vermouth
Thanh viên kỳ cựu
Những vết sẹo
Tất cả các vết sẹo không bao giờ lành được chỉ vì chúng ta cứ liên tục “chọc” vào chúng.Nhưng nếu chúng ta nghĩ theo một cách khác, mỗi vết sẹo là một “dấu ấn” để chúng ta nhớ lại những cột mốc trong cuộc sống của mình, thì chúng sẽ “đẹp” hơn rất nhiều. Như mỗi lần tôi nhìn vết sẹo của mình, tôi lại được đi ngược lại thời thơ ấu.
“Tôi mới khám phá ra một điều này” – Tôi nói vậy.
“Thấy không, ngay cả khi chúng ta trưởng thành và già dặn rồi, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục học hỏi” – Anh bạn của tôi nói.
Câu chuyện là thế này. Hôm trước, tôi đưa chú chó Phil của mình tới phòng khám thú y. Khi vị bác sĩ bước vào phòng, tôi thấy ông ấy đi hơi khập khiễng.
“Bác sĩ sao thế ạ?” – Tôi hỏi.
“Ôi, là cái đầu gối của tôi. Người ta muốn tôi phải thực sự biết trân trọng cuộc phẫu thuật mà tôi sẽ phải chịu, nên người ta hoãn nó thêm một tháng nữa để tôi có thể chịu đựng thêm” – Vị bác sĩ đáp.
Đó là lần đầu tiên tôi thực sự cho một người khác xem “điểm yếu” của mình. Đó là một vết sẹo.
“Xem này, tôi cũng từng bị phẫu thuật một lần trên cánh tay”.
Mọi người ở nhà tôi luôn nói rằng vết sẹo đó trông chẳng có gì là ghê gớm. Nó đã lành lại “một cách đẹp đẽ”. Nhưng khi tôi cho vị bác sĩ xem, thì cô trợ lý của ông ấy kêu lên: “Eeewww! Trông sợ thế!”.
Có vẻ vết sẹo không lành lại “một cách đẹp đẽ” như gia đình tôi vẫn nói. Đó là khi tôi phát hiện ra một điều.
“Bác sĩ ạ, khi tôi còn nhỏ và bị ngã, tôi vẫn nhớ rằng mình cho tất cả bạn bè mình xem những vết xước hoặc vết sẹo vì tôi nghĩ như thế là “tuyệt”, là “cừ”. Có một vết sẹo ở tuổi đó cũng giống như một chiến tích lẫy lừng và bạn cần phải chia sẻ với bạn bè”.
Rồi tôi chỉ vào vết sẹo ở đường chân tóc, trên trán.
“Đó là khi tôi bị cửa đập trúng đầu” – Tôi nói một cách tự hào.
“Hay đấy, Bob” – vị bác sĩ cười vang.
“Thế rồi tôi lớn lên và có vẻ phù phiếm hơn thì phải. Hồi học Đại học, tôi tham gia vào một ban nhạc và không bao giờ muốn có vết sẹo nào trên khuôn mặt đẹp đẽ của mình” – Tôi nói mà cố không cười phá lên.
“Còn tôi, ở tuổi này, tôi đã gia nhập nhóm những người già luôn tự hào để so sánh các lần phẫu thuật, các chỗ đau và số thuốc mà tôi phải dùng” – Vị bác sĩ mỉm cười.
Chuyện đó không khó tưởng tượng. Tôi đã nhiều lần nghe thấy những người già cố “vượt mặt” bạn bè mình bằng cách khẳng định rằng những cơn đau của mình mới là tồi tệ hơn, hoặc mình phải phẫu thuật nhiều hơn người khác. Tôi đoán có lẽ người thắng cuộc là người chứng minh được rằng mình… ốm yếu nhất! Như vậy, họ có lý do để thấy chán nản.
Cũng tương tự như những người già, nhưng có nhiều người ở bất kỳ lứa tuổi nào, luôn dùng những “vết sẹo” thể chất và cả tâm lý như một sự nguỵ biện. Nguỵ biện về những điều mà họ không làm được, không thể vượt qua, giới hạn họ, để có một lý do cho việc mình không được hạnh phúc hay không đạt được những điều mình mong muốn.
“Quá mập”, “quá gầy”, “bố mẹ tôi rất khó tính”, “gia đình tôi rất lắm chuyện”, “kể từ hồi chúng tôi ly dị”… và đủ các lý do khác nữa.
Tất cả các vết sẹo không bao giờ lành được chỉ vì chúng ta cứ liên tục “chọc” vào chúng.
Nhưng nếu chúng ta nghĩ theo một cách khác, mỗi vết sẹo là một “dấu ấn” để chúng ta nhớ lại những cột mốc trong cuộc sống của mình, thì chúng sẽ “đẹp” hơn rất nhiều. Như mỗi lần tôi nhìn vết sẹo của mình, tôi lại được đi ngược lại thời thơ ấu.
Hãy nghĩ đến mẹ của bạn, người sẵn sàng đối mặt với vết sẹo cả về thể chất và tâm hồn, mãi mãi, khi sinh ra bạn.
Hãy nghĩ đến những người trong gia đình bạn, những người đủ yêu thương đến mức thấy cả những vết sẹo khủng khiếp nhất của bạn là đẹp đẽ.
Thì bạn sẽ không cần những lý do để nguỵ biện nữa.
Bất kể là bạn có thực sự có vết sẹo nào hay không.
Bob Perks
Đặng Mỹ Dung (dịch)

Tất cả các vết sẹo không bao giờ lành được chỉ vì chúng ta cứ liên tục “chọc” vào chúng.Nhưng nếu chúng ta nghĩ theo một cách khác, mỗi vết sẹo là một “dấu ấn” để chúng ta nhớ lại những cột mốc trong cuộc sống của mình, thì chúng sẽ “đẹp” hơn rất nhiều. Như mỗi lần tôi nhìn vết sẹo của mình, tôi lại được đi ngược lại thời thơ ấu.
“Tôi mới khám phá ra một điều này” – Tôi nói vậy.
“Thấy không, ngay cả khi chúng ta trưởng thành và già dặn rồi, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục học hỏi” – Anh bạn của tôi nói.
Câu chuyện là thế này. Hôm trước, tôi đưa chú chó Phil của mình tới phòng khám thú y. Khi vị bác sĩ bước vào phòng, tôi thấy ông ấy đi hơi khập khiễng.
“Bác sĩ sao thế ạ?” – Tôi hỏi.
“Ôi, là cái đầu gối của tôi. Người ta muốn tôi phải thực sự biết trân trọng cuộc phẫu thuật mà tôi sẽ phải chịu, nên người ta hoãn nó thêm một tháng nữa để tôi có thể chịu đựng thêm” – Vị bác sĩ đáp.
Đó là lần đầu tiên tôi thực sự cho một người khác xem “điểm yếu” của mình. Đó là một vết sẹo.
“Xem này, tôi cũng từng bị phẫu thuật một lần trên cánh tay”.
Mọi người ở nhà tôi luôn nói rằng vết sẹo đó trông chẳng có gì là ghê gớm. Nó đã lành lại “một cách đẹp đẽ”. Nhưng khi tôi cho vị bác sĩ xem, thì cô trợ lý của ông ấy kêu lên: “Eeewww! Trông sợ thế!”.
Có vẻ vết sẹo không lành lại “một cách đẹp đẽ” như gia đình tôi vẫn nói. Đó là khi tôi phát hiện ra một điều.
“Bác sĩ ạ, khi tôi còn nhỏ và bị ngã, tôi vẫn nhớ rằng mình cho tất cả bạn bè mình xem những vết xước hoặc vết sẹo vì tôi nghĩ như thế là “tuyệt”, là “cừ”. Có một vết sẹo ở tuổi đó cũng giống như một chiến tích lẫy lừng và bạn cần phải chia sẻ với bạn bè”.
Rồi tôi chỉ vào vết sẹo ở đường chân tóc, trên trán.
“Đó là khi tôi bị cửa đập trúng đầu” – Tôi nói một cách tự hào.
“Hay đấy, Bob” – vị bác sĩ cười vang.
“Thế rồi tôi lớn lên và có vẻ phù phiếm hơn thì phải. Hồi học Đại học, tôi tham gia vào một ban nhạc và không bao giờ muốn có vết sẹo nào trên khuôn mặt đẹp đẽ của mình” – Tôi nói mà cố không cười phá lên.
“Còn tôi, ở tuổi này, tôi đã gia nhập nhóm những người già luôn tự hào để so sánh các lần phẫu thuật, các chỗ đau và số thuốc mà tôi phải dùng” – Vị bác sĩ mỉm cười.
Chuyện đó không khó tưởng tượng. Tôi đã nhiều lần nghe thấy những người già cố “vượt mặt” bạn bè mình bằng cách khẳng định rằng những cơn đau của mình mới là tồi tệ hơn, hoặc mình phải phẫu thuật nhiều hơn người khác. Tôi đoán có lẽ người thắng cuộc là người chứng minh được rằng mình… ốm yếu nhất! Như vậy, họ có lý do để thấy chán nản.
Cũng tương tự như những người già, nhưng có nhiều người ở bất kỳ lứa tuổi nào, luôn dùng những “vết sẹo” thể chất và cả tâm lý như một sự nguỵ biện. Nguỵ biện về những điều mà họ không làm được, không thể vượt qua, giới hạn họ, để có một lý do cho việc mình không được hạnh phúc hay không đạt được những điều mình mong muốn.
“Quá mập”, “quá gầy”, “bố mẹ tôi rất khó tính”, “gia đình tôi rất lắm chuyện”, “kể từ hồi chúng tôi ly dị”… và đủ các lý do khác nữa.
Tất cả các vết sẹo không bao giờ lành được chỉ vì chúng ta cứ liên tục “chọc” vào chúng.
Nhưng nếu chúng ta nghĩ theo một cách khác, mỗi vết sẹo là một “dấu ấn” để chúng ta nhớ lại những cột mốc trong cuộc sống của mình, thì chúng sẽ “đẹp” hơn rất nhiều. Như mỗi lần tôi nhìn vết sẹo của mình, tôi lại được đi ngược lại thời thơ ấu.
Hãy nghĩ đến mẹ của bạn, người sẵn sàng đối mặt với vết sẹo cả về thể chất và tâm hồn, mãi mãi, khi sinh ra bạn.
Hãy nghĩ đến những người trong gia đình bạn, những người đủ yêu thương đến mức thấy cả những vết sẹo khủng khiếp nhất của bạn là đẹp đẽ.
Thì bạn sẽ không cần những lý do để nguỵ biện nữa.
Bất kể là bạn có thực sự có vết sẹo nào hay không.
Bob Perks
Đặng Mỹ Dung (dịch)