[KN GIAO TIẾP] 10 “điểm mù” của nhà lãnh đạo

thaihabooks

Thanh viên kỳ cựu
Nếu không nhanh chóng khắc phục, các “điểm mù” sẽ gây tác hại lớn cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như việc kinh doanh của họ.

Bất cứ ai cũng có “điểm mù”, ngay cả những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất. Điểm mù tức là bản thân nhà lãnh đạo không nhận ra khiếm khuyết của mình nhưng người khác thì thấy rất rõ. Nếu không nhanh chóng khắc phục, các điểm mù này sẽ gây hại rất lớn cho bản thân nhà lãnh đạo lẫn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Tự Mình Làm Mọi Việc

Biểu hiện: Từ chối nhận hỗ trợ, ra quyết định mà không cân nhắc ý kiến của người khác.
Tác hại: Việc nhà lãnh đạo hành xử độc lập, ôm đồm mọi việc có thể khiến nhân viên cảm thấy bất an, nhất là khi nhà lãnh đạo đưa ra một quyết định sai lầm. Sai lầm này sẽ nhanh chóng lan truyền trong công ty và làm xói mòn niềm tin nơi nhân viên.
Khắc phục: Làm cho nhân viên hiều rằng, bạn sẵn sàng phối hợp và cần sự hỗ trợ của họ. Yêu câu họ chỉ ra khi bạn có biểu hiện “cô lập” để ngừng ngay hành vi này.

2. Không Nhạy Cảm


Biểu hiện: Không biết mình đang gây ra phản ứng tiêu cực nơi người khác, không tế nhị trước những sự khác biệt về văn hoá, đòi hỏi người khác phải hành động giống mình, chỉ trích và coi thường nhân viên, không quan tâm đến phản ứng của người khác và cho đó là vấn đề của họ.
Tác hại: Thiếu nhạy cảm và thiếu nhận thức sẽ tạo ra môi trường làm việc tiêu cực. Nhân viên thụ động, không dám nói lên ý kiến của mình vì sợ làm mếch lòng cấp trên.
Khắc phục: Tìm hiểu xem mình đã tác động đến người khác như thế nào bằng cách yêu cầu họ cho nhận xét trước khi bạn kết thúc cuộc nói chuyện. Chẳng hạn, bạn hỏi: Anh có thấy tôi lắng nghe ý kiến của anh không? Anh có nghĩ rằng tôi có niềm tin ở anh? Tôi có làm anh thất vọng không? Tôi có nói điều gì làm rạn nứt mối quan hệ giữa chúng ta?

3. Luôn Có Thái Độ Kiểu “Tôi Biết Tất Cả”

Biểu hiện: Quan điểm cứng nhắc và bảo thủ, suy nghĩ thiếu tích cực, thiếu phán đoán, không chịu lắng nghe, không màng gì đến người khác có ý kiến gì, tranh luận với bất cứ người nào không đồng ý với quan điểm của mình, không chấp nhận những biện pháp thay thế và không cân nhắc những lựa chọn khác.
Tác hại: Nhân viên cảm thấy bị xem thường và thấy mình không quan trọng đối với công ty, từ đó nãy sinh tâm lý bất mãn. Trước thái độ kiểu “tôi biết tất cả” của lãnh đạo, mọi ý tưởng cải tiến, sáng tạo sẽ nhanh chóng bị dập tắt.
Khắc phục: Phải thừa nhận khuyết điểm này đã khiến bạn bỏ lỡ những thông tin và ý tưởng mang tính xây dựng. Chẳng hạn, bạn phải tự hỏi: Mình đã bỏ lỡ điều gì? Mình đã không thấy điều gì?

4. Tránh Đề Cập Đến Những Vấn Đề Khó Khăn

Biểu hiện: Không đưa ra quan điểm rõ ràng khi nói chuyện với nhân viên, thiếu thái độ cứng rắn, chỉ đề cập “bề nổi” của vấn đề mà không đi vào chi tiết, nội dung cụ thể.
Tác hại: Khi không nói rõ bạn muốn nhân viên làm gì và đặt ra mục tiêu để họ thực hiện, nhân viên sẽ tự làm việc mà không cí định hướng rõ ràng, rất dễ đi sai lệch mục tiêu. Điều quan trọng hơn là họ cảm thấy bối rối và thiếu niềm tin ở nhà lãnh đạo.
Khắc phục: Nói rõ bạn muốn nhân viên làm điều gì, đưa ra thời hạn hoàn thành và đánh giá kết quả của việc đó. Bạn cũng nên yêu cầu họ nhận xét thẳng thắn về cách làm việc của bạn và đảm bảo rằng, họ hiểu phần việc được giao.

5. Đổ Lỗi Cho Người Khác Hoặc Cho Hoàn Cảnh

Biểu hiện: Luôn viện lý do bào chữa cho một sai lầm hay thất bại của bản thân, xem thường người khác, luôn bảo thủ và không xem trọng ý kiến đóng góp của nhân viên, hay chỉ trích, phên bình người khác.
Tác hại: Những nhà quản lý chỉ biết đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh sẽ bị cho là tiểu nhân, thù vặt. Hành động này sẽ gây chia rẽ nội bộ., tạo phe phái, gây mất đoàn kết. Để tránh bị sếp chỉ trích, nhân viên không dám phản đối mà chỉ thụ động “chờ xem”.
Khắc phục: Hãy tự hỏi liệu cách cư xử của mình có góp phần dẫn đến thất bại. Can đảm hừa nhận mình cũng có phần trách nhiệm. Hãy tự thay đổi bản thân chứ không phải yêu cầu người khác thay đổi.

6. Không Xem Trọng Các Cam Kết

Biểu hiện: Không đưa ra các cam kết, nếu có cũng không thực hiện hoặc thực hiện trễ nãi, luôn trốn tránh để không phải thực hiện cam kết, dễ dãi đưa ra cam kết mà không hề có ý định thực hiện chúng.
Tác hại: Khi mọi người không tin tưởng vào cam kết của bạn, họ sẽ mất lòng tin và xem thường mọi lời nói của bạn. Điều nguy hiểm là nhân viên sẽ học kiểu “hứa cuội” như bạn. Môi trường làm việc sẽ trở nên dễ dãi, chấp nhận trăm ngàn lý do cho những thất bại trong kinh doanh, từ đó hoạt động kém hiệu quả.
Khắc phục: Luôn nói rõ ràng điều bạn cam kết và điều bạn không thể hứa được. Nếu đã cam kết, bạn phải kiên quyết thực hiện đúng thời hạn.

7. Có Suy Nghĩ Tiêu Cực Về Người Khác

Biểu hiện: Có những đánh giá tiêu cực về người khác, có những cử chỉ thể hiện sự thất vọng hay bất đồng ý kiến mà không nói rõ ràng thẳng thắng, nói xấu một người nào đó với người khác, luôn xem mọi người ở phe đối địch
Tác hại: Khi bạn có thái độ thù địch với người khác, bạn sẽ bị cho là không trung thực, lừa dối và không đáng tin cậy, thậm chí yếu kém. Người ta sẽ không còn tin tưởng bạn và luôn tự hỏi bạn đã nói xấu gì về họ. Hành vi này của bạn sẽ phá tan mọi mối quan hệ và bạn sẽ không còn có thể gây ảnh hưởng đối với người khác.
Khắc phục: Tự “báo động” khi bạn có những nhận xét tiêu cực về người khác. Ngay lúc bạn nhận ra mình đang nuôi những ý nghĩ thù địch với người khác, hãy ngừng ngay. Sẵn sàng xin lỗi và đính chính với thái độ tích cực, thành tâm và nói chuyện thẳng thắn với người mà bạn đã có xích mích.

8. Không Toàn Tâm Toàn Ý Thực Hiện Cam Kết

Biểu hiện: Không chấp nhận thay đổi và từ chối sự hỗ trợ từ người khác, thiếu sự đam mê và nhiệt tình khi thực hiện cam kết. Nói cách khác, miệng thì nói đồng ý nhưng hành đọng lại không thể hiện được điều đó.
Tác hại: Các nhà lãnh đạo thiếu minh bạch thường được xem là không thành thật, giả dối. Khi bạn ‘bằng mặt mà không bằng lòng”, người khác sẽ nhận ra ngay. Hành vi của bạn sẽ kiềm hãm sự thay đổi tích cực và khiến bạn tự tách rời khỏi tổ chức.
Khắc phục: Khi bạn không thể đưa ra một cam kết trọn vẹn, hãy nói rõ cho mọi người biết bạn bị “kẹt” ở chỗ nào thay vì để hành vi của bạn thể hiện điều đó. Hãy nói rõ ràng và yêu cầu sự hỗ trợ để bạn có thể thực hiện cam kết một cách trọn vẹn.

9. Không Có Lập Trường


Biểu hiện: Thiếu sự rõ ràng và thiếu sự định hướng trong mọi vấn đề dù lớn hay nhỏ, không dám ra quyết định vì sợ phải chịu trách nhiệm về quyết định đó, lặp lại các quyết định mà bạn đã đưa ra trước đó, cam kết mơ hồ, thiếu hành động kiên quyết.
Tác hại: Nhân viên sẽ mất niềm tin nơi nhà lãnh đạo khi ông\bà ta chỉ luôn trông chờ vào sự đồng thuận từ những người khác mà không dám đưa ra quyết định của bản thân, hoặc chậm ra quyết định, không có lập trường vững chắc. Kết quả thực hiện sẽ vì thế mà kém hiệu quả bởi nhân viên phải mất thời gian để phỏng đoán thực ra bạn muốn làm gì.
Khắc phục: Đừng để mọi người phải đọc ý nghĩ của bạn và luôn rõ ràng về điều mà bạn muốn nhân viên làm, cũng như điều mà bạn cam kết thực hiện. Bạn phải luôn có lập trường vững chắc, thậm chí khi chưa thể ra một quyết định ngay lúc đó thì hãy nói: “Bây giờ tôi vẫn chưa thể ra quyết định về vấn đề này. Nhưng tôi sẽ cho các bạn câu trả lời vào cuối tuần tới.

10. Chấp Nhận Tình Trạng Hiện Tại Của Công Ty

Biểu hiện: Duy trì tình trạng hiện tại hoặc chỉ thực hiện những thay đổi nhỏ giọt, không chấp nhận tìm kiếm những giải pháp mới, những ý tưởng mới, chỉ phản ứng thụ động thay vì chủ động.
Tác hại: Không khích lệ nhân viên làm việc, dập tắt mọi ý tưởng sáng tạo khiến nhân viên có suy nghĩ “ mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi ở công ty này”.
Khắc phục: Tìm hiểu xem bạn đã “thoái chí” ở điểm nào? Luôn khuyến khích sự sáng tạo và cải thiện hiệu quả làm việc bằng cách trở thành tấm gương về cải tiến và sáng tạo để nhân viên noi theo.
(Theo Business Weekend)
 

khanh38

Thanh viên kỳ cựu
Mình chưa phải là nhà lãnh đạo, nhưng các điều đó cũng giúp mình hiểu được các vấn đề cần khắc phục của nhà nhà lãnh đạo, biết đâu sau này....chúng ta trở thành nhà...hehehe
 

khanh38

Thanh viên kỳ cựu
không khó viết mà vì tớ muốn chúng ta ai cũng muốn điền được từ đó thay cho mình mà.
 

Traucon_n

[♣]Thành Viên CLB
Lãnh đạo ở đây theo em thì có rất là nhiều nghĩa. Ví dụ đơn giản như: Lớp trưởng, trưởng nhóm, tổ trưởng,... Mà thực ra, mỗi chúng ta đều là những nhà lãnh đạo. Vì mỗi người đều có quyền quyết định đối với cuộc sống của bản thân mình. Chính vì thế, Kỹ năng lãnh đạo có thể giúp ích cho tất cả chúng ta.

P.s Cảm ơn anh/chị thaihabook đã giúp em thấy thêm những điểm hạn chế của bản thân, để tìm cách khắc phục nó ah. :x
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
K [KN GIAO TIẾP] Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong DN : ưu và nhược điểm Kỹ năng lãnh đạo 0
stevenquy [KN GIAO TIẾP] Bí Quyết Lãnh Đạo Của Alecxander Đại Đế Kỹ năng lãnh đạo 0
Tom [KN GIAO TIẾP] Lãnh đạo là phát triển những nhà lãnh đạo khác Kỹ năng lãnh đạo 3
D [KN GIAO TIẾP] Chia Sẻ Tài Liệu Huấn Luyện Nhân Viên Kỹ năng lãnh đạo 2
D [KN GIAO TIẾP] Kiểm soát cảm xúc của nhân viên Kỹ năng lãnh đạo 0
meongo_204 [KN GIAO TIẾP] Làm sao để trở thành bí thư lớp tốt? Kỹ năng lãnh đạo 6
X [KN GIAO TIẾP] Nắm bắt tính cách bất kỳ ai Kỹ năng lãnh đạo 8
D [KN GIAO TIẾP] Quản lý một mối quan hệ đối tác thành công Kỹ năng lãnh đạo 2
thyngo [KN GIAO TIẾP] Hỏi về kỹ năng làm lớp trưởng? Kỹ năng lãnh đạo 15
lampham [KN GIAO TIẾP] Bạn có đủ tố chất để có thể làm CEO không? Kỹ năng lãnh đạo 0
TriTri_Livingskills [KN GIAO TIẾP] Để tịnh tâm, lãnh đạo chính mình Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Nghệ Thuật Lãnh Đạo Trong Các Bộ Phim Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Để trở thành một người lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 0
dothanhvietquynhon [KN GIAO TIẾP] Cần tư vấn về kỹ năng lãnh đạo!!! Kỹ năng lãnh đạo 3
vtttam1989 [KN GIAO TIẾP] Khái niệm về lãnh đạo của sinh viên Kỹ năng lãnh đạo 0
stevenquy [KN GIAO TIẾP] 5 bí quyết lựa chọn thành viên lý tưởng cho nhóm Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Phát Triển Và Thực Hành Kỹ Năng Lãnh Đạo Kỹ năng lãnh đạo 1
D [KN GIAO TIẾP] Xây Dựng Lòng Tin Thông Qua Xung Đột Kỹ năng lãnh đạo 0
lampham [KN GIAO TIẾP] Những kĩ năng quản lý Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Động Lực Kỹ năng lãnh đạo 1
benny [KN GIAO TIẾP] Triết lý làm quan Kỹ năng lãnh đạo 0
bluesea88 [KN GIAO TIẾP] Một cách dùng người. Kỹ năng lãnh đạo 2
Sóng [KN GIAO TIẾP] Bí quyết chọn người kê thừa Kỹ năng lãnh đạo 0
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống Kỹ năng lãnh đạo 3
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Danh mục các bài viết trong Box Kỹ năng lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 0
thaihabooks [KN GIAO TIẾP] 10 căn bệnh của nhà quản lý Kỹ năng lãnh đạo 1
thaihabooks [KN GIAO TIẾP] [Bốn nguyên tắc thương lượng hiệu quả Kỹ năng lãnh đạo 0
N [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng quản lý Câu lạc bộ kỹ năng mềm Kỹ năng lãnh đạo 3
merlion [KN GIAO TIẾP] 3 ngày làm trợ lý CEO & CEO? Tại sao không??? Kỹ năng lãnh đạo 2
thaihabooks [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng cho lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 2
T [KN GIAO TIẾP] QUYẾT ĐỊNH-Ai không dám quyết định, người ấy tự trói mình Kỹ năng lãnh đạo 3
P [KN GIAO TIẾP] 10 kỹ năng giúp bạn thành công Kỹ năng lãnh đạo 5
LuckyStar [KN GIAO TIẾP] Đường tới thành công Kỹ năng lãnh đạo 1
kienceo [KN GIAO TIẾP] Lãnh đạo toàn tập: Sách vở và Kinh nghiệm! Kỹ năng lãnh đạo 1
ivenle [KN GIAO TIẾP] Ngụ ngôn về những bài học về quản lý Kỹ năng lãnh đạo 17
LuckyStar [KN GIAO TIẾP] Quyền lực từ năng lực chuyên môn Kỹ năng lãnh đạo 1
K [KN GIAO TIẾP] Giải pháp đào tạo cho DN với ngân sách hạn chế thời khủng hoảng Kỹ năng lãnh đạo 2
K [KN GIAO TIẾP] Sốc lại tinh thần làm việc của nhân viên thời khủng hoảng Kỹ năng lãnh đạo 0
K [KN GIAO TIẾP] Tuyển dụng và giữ người giỏi trong doanh nghiệp nhỏ Kỹ năng lãnh đạo 1

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top