Heineken
Thanh viên kỳ cựu
Ngáp là một phản xạ vô điều kiện của con người và nhiều loại động vật.
Biểu hiện thông thường của ngáp là há miệng rộng và thở ra hơi thật dài. Hơi thở này khác với thở dài thông thường. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh,áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược lên.
Ngáp được chia làm các loại sau:
Ngáp là vị sứ giả không lời, thẳng thắn, vô tư và... bất lịch sự của cơ thể. Nó không biết galăng, màu mè, nói dối.
Nếu nó thấp thoáng trong buổi thuyết trình, nó nhắn gửi đến diễn giả: “Em ớn lắm rồi, bác nhanh chóng kết thúc đi”.
Nếu bạn thấy nó chập chờn trên mặt anh lái xe taxi đang lái cho bạn, nhất là trên những đoạn đèo cao vực thẳm, quanh co, bạn hãy lịch sự bảo anh ta nghỉ ngơi đôi chút để lấy lại sự tỉnh táo....
Ngáp, lợi và hại?
Cơ chế sinh hóa và thần kinh của hiện tượng ngáp chưa hoàn toàn được biết rõ. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân: Chẳng hạn, khi cơ thể tích tụ nhiều CO2 làm ta uể oải, não sẽ điều khiển để ta ngáp loại trừ nó đi. Ngáp là cách để cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ máu một cách tức thời. Hoặc cho rằng các trạng thái tình cảm, tâm lý... tiêu cực làm xuất hiện trong não hàng loạt hóa chất dẫn truyền thần kinh, muốn giải phóng các chất này không gì tốt bằng ngáp.
Theo công trình nghiên cứu của chuyên gia y học Olivier Walusinski, thì 90% số người khẳng định ngáp mỗi ngày từ 1 đến 15 lần. Nếu hơn 20 lần chứng tỏ có thể là một trở ngại, tất nhiên không phải về mặt thể chất hay y học, mà là xã hội. Trong vài trường hợp quá mức ngáp có thể liên tục từng đợt, cứ mỗi phút 5-6 lần, nếu vượt quá một chu kỳ nào đó ngáp lại là vấn đề về thần kinh, hay rối loạn ám ảnh không dừng được.
Cũng theo Walusinski: Ngáp là một phản xạ được kích hoạt bởi sự giảm trương lực cơ. Phản xạ này huy động nhiều chất dẫn truyền thần kinh dopamine, serotonine... Các bệnh nhân Parkinson vốn thiếu dopamine nên không hề ngáp. Những chất an thần cũng gây tác dụng tương tự. Ngược lại, một số người trầm cảm được điều trị bằng thuốc làm tăng serotonine lại liên tục ngáp không cưỡng được.
Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận: dù ngáp do nguyên nhân gì bản thân nó không gây hại cho sức khoẻ. Ngược lại, nó còn tốt cho cơ thể vì một cái ngáp thường không kéo dài quá 6 giây nhưng lượng không khí được đưa vào phổi tăng lên đáng kể, giúp lưu thông và làm sạch đường hô hấp. Về thuốc men, người ta cũng đã nghiên cứu thấy cho súc vật uống oxytocin (một hormon peptit do vùng dưới đồi sản xuất) cũng làm cho chúng vừa ngáp, vừa duỗi thân ra. Còn thuốc uống chống ngáp (để giữ lịch sự nơi công cộng, hoặc trong cuộc họp buồn tẻ kéo dài đơn điệu, và trong những trường hợp cần phòng ngừa dịch bệnh đường hô hấp...) thì hiện nay chưa có.
Heineken sưu tầm,
:cuoinhamhiem::cuoinhamhiem:, Cẩn thận nhá, nhà ta có ai hay ngáp vặt hay ngáp vô tội vạ không nhỉ, làm 1 cuộc điều tra Xã hội học chăng? :cuoihaha::cuoihaha:
Biểu hiện thông thường của ngáp là há miệng rộng và thở ra hơi thật dài. Hơi thở này khác với thở dài thông thường. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh,áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược lên.

Ngáp được chia làm các loại sau:
- Ngáp lúc ngủ dậy: thường kèm theo vươn vai và co duỗi chân tay.
- Ngáp vì uể oải, buồn ngủ: lượng không khí đưa vào phổi tăng lên có tác dụng làm giảm cơn buồn ngủ, tăng sự tập trung.
- Ngáp vì đói: kèm theo một số chuyển động ở ổ bụng và cơ hoành.
- Ngáp vì ưu phiền.
- Ngáp do lây: cơ chế của loại này còn đang gây nhiều tranh cãi.
Ngáp là vị sứ giả không lời, thẳng thắn, vô tư và... bất lịch sự của cơ thể. Nó không biết galăng, màu mè, nói dối.
Nếu nó thấp thoáng trong buổi thuyết trình, nó nhắn gửi đến diễn giả: “Em ớn lắm rồi, bác nhanh chóng kết thúc đi”.
Nếu bạn thấy nó chập chờn trên mặt anh lái xe taxi đang lái cho bạn, nhất là trên những đoạn đèo cao vực thẳm, quanh co, bạn hãy lịch sự bảo anh ta nghỉ ngơi đôi chút để lấy lại sự tỉnh táo....

Ngáp, lợi và hại?
Cơ chế sinh hóa và thần kinh của hiện tượng ngáp chưa hoàn toàn được biết rõ. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân: Chẳng hạn, khi cơ thể tích tụ nhiều CO2 làm ta uể oải, não sẽ điều khiển để ta ngáp loại trừ nó đi. Ngáp là cách để cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ máu một cách tức thời. Hoặc cho rằng các trạng thái tình cảm, tâm lý... tiêu cực làm xuất hiện trong não hàng loạt hóa chất dẫn truyền thần kinh, muốn giải phóng các chất này không gì tốt bằng ngáp.
Theo công trình nghiên cứu của chuyên gia y học Olivier Walusinski, thì 90% số người khẳng định ngáp mỗi ngày từ 1 đến 15 lần. Nếu hơn 20 lần chứng tỏ có thể là một trở ngại, tất nhiên không phải về mặt thể chất hay y học, mà là xã hội. Trong vài trường hợp quá mức ngáp có thể liên tục từng đợt, cứ mỗi phút 5-6 lần, nếu vượt quá một chu kỳ nào đó ngáp lại là vấn đề về thần kinh, hay rối loạn ám ảnh không dừng được.
Cũng theo Walusinski: Ngáp là một phản xạ được kích hoạt bởi sự giảm trương lực cơ. Phản xạ này huy động nhiều chất dẫn truyền thần kinh dopamine, serotonine... Các bệnh nhân Parkinson vốn thiếu dopamine nên không hề ngáp. Những chất an thần cũng gây tác dụng tương tự. Ngược lại, một số người trầm cảm được điều trị bằng thuốc làm tăng serotonine lại liên tục ngáp không cưỡng được.
Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận: dù ngáp do nguyên nhân gì bản thân nó không gây hại cho sức khoẻ. Ngược lại, nó còn tốt cho cơ thể vì một cái ngáp thường không kéo dài quá 6 giây nhưng lượng không khí được đưa vào phổi tăng lên đáng kể, giúp lưu thông và làm sạch đường hô hấp. Về thuốc men, người ta cũng đã nghiên cứu thấy cho súc vật uống oxytocin (một hormon peptit do vùng dưới đồi sản xuất) cũng làm cho chúng vừa ngáp, vừa duỗi thân ra. Còn thuốc uống chống ngáp (để giữ lịch sự nơi công cộng, hoặc trong cuộc họp buồn tẻ kéo dài đơn điệu, và trong những trường hợp cần phòng ngừa dịch bệnh đường hô hấp...) thì hiện nay chưa có.
Heineken sưu tầm,
:cuoinhamhiem::cuoinhamhiem:, Cẩn thận nhá, nhà ta có ai hay ngáp vặt hay ngáp vô tội vạ không nhỉ, làm 1 cuộc điều tra Xã hội học chăng? :cuoihaha::cuoihaha: