[KN GIAO TIẾP] Hoat động giúp phát triển kỹ năng lắng nghe

thuyussh

Thanh viên kỳ cựu
KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Trong khoảng thời gian mà bạn sử dụng để giao tiếp ở nơi làm việc, nói chiếm 23% thời lượng và nghe chiếm 55%. Sau đây là những kỹ năng nghe mà bạn cần.

1. Lắng nghe cẩn thận những gì người khác nói, chú ý giữ điệu và cử chỉ để hiểu được nội dung và cảm xúc.

2. Trả lời với cách thức thể hiện rằng bạn đã hiểu những gì vừa nghe.
Chúng ta sẽ cùng gặp Michell Ward. Bà là một phó chủ tịch ngân hàngvà là giám đốc nhân sự khu vực. Michell phụ trách việc tuyển dụng, thăng tiến, sa thải và trả kương cho nhân viên ngân hàng tại hai bang.

TG : Việc lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào trong công việc của chị, MIchell?

Michell : Lắng nghe mọi người là việc quan trọng nhất mà tôi làm trong công việc của mình. Tôi phải lắng nghe chăm chú và cố gắng làm cái gì đó phù hợp với mối quan tâm lớn nhất của người đó. Tôi phải “đi vòng quanh” những thông tin mà họ cung cấpcho tôi và xác định xem họ muốn nói với tôi điều gì. Tôi phải đặt những câu hỏi quan trọng để có những câu trả lời cần thiết.

TG : Chị có sử dụng những “thủ thuật nghe”?

Michell : Tôi sử dụng nhiều “câu hỏi bỏ ngỏ”, chẳng hạn “ Anh có thể nói them về điều đó?”. Có những “thủ thuật” mà tôi thường sử dụng. Chẳng hạn, gật đầu sẽ khuyến khích người khác nói. Tôi đã học cách để không giờ e sợsự im lặng. Tôi cố gắng tạo cho mọi người cảm giác là tôi sẵn sàng nói về bất cứ chuyện gì; không có chuyện gì là “nhảm nhí” nếu họ thực sự muốn nói.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÚP BẠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE

1. Yêu cầu một người bạn chọn cho bạn một đồ vật hay một hoa văn mẫu để vẽ. Bạn không nhìn thấy vật mẫu mà chỉ lắng nghe những hướng dẫn của người đó. So sánh mẫu vẽ của bạn với mẫu gốc. Thực hành vài lần, mỗi lần với một vật mẫu khác.

2. Yêu cầu một người bạn đọc một câu gồm 15 đến 20 từ, đọc to chỉ hai lần. Viết lại câu này theo trí nhớ của bạn và so sánh với câu gốc. Thực hành đến lúc bạn có thể viết được những câu dài hơn một cách chính xác.

3. Chọn một chương trình hài kịch trên tivi và cùng xem với một người bạn. xem xong, tóm tắt kịch bản, đề cập đến các nhân vật chính và vai diễn của họ trong kịch. Yêu cầu người bạn có nhận xét.

4. Yêu cầu một người bạn đọc to một đoạn văn từ một bài báo hay một câu chuyện. Sau đó đặt vài câu hỏi về nội dung cho người bạn này. Thực hành thường xuyên.

5. Lắng nghe một người bạn miêu tả cảm xúc của họ về một tình huống nào đó. Tóm tắt những cảm xúc đó mà không phán xét.

6. Yêu cầu một người bạn kể lại tất cả những hoạt động của anh/chị ta ngày hôm trước. Lắng nghe cẩn thận và tóm tắt.

7. Yêu cầu một người bạn xem bạn là bác sĩ của anh/chị ta và giải thích những triệu chứng của một căn bệnh tưởng tượng. Lắng nghe và tóm tắt các triệu chứng một cách chính xác.

8. Yêu cầu một người bạn liệt kê 10 đồ vật không có trong nhà. Lắng nghe cẩn thận, sau một phút, lặp lại theo đúng trật tự đã được liệt kê. Hầu hết mọi người đều mắc lỗi khi thực hành bài tập này. Sau đó thực hành bài tập này lần thứ hai. Khi lắng nghe, vẽ nên một bức tranh “ngớ ngẩn” thể hiện sự liên quan giữa đồ vật thứ nhất và đồ vật kế tiếp. Chẳng hạn : 1- muỗng, 1- bàn, 3- điện thoại - tưởng tượng hàng trăm chiếc muỗng đang nhảy múa trên bàn của bạn. Sau đó là cảnh chiếc bàn của bạn đang trả lời điện thoại… Bằng cách này, nhiều ngày sau bạn vẫn còn nhớ đến những danh sách này. Kế đến, cố gắng đưa các từ trừu tượng và danh sách này ( ví dụ : hạnh phúc, đói, sợ hãi).

9. Cùng với một người bạn thảo luận về những đề tài sau : Bộ phim mà bạn thích nhất, chương trình truyền hình, môn thể thao, kỳ nghỉ hè, quyển sách, món ăn, sở thích bạn yêu thích nhất.

10. Cuối một giờ học, tóm tắt những gì đã học bằng miệng và bằng văn viết.

11. Lắng nghe hai sinh viên đang tranh luận về một vấn đề nào đó hay một vấn đề về thế giới. Sau đó tóm tắt những gì hai người nói một cách khách quan.

12. Đã bao nhiêu lần bạn gặp phải tình huống sau : nói với một người mà phát hiện ra rằng họ không hề lắng nghe bạn? Những dấu hiệu thể hiện sự không chú ý này là : không giao tiếp bằng mắt, ngáp, ngắt lời, nhìn vào đồng hồ hay trả lời bằng cách nói về một điều nào khác.

KỸ NĂNG LẮNG NGHE GIÚP XÂY DỰNG TÌNH BẠN
Sau đây là một vài “kỹ thuật lắng nghe” sẽ giúp ích cho bạn.

a- Sử dụng ngôn ngữ thân thể. Đối diện người nói một cách thẳng thắn, hướng về phía trước và có sự giao tiếp thích hợp bằng mắt. Bạn phải làm sao để cơ thể bạn thể hiện là “ Tôi muốn nghe những gì anh nói”.

b- Nhắc lại những ý nghĩ hay cảm xúc mà bạn đang nghe . Điều này chứng tỏ là bạn đang thực sự lắng nghe.
Chẳng hạn bạn có thể trả lời bằng cách nói “ Bạn đã nói là …?” hoặc “ Hình như bạn đang cảm thấy là…?”.

c- Đặt những câu hỏi bỏ ngỏ, những câu hỏi không thể trả lời bằng một, hay hai từ như “có” hay “không”. Một số câu hỏi kiểu như là : “Anh có thể nói thêm về chuyện đó không?”, “Sau đó, anh cảm thấy thế nào?”.

d- Biết cách im lặng. Thỉnh thoảng, chúng ta nên lắng nghe một cách chăm chú và không nói gì cả. điều này giúp người nói tự do diễn đạt mà không có cảm giác bị thúc ép.
Dần dần, khi có kinh nghiệm, bạn sẽ biết khi nào là thích hợpđể sử dụng những kỹ năng này.

Nghe - một quyền lực lặng lẽ

Khả năng nghe là một trong những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một nhân viên lý tưởng. Thông thường, lắng nghe có giá trị “hàng triệu đô” trong hoàn cảnh có sai lầm mắc phải…
Người nghe giỏi và kém
Đâu là đặc điểm phân biệt giữa những người giỏi và kém lắng nghe? Một nghiên cứu được tiến hành trên 900 sinh viên từ độ tuổi 17 đến 70 đã chỉ ra những đặc tính của người biết và không biết lắng nghe.
Người nghe giỏi:
1. Có ánh mắt giao tiếp thích hợp.
2. Chú ý, lưu tâm đến ngôn từ và cử chỉ phi ngôn ngữ của người nói.
3. Kiên nhẫn và không ngắt lời (cho đến khi người nói hoàn thành).
4. Có sự đáp trả, diễn tả qua lời nói và hành động.
5. Giọng hỏi không hăm doạ.
6. Có thể tóm tắt, thuật ngắn gọn những gì người nói vừa kể.
7. Cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng
8. Có sự đồng cảm (ngôn từ biểu lộ sự thấu hiểu với người nói).
9. Bày tỏ sự quan tâm.
10. Thể hiện thái độ thích thú và sẵn sàng lắng nghe.
11. Không chỉ trích hoặc thiếu sự đánh giá.
12. Cởi mở.
Người nghe kém:
1. Ngắt lời người nói (thiếu kiên nhẫn).
2. Không có ánh mắt giao tiếp (nhìn xung quanh).
3. Phân tán, không chú ý đến người nói.
4. Không quan tâm đến những gì người nói kể.
5. Rất ít hoặc không đưa thông tin phản hồi cho người nói (cả ngôn từ và phi ngôn từ).
6. Thay đổi chủ đề.
7. Chỉ trích.
8. Không cởi mở.
9. Nói quá nhiều.
10. Chỉ quan tâm đến mình.
11. Đưa ra những lời khuyên không mong muốn.
12. Quá bận để lắng nghe.

Những nghiên cứu trong hai thập kỷ qua với 500 huấn luyện viên và tư vấn doanh nghiệp đều có kết quả tương tự.

Hãy năng động
Một phương thức hữu hiệu để leo cao hơn trong sự nghiệp đó là tăng cường khả năng nghe của bạn. Những nhân viên lao động theo giờ có thể sử dụng 30% thời gian của họ để lắng nghe, trong khi đó những nhà quản lý dùng đến 60% và trên 70% là con số của các nhà quản trị. Liệu lắng nghe hiệu quả có dẫn đến sự thăng tiến nghề nghiệp? Về cơ bản, để thành công bạn phải là người biết lắng nghe và khả năng nghe tốt là nghe một cách chủ động.

Để trở thành người nghe chủ động, bạn phải bắt đầu với sự nhận thức. Khi nào mọi người tức giận với khả năng giao tiếp kém cỏi của bạn? Khi nào bạn có vấn đề với việc giao tiếp? Cách bạn lắng nghe như thế nào? Hãy hỏi mọi người bạn có thể làm gì để trở thành người nghe tốt hơn vì người khác có thể nhìn thấy lỗi lầm của bạn tốt hơn.

Sức mạnh của việc lắng nghe

Để trở thành một người lắng nghe thành công, bạn phải tin rằng nghe có sức mạnh đặc biệt của nó. Khi xã hội đã nhấn mạnh quá nhiều vào lời nói như một cách chiến thắng, thì người nghe giỏi có tầm ảnh hưởng mang tính chất phá vỡ và mang quyền lực một cách lặng lẽ. Vì người nói sẽ ít sức mạnh hơn nếu không có người nghe. Người nói chia sẻ sự thông thái và cố gắng thuyết phục còn người nghe lại tạo ra ý nghĩa của những thông tin được nghe. Chính họ là sự lựa chọn cuối cùng cho những gì họ nghe thấy.
(Sưu tầm)
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Đã từng được nghe nhiều lần về kỹ năng lắng nghe, nhưng vẫn chưa thể là người lắng nghe tốt.
Lúc nghe người khác, trong đầu mình vẫn diễn ra những lý giải, đánh giá, phân tích và khuyên bảo.
Đôi khi, phải luyện rất nhiều năm để có thể có được cái gọi là kỹ năng lắng nghe. Trước hết là phải biết hạ cái Tôi của mình xuống để thật sự lắng nghe hết những gì người đối diện đang nói với mình.
Lắng nghe bao gồm cả quan sát, nghe và cảm nhận bằng trái tim.
"Hãy lắng nghe cả cảm xúc của người đối diện trong câu chữ của họ".
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
D [KN GIAO TIẾP] Cải thiện kỹ năng lắng nghe Kỹ năng lắng nghe 2
D [KN GIAO TIẾP] Bảy kiểu người nghe và bí quyết nghe tốt Kỹ năng lắng nghe 1
Tom [KN GIAO TIẾP] Học cách Lắng Nghe Chân Thành !!! Kỹ năng lắng nghe 2
benny [KN GIAO TIẾP] Lắng nghe - Một nghệ thuật trong giao tiếp Kỹ năng lắng nghe 8
KendyDat [KN GIAO TIẾP] [KN Lắng nghe] Quy luật ấm chén Kỹ năng lắng nghe 5
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng sử dụng điện thoại trong giao tiếp Kỹ năng lắng nghe 12
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng lắng nghe chủ động, tích cực Kỹ năng lắng nghe 9
C [KN GIAO TIẾP] Kinh nghiệm lắng nghe từ bản thân! Kỹ năng lắng nghe 0
T [KN GIAO TIẾP] Bí quyết giao tiếp hiệu quả . Kỹ năng lắng nghe 2
ivenle [KN GIAO TIẾP] [Mục lục] Xem trước khi post bài [ tf ] nhé ! Kỹ năng lắng nghe 0
KendyDat [KN GIAO TIẾP] Học cách lắng nghe hiệu quả Kỹ năng lắng nghe 8
redrosevn1110 [KN GIAO TIẾP] Lắng nghe bắt đầu từ ai? Kỹ năng lắng nghe 2
N [KN GIAO TIẾP] Lắng nghe hiệu quả - không phải chuyện dễ Kỹ năng lắng nghe 5
N [KN GIAO TIẾP] Bí quyết của người giao tiếp thành công! Kỹ năng lắng nghe 0
ivenle [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại Kỹ năng lắng nghe 3
Hương Trà [KN GIAO TIẾP] Học cách lắng nghe Kỹ năng lắng nghe 5
Hương Trà [KN GIAO TIẾP] Làm thế nào để cải thiện kỹ năng nghe? Kỹ năng lắng nghe 2
Hương Trà [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng lắng nghe 0
brown_hare [KN GIAO TIẾP] Bạn có biết lắng nghe? Kỹ năng lắng nghe 22

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top