huxu456
[♣]Thành Viên CLB
Người đạp xe 18 ngày đêm từ TPHCM đã đến Hà Nội vào lúc 14 giờ 50 phút ngày 5/2. Và lập tức hỏi đường đến báo Tiền phong. “Tôi đi để luyện tinh thần, luyện ý chí, niềm tin”- Trần Xuân Bình, 24 tuổi, nói.
Trần Xuân Bình tại Quảng trường Hồ Chí Minh
Trước đó, Bình tặng Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp 4 cuốn: Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, Vượt lên số phận, Biến ước mơ thành hiện thực, Quà tặng diệu kỳ. Đồng hương Quỳnh Long - Quỳnh Lưu - Nghệ An với Bình có Nguyễn Văn Sơn cũng đã làm một chuyến xe đạp từ TPHCM ngày 9/1, nhưng đến Nghệ An thì dừng, vì phải về quê cưới chị.
Sơn động viên Bình tiếp tục lên đường, còn bạn bè trong lớp Máy và thiết bị của Bình thì phản đối kịch liệt: Gầy yếu thế đi sao được? Nhỡ tai nạn thì ai lo, phải nghĩ tới gia đình nữa chứ? Nhưng Bình quyết tâm.
Cậu mua bản đồ, đọc sách Non nước Việt Nam để xem chỗ nào có di tích, nghĩa trang, tính cự ly rồi chia lộ trình cho phù hợp, mỗi ngày phải đi 8 tiếng đồng hồ, khoảng 150km.
Bình đang là sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, trước khi khởi hành mặt trắng môi đỏ, ra đến Hà Nội đã hơi giống “người lạc rừng 18 năm”. Mặt đen, đầu tóc bơ phờ, chân quần và giày lấm bụi trắng xóa.
Thi học kỳ xong, sáng 19/1 xuất phát giờ Thìn, nghỉ lần đầu tiên tại nhà bác Yên - công an thôn, một người khoong quen, tại Hàm Tân - Bình Thuận.
Thống kê của chủ nhân chiếc xe cào cào trong chuyến hành trình: lốp không thay, vá 3 lần, dắt 3 lần, tuyến Cà Ná - Phan Rang thuộc loại gian nan nhất: nắng gió, bể săm.
Bù lại, có những giây phút cực kỳ sảng khoái. Pha đổ dốc 15km/h trên đèo Hải Vân chỉ có phanh trước “ăn”, phanh sau chỉ bày cho đẹp, lại còn thả 2 tay khiến mấy ông bà Tây đạp xe ngược chiều sởn gáy. Đổ đèo mất 35 phút, lên đèo mất hai tiếng rưỡi đồng hồ.
Quê Quỳnh Lưu không xa QL1A nhưng không dám dừng lại, chỉ gọi bạn bè ra uống nước 30 phút ở Cầu Giát. “Tôi sợ cứ về nhà lại không đi được”. Nhà có 5 anh em, bố làm chài lưới. Bình cũng từng làm chài lưới, trượt đại học lần đầu xong vào Huế làm công nhân phụ hồ, bê tông cốt thép rồi vào TPHCM làm công nhân giày da.
Chuẩn bị thi tiếp ĐH, Bình về Nghệ An ôn thi, nhưng chả ôn được, vì nhỡ đậu thì cũng không có tiền mà học. Thế là lại đi biển, may là đỗ ĐH Công nghiệp TPHCM sau khi trượt ĐH Vinh.
“Ban đầu tôi định dùng xe không phanh (!). Thường thì đặt vào hoàn cảnh bí và khó mới biết cách xử lý tình huống thế nào”. Hỏi “Đời thế chưa đủ khó sao?”, Bình đáp: “Đời tôi khó thật, nhưng nhiều người còn khổ hơn. Tôi muốn nói rằng dù điểm xuất phát của người ta thấp đến đâu, nếu có ước mơ, hãy cố đạt được nó”.
Buổi trưa Bình thường ăn cơm bụi, có lúc gặm bánh chưng, thậm chí nhịn. Tối thì đến nhà dân ngủ, phần lớn họ đón tiếp nhiệt tình, chẳng hạn gia đình các bạn Dung, Nhật, Thảo, Tuân (cùng lớp ĐH).
Nhưng gia đình ông Cao Văn Viễn ở Tân Truyền -Tân Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình mới thật sự gây ấn tượng khó quên cho Bình. Ông đạp xe làm mủ cao su nhưng lúc nào cũng sẵn sàng đầu tư cho con cái học hành, lúc nào ngôi nhà cũng đầy ắp tiếng cười. Ông Viễn viết vào sổ hành trình của Bình: Muôn vàn khổ ải gian truân/ Gọi là kỷ niệm tuổi xuân cháu hè?
Hành trang chuyến đi cũng không nặng nề: mền, 2 áo mưa, 1 bình nước, dụng cụ sửa xe, 3 bộ đồ, 1 cái túi, 60 cuốn sách do First News tài trợ. Mỗi lần tặng sách cho trẻ em nghèo và Thư viện Đặng Thuỳ Trâm, là một lần cậu run run: “Tôi nghiệm ra được đi học là sướng lắm”. Cứ thấy nghĩa trang là vào thắp hương, cứ thấy thư viện và trẻ em là tặng sách.
“Tôi từng ao ước được một lần đi dọc đường đất nước để khám phá tiềm năng và văn hoá, cả những khó khăn ở mọi miền quê. Sau này tôi sẽ lập hội liên hiệp cứu trợ để xây dựng thư viện ở vùng sâu vùng xa, tìm hiểu tiềm năng làng nghề để phát triển kinh tế”.
Tại TPHCM, Bình cùng bạn bè đã thành lập CLB Phong cách biển được 5 tháng nay, hoạt động cũng xôm xôm: hệ thống quản lý nhà hàng, dịch vụ phát tờ rơi, trung tâm gia sư, chuẩn bị lập trang web.
Bình nói, cậu đi hiến máu nhân đạo mới biết mình có bệnh gan, người lại gầy tong teo, nhưng “chắc chắn ra đến đây là hết bệnh rồi”.
Bình vỗ lên yên xe đạp: “Cái này để lại cho thằng em đang làm công nhân xây dựng dùng. Tôi bắt ô-tô về Nghệ An. Phải mấy ngày nữa mới về, vì phải đi viếng Lăng Bác trước đã”. Chừng như thấy nhà báo không tin, Bình lắc tay: “10 năm nữa tôi báo cáo anh. Tôi không nghèo đâu!”.
Trần Thanh
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)

Trước đó, Bình tặng Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp 4 cuốn: Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, Vượt lên số phận, Biến ước mơ thành hiện thực, Quà tặng diệu kỳ. Đồng hương Quỳnh Long - Quỳnh Lưu - Nghệ An với Bình có Nguyễn Văn Sơn cũng đã làm một chuyến xe đạp từ TPHCM ngày 9/1, nhưng đến Nghệ An thì dừng, vì phải về quê cưới chị.
Sơn động viên Bình tiếp tục lên đường, còn bạn bè trong lớp Máy và thiết bị của Bình thì phản đối kịch liệt: Gầy yếu thế đi sao được? Nhỡ tai nạn thì ai lo, phải nghĩ tới gia đình nữa chứ? Nhưng Bình quyết tâm.
Cậu mua bản đồ, đọc sách Non nước Việt Nam để xem chỗ nào có di tích, nghĩa trang, tính cự ly rồi chia lộ trình cho phù hợp, mỗi ngày phải đi 8 tiếng đồng hồ, khoảng 150km.
Bình đang là sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, trước khi khởi hành mặt trắng môi đỏ, ra đến Hà Nội đã hơi giống “người lạc rừng 18 năm”. Mặt đen, đầu tóc bơ phờ, chân quần và giày lấm bụi trắng xóa.
Thi học kỳ xong, sáng 19/1 xuất phát giờ Thìn, nghỉ lần đầu tiên tại nhà bác Yên - công an thôn, một người khoong quen, tại Hàm Tân - Bình Thuận.
Thống kê của chủ nhân chiếc xe cào cào trong chuyến hành trình: lốp không thay, vá 3 lần, dắt 3 lần, tuyến Cà Ná - Phan Rang thuộc loại gian nan nhất: nắng gió, bể săm.
Bù lại, có những giây phút cực kỳ sảng khoái. Pha đổ dốc 15km/h trên đèo Hải Vân chỉ có phanh trước “ăn”, phanh sau chỉ bày cho đẹp, lại còn thả 2 tay khiến mấy ông bà Tây đạp xe ngược chiều sởn gáy. Đổ đèo mất 35 phút, lên đèo mất hai tiếng rưỡi đồng hồ.
Quê Quỳnh Lưu không xa QL1A nhưng không dám dừng lại, chỉ gọi bạn bè ra uống nước 30 phút ở Cầu Giát. “Tôi sợ cứ về nhà lại không đi được”. Nhà có 5 anh em, bố làm chài lưới. Bình cũng từng làm chài lưới, trượt đại học lần đầu xong vào Huế làm công nhân phụ hồ, bê tông cốt thép rồi vào TPHCM làm công nhân giày da.
Chuẩn bị thi tiếp ĐH, Bình về Nghệ An ôn thi, nhưng chả ôn được, vì nhỡ đậu thì cũng không có tiền mà học. Thế là lại đi biển, may là đỗ ĐH Công nghiệp TPHCM sau khi trượt ĐH Vinh.
“Ban đầu tôi định dùng xe không phanh (!). Thường thì đặt vào hoàn cảnh bí và khó mới biết cách xử lý tình huống thế nào”. Hỏi “Đời thế chưa đủ khó sao?”, Bình đáp: “Đời tôi khó thật, nhưng nhiều người còn khổ hơn. Tôi muốn nói rằng dù điểm xuất phát của người ta thấp đến đâu, nếu có ước mơ, hãy cố đạt được nó”.
Buổi trưa Bình thường ăn cơm bụi, có lúc gặm bánh chưng, thậm chí nhịn. Tối thì đến nhà dân ngủ, phần lớn họ đón tiếp nhiệt tình, chẳng hạn gia đình các bạn Dung, Nhật, Thảo, Tuân (cùng lớp ĐH).
Nhưng gia đình ông Cao Văn Viễn ở Tân Truyền -Tân Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình mới thật sự gây ấn tượng khó quên cho Bình. Ông đạp xe làm mủ cao su nhưng lúc nào cũng sẵn sàng đầu tư cho con cái học hành, lúc nào ngôi nhà cũng đầy ắp tiếng cười. Ông Viễn viết vào sổ hành trình của Bình: Muôn vàn khổ ải gian truân/ Gọi là kỷ niệm tuổi xuân cháu hè?
Hành trang chuyến đi cũng không nặng nề: mền, 2 áo mưa, 1 bình nước, dụng cụ sửa xe, 3 bộ đồ, 1 cái túi, 60 cuốn sách do First News tài trợ. Mỗi lần tặng sách cho trẻ em nghèo và Thư viện Đặng Thuỳ Trâm, là một lần cậu run run: “Tôi nghiệm ra được đi học là sướng lắm”. Cứ thấy nghĩa trang là vào thắp hương, cứ thấy thư viện và trẻ em là tặng sách.
“Tôi từng ao ước được một lần đi dọc đường đất nước để khám phá tiềm năng và văn hoá, cả những khó khăn ở mọi miền quê. Sau này tôi sẽ lập hội liên hiệp cứu trợ để xây dựng thư viện ở vùng sâu vùng xa, tìm hiểu tiềm năng làng nghề để phát triển kinh tế”.
Tại TPHCM, Bình cùng bạn bè đã thành lập CLB Phong cách biển được 5 tháng nay, hoạt động cũng xôm xôm: hệ thống quản lý nhà hàng, dịch vụ phát tờ rơi, trung tâm gia sư, chuẩn bị lập trang web.
Bình nói, cậu đi hiến máu nhân đạo mới biết mình có bệnh gan, người lại gầy tong teo, nhưng “chắc chắn ra đến đây là hết bệnh rồi”.
Bình vỗ lên yên xe đạp: “Cái này để lại cho thằng em đang làm công nhân xây dựng dùng. Tôi bắt ô-tô về Nghệ An. Phải mấy ngày nữa mới về, vì phải đi viếng Lăng Bác trước đã”. Chừng như thấy nhà báo không tin, Bình lắc tay: “10 năm nữa tôi báo cáo anh. Tôi không nghèo đâu!”.
Trần Thanh
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)