Lu Song Qing
Cố Vấn Chuyên Môn
Lớp học trang bị cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, kỹ năng nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin, kỹ năng ra quyết định...
Những ngày đầu tháng 9, rảo một vòng quanh các điểm hẹn của giới trẻ TPHCM từ Nhà Văn hóa Thanh niên, các trung tâm đào tạo, huấn luyện đến Trường ĐH Nông Lâm... đâu đâu cũng thấy những tấm băng-rôn, tờ rơi có nội dung: “Chiêu sinh khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sống”. Có thể nói, chưa bao giờ, kỹ năng sống lại được quan tâm, nhắc đến nhiều như vậy.
Đi học để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn
Điều đáng chú ý nhất là những khóa đào tạo này, dù thu phí hay không, đều thu hút được một lượng khá lớn sinh viên tham gia. Từ cuối năm 2007 đến nay, chương trình đào tạo Bạn trẻ và kỹ năng sống tại Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM do Báo Người Lao Động, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam phối hợp tổ chức đã thực hiện được 3 khóa đào tạo. Mỗi khóa học, khi chiêu sinh, đều nhận được hàng trăm hồ sơ đăng ký tham dự.
Tuy nhiên, để bảo đảm điều kiện sinh hoạt tốt nhất nên mỗi khóa, chương trình chỉ tuyển chọn, đào tạo miễn phí cho 35 sinh viên có thành tích hoạt động đoàn, đội và điểm học tập từ khá trở lên. Trải qua hai tháng cùng học, cùng vui chơi, làm việc, nhóm bạn Nguyễn Đặng Thu Hường, Huỳnh Minh Sự, Trần Hương Lan..., thành viên khóa III của chương trình nhận xét: “Chính lớp học kỹ năng sống đã làm chúng tôi nhận ra những “điều giản dị biết cười” xung quanh mình, để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.”
Nhóm Bắp Rang Bơ, cựu thành viên của chương trình, đánh giá: “Kỹ năng sống là lớp học của sự sẻ chia và trưởng thành”. Mỗi thành viên sau khóa đào tạo đều biết, mình đã lớn hơn, vững vàng hơn trước những tình huống muôn màu của cuộc sống.
Chính các bạn cũng mong muốn rằng lớp học này sẽ hướng thêm tới đối tượng khác, người khuyết tật. Theo dõi video clip Phép mầu kỹ năng sống do nhóm bạn này thể hiện, với nhân vật trung tâm là cô bé Linh luôn mặc cảm với hình hài của mình trong hành trình đi tìm sự tự tin, mới thấy, sự đồng cảm của các bạn dành cho những mảnh đời bất hạnh là không nhỏ.
Sự mong mỏi của các bạn sẽ khiến những người thực hiện chương trình phải suy nghĩ thật nhiều bởi, đối tượng mà các bạn nghĩ đến cần thiết những kỹ năng hơn ai hết. “Sống có kỹ năng, người ta có thể bước qua những khiếm khuyết về hình thể dễ dàng”- tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn nhận định.
Tự trang bị kỹ năng sống
Từ kỹ năng diễn đạt, kỹ năng nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin, kỹ năng ra quyết định... được trang bị ngay từ những ngày đầu khóa học, những bạn sinh viên đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Đào Xuân Hiệp, sinh viên Trường ĐH Bách khoa, thẳng thắn nhận xét: “Thực sự, có bài giảng trong vài giờ học của các thầy cô không như tôi mong đợi”.
Nguyên nhân của nhận xét này, theo Hiệp, là những định nghĩa có tính chất đóng khung của các kỹ năng như “lắng nghe là gì?”; “ứng xử là gì?”... Thế nhưng cậu sinh viên năm cuối khoa cơ khí này vẫn kiên trì đến lớp. “Thú thật, tôi học được rất nhiều từ bạn bè trong lớp. Hành xử của các bạn, đối chiếu với các bài giảng để có cái nhìn cụ thể về từng kỹ năng”- Hiệp tiết lộ.
Khi nghe được điều này, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, một trong những người theo dõi chương trình từ những ngày đầu tiên, đã không nén được niềm vui. Anh phấn khởi cho biết: “Đó chính là cách học mà chúng tôi muốn các bạn sinh viên áp dụng. Quan sát từ thực tế để trang bị kỹ năng sống cho mình. Đội ngũ giảng viên chúng tôi, chỉ có thể làm nhiệm vụ của người dẫn đường”.
Hình ảnh mà tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn ví von khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Giữa nhịp sống nhiều va chạm đến mức con người có thể nhẫn tâm đến mức cắt tay, chân đứa con 3 tuổi của mình, thải cyanure cực độc ra môi trường không qua xử lý, để melamine gây sạn thận có mặt trong sữa bột... thì cần lắm, những hướng dẫn viên, đưa giới trẻ đến con đường thành công theo lối thẳng.
Những ngày đầu tháng 9, rảo một vòng quanh các điểm hẹn của giới trẻ TPHCM từ Nhà Văn hóa Thanh niên, các trung tâm đào tạo, huấn luyện đến Trường ĐH Nông Lâm... đâu đâu cũng thấy những tấm băng-rôn, tờ rơi có nội dung: “Chiêu sinh khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sống”. Có thể nói, chưa bao giờ, kỹ năng sống lại được quan tâm, nhắc đến nhiều như vậy.
Đi học để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn
Điều đáng chú ý nhất là những khóa đào tạo này, dù thu phí hay không, đều thu hút được một lượng khá lớn sinh viên tham gia. Từ cuối năm 2007 đến nay, chương trình đào tạo Bạn trẻ và kỹ năng sống tại Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM do Báo Người Lao Động, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam phối hợp tổ chức đã thực hiện được 3 khóa đào tạo. Mỗi khóa học, khi chiêu sinh, đều nhận được hàng trăm hồ sơ đăng ký tham dự.
Tuy nhiên, để bảo đảm điều kiện sinh hoạt tốt nhất nên mỗi khóa, chương trình chỉ tuyển chọn, đào tạo miễn phí cho 35 sinh viên có thành tích hoạt động đoàn, đội và điểm học tập từ khá trở lên. Trải qua hai tháng cùng học, cùng vui chơi, làm việc, nhóm bạn Nguyễn Đặng Thu Hường, Huỳnh Minh Sự, Trần Hương Lan..., thành viên khóa III của chương trình nhận xét: “Chính lớp học kỹ năng sống đã làm chúng tôi nhận ra những “điều giản dị biết cười” xung quanh mình, để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.”
Nhóm Bắp Rang Bơ, cựu thành viên của chương trình, đánh giá: “Kỹ năng sống là lớp học của sự sẻ chia và trưởng thành”. Mỗi thành viên sau khóa đào tạo đều biết, mình đã lớn hơn, vững vàng hơn trước những tình huống muôn màu của cuộc sống.
Chính các bạn cũng mong muốn rằng lớp học này sẽ hướng thêm tới đối tượng khác, người khuyết tật. Theo dõi video clip Phép mầu kỹ năng sống do nhóm bạn này thể hiện, với nhân vật trung tâm là cô bé Linh luôn mặc cảm với hình hài của mình trong hành trình đi tìm sự tự tin, mới thấy, sự đồng cảm của các bạn dành cho những mảnh đời bất hạnh là không nhỏ.
Sự mong mỏi của các bạn sẽ khiến những người thực hiện chương trình phải suy nghĩ thật nhiều bởi, đối tượng mà các bạn nghĩ đến cần thiết những kỹ năng hơn ai hết. “Sống có kỹ năng, người ta có thể bước qua những khiếm khuyết về hình thể dễ dàng”- tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn nhận định.
Tự trang bị kỹ năng sống
Từ kỹ năng diễn đạt, kỹ năng nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin, kỹ năng ra quyết định... được trang bị ngay từ những ngày đầu khóa học, những bạn sinh viên đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Đào Xuân Hiệp, sinh viên Trường ĐH Bách khoa, thẳng thắn nhận xét: “Thực sự, có bài giảng trong vài giờ học của các thầy cô không như tôi mong đợi”.
Nguyên nhân của nhận xét này, theo Hiệp, là những định nghĩa có tính chất đóng khung của các kỹ năng như “lắng nghe là gì?”; “ứng xử là gì?”... Thế nhưng cậu sinh viên năm cuối khoa cơ khí này vẫn kiên trì đến lớp. “Thú thật, tôi học được rất nhiều từ bạn bè trong lớp. Hành xử của các bạn, đối chiếu với các bài giảng để có cái nhìn cụ thể về từng kỹ năng”- Hiệp tiết lộ.
Khi nghe được điều này, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, một trong những người theo dõi chương trình từ những ngày đầu tiên, đã không nén được niềm vui. Anh phấn khởi cho biết: “Đó chính là cách học mà chúng tôi muốn các bạn sinh viên áp dụng. Quan sát từ thực tế để trang bị kỹ năng sống cho mình. Đội ngũ giảng viên chúng tôi, chỉ có thể làm nhiệm vụ của người dẫn đường”.
Hình ảnh mà tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn ví von khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Giữa nhịp sống nhiều va chạm đến mức con người có thể nhẫn tâm đến mức cắt tay, chân đứa con 3 tuổi của mình, thải cyanure cực độc ra môi trường không qua xử lý, để melamine gây sạn thận có mặt trong sữa bột... thì cần lắm, những hướng dẫn viên, đưa giới trẻ đến con đường thành công theo lối thẳng.
Đặng Quý Yên
(Báo Người Lao động)
Link: http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/240568.asp
(Báo Người Lao động)
Link: http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/240568.asp
Last edited by a moderator: