Đan Thảo
Thanh viên kỳ cựu
Từng một thời, cuốn sách "Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi" của Andrew Matthews trở thành best-seller, bởi một thông điệp ngắn gọn nhưng luôn đúng đắn trong mọi hoàn cảnh: "Chính thái độ sống sẽ quyết định số phận của mỗi chúng ta".

Có một thời, hai từ "chênh vênh" được nhắc nhiều tới mức nó gần như trở thành một câu nói thời thượng của giới trẻ. Chênh vênh 25, chênh vênh 26, thậm chí cả chênh vênh 30… Vừa gợi nhắc một tình trạng sống bấp bênh, không ổn định, lại vừa gợi cảm giác chán chường, hoang mang của những ngày còn trẻ.

Nhưng này bạn, hãy thử nhìn ra xung quanh cuộc sống của mình, bạn sẽ thấy gì? Người bạn thân mới mua căn nhà đầu tiên và đạt được một vị trí công việc mơ ước. Người khác lựa chọn con đường riêng để đi và hạnh phúc với lựa chọn của mình. Đứa bạn hàng xóm từ thuở đầu trần tắm mưa vừa đưa bố mẹ đi nghỉ dưỡng dài ngày. Hay không nói đến những vấn đề vật chất, bạn nhìn ra xung quanh và thấy nhiều người hạnh phúc với cuộc sống của mình. Tức là họ rất giàu có về tinh thần.
Trong khi bạn thì sao? Bạn không biết bao giờ mới kết hôn cùng cô bạn gái đã yêu lâu năm. Bạn có cả tỉ thứ phải quan tâm, phải sắm sửa nhưng chịu chết với vị trí nhân viên văn phòng tầm thường và không kiếm nổi thêm một nguồn thu nào cả. Bạn từng có ước mơ trở thành một ai đó ở ngoài kia, nhưng giờ phải hài lòng với một vị trí trong này. Bạn ngưỡng mộ những người thành công, nhưng không biết cách nào đạt được như họ và cũng tự ti khi đứng trước mặt họ. Bạn cảm thấy chênh vênh với chính cuộc đời mình hiện tại.
Nếu điều đó xảy ra, chỉ đơn giản là bạn đã chọn một cách sống khác, và đơn giản đó là một lựa chọn tệ. Bởi lẽ, những lựa chọn tốt không khiến con người ta chênh vênh. Những lựa chọn tốt giúp chúng ta hạnh phúc.


Người luôn thỏa hiệp với bản thân là người thường tự nuông chiều cái tôi của mình, dễ hài lòng với mọi thứ. Những tính từ như chủ động, tích cực, tiên phong… thật xa lạ với họ. Và trong đám đông ngoài kia, thực dễ nhận ra những người như thế, bởi từ họ luôn phát ra một thứ tín hiệu tiêu cực.
Năm thứ 3 đi làm văn phòng, Minh Anh (25 tuổi, Hà Nội) vẫn không thể biết được mình thực sự cần gì trong cuộc sống. Từ nhỏ đến lớn, mọi quyết định lớn của cuộc đời cậu đều do cha mẹ cậu quyết định. Học trường nào cho dễ kiếm việc, chơi với ai, ăn món gì, ra trường xin việc ở đâu… mọi thứ đều do cha mẹ quyết định hết.
Từ một cậu nhóc lanh lợi, thông minh khi còn nhỏ, lớn lên Minh Anh dần trở thành một con người nhu nhược, thụ động. Vỏ bọc do cha mẹ cậu tạo ra an toàn đến nỗi thay vì tận hưởng mọi niềm vui thích của tuổi trẻ như đi du lịch, tụ tập…
Chàng trai trở nên sợ đám đông, đi làm về chỉ thích ở nhà đắm mình vào thế giới game. Gặp lại cậu trong buổi họp lớp cũ, tôi lờ mờ nhận ra hình hài của một ông già 60 trong suy nghĩ của bạn mình. Có đứa còn nói mỉa, chính như Minh Anh lại sướng, sau này đến vợ chắc cha mẹ cũng lấy nốt cho, chẳng cần phải lo.



Năm 27 tuổi, Minh Anh được cha mẹ mai mối cho một cô gái gần nhà. Chẳng mất thời gian tìm hiểu, đám cưới diễn ra nhanh chóng. Một năm sau, tôi gặp lại cậu ở một quán café. Hỏi về chuyện gia đình, cậu hồ hởi thông báo vừa chia tay được 3 tháng rồi. Hai người vốn không hợp nhau, Minh Anh lại thờ ơ, chỉ mê game nên cuộc hôn nhân chẳng mấy hạnh phúc. Giờ cậu vẫn làm ở chỗ cũ, tối về chơi game, sống khỏe re. Nhìn cái cách cậu khoe về cuộc sống của mình bây giờ, tôi bất giác cảm thấy ngại ngại.
Duy Viên thì khác, qua thời gian, cậu quyết định apply sang một công việc khác, có vẻ năng động hơn là làm sale. Công việc chủ yếu liên lạc qua tin nhắn, qua các group chat nội bộ của công ty. Đến lúc này, cái tính xuề xòa, dễ dãi bắt đầu làm hại đến công việc của cậu. Vốn quen dùng wifi ở chỗ làm, Duy Viên chẳng bao giờ có suy nghĩ sử dụng 3G hay 4G, nếu có thì cũng dùng gói dung lượng thấp, rồi chẳng quan tâm xem còn hay hết. Một lần, có lịch bố trí sang tư vấn cho khách hàng quan trọng, cậu để lỡ mất tin nhắn của sếp vì lúc đó đang đi ngoài đường. Khi về công ty, Duy Viên nhanh chóng nhận được quyết định nghỉ việc vì đã khiến khách hàng giận, làm lỡ mất một hợp đồng của công ty. Lúc này cậu có kêu trời thì cũng muộn.
"Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi". Thật tiếc làm sao cho những người đã chạm ngưỡng 30 nhưng vẫn thả trôi cuộc đời mình vô định. Minh Anh đã có thể trở thành một kiến trúc sư như cậu mong muốn, chỉ cần vượt qua được vỏ kén của cha mẹ và chủ động hơn với cuộc sống của mình. Nếu Duy Viên luôn để ý tình trạng chiếc điện thoại của mình, cậu đã không bỏ lỡ mất khách hàng quan trọng.
Bạn ạ, ngưỡng tuổi nào rồi cũng đến và qua đi rất nhanh. Thay vì chênh vênh, hãy cố định cuộc đời bạn và khao khát thành công. Mà nên nhớ thành công chỉ là món quà cho những người dũng cảm.
Bài viết: Trần Việt Anh / Thiết kế: Dương Lê - Theo Trí Thức Trẻ