khả năng phục hồi và có thể quay lại mốc 1.200 USD vào quý đầu năm sau, theo nhận định của giới phân tích.
8/ Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới


Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng trong khi thế giới khó nhọc vượt qua suy thoái. Vào tháng 1/2009, Trung Quốc sửa lại kết quả kinh tế của năm 2007 và tuyên bố từ 2007, họ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Theo đó, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc hổi 2007 đạt 25.700 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 3.500 tỷ đôla Mỹ. Con số này cao hơn thành tích của Đức, nước lâu nay vẫn được xem là nền kinh tế lớn thứ ba.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia nghi ngờ về hệ thống tính toán của Trung Quốc, cho rằng nước này sử dụng công cụ thống kê đã lỗi thời và không còn được áp dụng tại các quốc gia tiên tiến nữa.
Vào những ngày cuối năm 2009, Trung Quốc lại tiếp tục thay đổi số liệu, nâng tăng trưởng GDP 2008 từ 9 lên 9,6%. Theo báo cáo mới, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc năm ngoái đạt 31.400 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 4.520 tỷ USD. Với thành tích này, nhiều người đã nghĩ đến khả năng nước này sẽ sớm vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
9/ Trọng tâm thế giới dịch chuyển về phía đông


Cùng với Trung Quốc, các quốc gia châu Á trở thành trung tâm chú ý của toàn thế giới trong khủng hoảng. Suy thoái kinh tế toàn cầu là cơ hội để các quốc gia trong khu vực khẳng định vị thế của mình.
Châu Á đang góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới.
Trong tháng 12/2009, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng mức dự báo tăng trưởng cho nhóm 45 quốc gia châu Á đang phát triển lên 4,5% trong 2009 và 6,6% trong năm 2010. Con số này cao hơn nhiêu so với đánh giá trước đó, lần lượt là 3,9% và 6,4% cho hai năm.
Với mức tăng này, châu Á hiện vẫn là đầu tàu tăng trưởng của thế giới. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức mới đây công bố tăng trưởng quý 2/2009 đạt 0,3%. Dù khiêm tốn, đây là quý đầu tiên nước này đi lên sau 4 quý lao dốc liên tiếp. Thậm chí, theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm tới sẽ phụ thuộc vào châu Á, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ

 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
huxu456 [Kinh tế] Luận án của Thỏ Kinh Tế - Quản Trị 0
elsonhoang [Kinh tế] TÌm tài liệu về Toán Kinh tế Kinh Tế - Quản Trị 2
benny [Kinh tế] Mô hình quản trị 1.10 và 10.10: Không thể và có thể Kinh Tế - Quản Trị 1
KendyDat [Kinh tế] 10 bí mật của các triệu phú Mỹ Kinh Tế - Quản Trị 0
KendyDat [Kinh tế] 21 nguyên tắc của các triệu phú “tay trắng làm nên” Kinh Tế - Quản Trị 2
O [Kinh tế] Tay không gầy dựng cơ đồ (7) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gầy dựng cơ đồ (6) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gầy dựng cơ đồ (5) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gầy dựng cơ đồ (4) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] 10 CEO giàu nhất Trung Quốc Kinh Tế - Quản Trị 1
O [Kinh tế] Tay không gần dựng cơ đồ (3) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gần dựng cơ đồ (2) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gần dựng cơ đồ (1) Kinh Tế - Quản Trị 0
bachtuocdo [Kinh tế] Download Sách của "Cha đẻ" chiến lược cạnh tranh_Michael E.Porter Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Trở thành triệu phú thật đơn giản !!!!! Kinh Tế - Quản Trị 2
nhoccan219 [Kinh tế] thương trường có phải là chiến trường Kinh Tế - Quản Trị 1
E [Kinh tế] Tàng kinh các - Tài liệu kinh doanh chọn lọc và tổng hợp Kinh Tế - Quản Trị 1
vermouth [Kinh tế] Khủng hoảng tài chính Mỹ_ Cái nhìn toàn diện Kinh Tế - Quản Trị 2
C [Kinh tế] Chiến tranh kinh tế Mỹ - Trung Kinh Tế - Quản Trị 1
ungtiendung [Kinh tế] Hệ số lương khởi điểm của bậc thạc sỹ, đại học và cao học? Kinh Tế - Quản Trị 0
KendyDat [Kinh tế] MLM là gì ? Kinh Tế - Quản Trị 32
steward [Kinh tế] Cái Tâm là gốc của thành công Kinh Tế - Quản Trị 4
vermouth [Kinh tế] Tuổi nào có thể làm giàu? Kinh Tế - Quản Trị 0
vermouth [Kinh tế] Thế nào là nền kinh tế bong bóng? Kinh Tế - Quản Trị 5
T [Kinh tế] Bí quyết viết bản kế hoạch kinh doanh Kinh Tế - Quản Trị 1
TQV [Kinh tế] Quản lý là gì ? Kinh Tế - Quản Trị 0
Bhji Onj [Kinh tế] Kinh tế Học Kinh Tế - Quản Trị 2
Trần Mít [Kinh tế] Thuật cái nêm Kinh Tế - Quản Trị 0
kidoto [Kinh tế] Bài toán "Kinh doanh đa cấp" Kinh Tế - Quản Trị 0
TQV [Kinh tế] Ebook Kinh Tế - Quản Trị 1
TQV [Kinh tế] Nhật ký quản trị - TQV Kinh Tế - Quản Trị 5
M [Kinh tế] Ăn Mày Cũng Phải Học Kinh Tế Kinh Tế - Quản Trị 22
Lu Song Qing [Kinh tế] Quản trị nguồn nhân lực Kinh Tế - Quản Trị 7

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top