Rắc rối khi thành viên nhóm không chịu hợp tác

tiffany_gd19

Thành viên mới
Chào mọi người, em là thành viên mới, có một chuyện nhờ mọi người chia sẻ :
Em là trưởng nhóm, trong nhóm mình có 1 thành viên bảo mắc đi làm nên không chịu đi làm bt cùng nhóm (dù em đã bảo là ai cũng phải hi sinh thời gian để đi và cho bạn đó đến trễ ), em bảo tùy bạn đó chọn cái nào quan trọng hơn với bạn đó: học hay đi làm, thì bạn đó bảo em cứ gạch tên cũng được nên em buộc phải gạch tên bạn đó ra và một bạn khác rất ham chơi,ít đi học, không tập trung cùng nhóm làm bài ( giống như bạn đó không có tồn tại trong nhóm vậy) nên em cũng buộc phải loại tên ra khỏi nhóm. Em cảm thấy rất buồn vì mấy chuyện này nhưng nếu không làm vậy thì thấy rất bất công vì mấy bạn đó không làm mà có điểm. ( Em đã làm chung thuyết trình 1 lần trước đó với 2 bạn này, lần đó em đã phải làm hết việc của 2 bạn nên cả tuần lễ phải thức đến 2h sáng). Vì vậy lần này em quyết định trị thẳng tay, nhưng khi làm vậy xong thì em thấy áy náy lắm, nghe mấy bạn đó trả lời không chịu đi mà em buồn muốn khóc, em cũng không muốn làm vậy tí nào.Em cũng không biết mình cứng rắn giai quyết như vậy là đúng hay sai nữa? Em không biết làm sao ,mong anh chị chia sẻ.
 

ohchick

Thanh viên kỳ cựu
Lâu lâu vào KNS, đọc bài.
Mình xin trả lời bạn nhé !
1. Về bạn
Theo mình thì ngay khi họp nhóm lần đầu tiên bạn đưa ra quy định hoạt động của nhóm ví dụ như :
1. Không làm bài - gạch tên
2. Không tham gia thảo luận - gạch tên
3. Nộp bài trễ không đúng hẹn - gạch tên
...
Làm 1 cái bản thật là đầy đủ. Kế tiếp bạn phải hoàn thiện kiến thức quản lý nhóm của mình trong việc đưa ra 1 vấn đề cho các bạn làm việc.
Lời khuyên : Đọc quyển sách Người giỏi không phải là người làm tất cả ( Lấy file PDF với Audio có thể liên hệ mình)
Trong đó sẽ chỉ bạn cách giao công việc cho 1 người trong đó phải có :
Mô tả công việc
Thời gian nộp
Thời gian họp
Mức độ trách nhiệm
....
Khi có được 2 cái này bạn sẽ bắt đầu làm việc với nhóm các thoải mái hơn.

2. Về cách làm việc thì theo mình nghĩ ở vị trí bạn hiện tại giải quyết như vậy là hợp lý rồi.
Nhưng theo mình thì bạn nên cẩn thận vì nếu lần sau tổ chức nhóm bạn không rõ ràng các vấn đề từ đầu nhưng mình ghi ở trên thì bạn sẽ bị gọi là chuyên quyền, độc đoàn...
Nói chung là cái gì cũng có luật chơi của nó :D
Chúc bạn thành công !
Mình thích mấy người làm việc như bạn - Bạo chúa , sẵn sàng xử đẹp mọi mầm sâu tới tổ chức của mình !
 

nguyenminhthi90

Ban Cố Vấn
Thành viên BQT
Hi, a đồng ý với cách làm của e, đừng quá bận tâm về chuyện đó.

Mọi tổ chức đều phải có quy định riêng, nhằm bảo vệ và phát triển cho chính bản thân nó. Khi gạch tên không có nghĩa là xấu, là hại bạn, mà là vì không phù hợp để làm việc cùng nhau. Nhóm sinh ra không để phục vụ quyền lợi cho 1 vài cá nhân, vì thế quyết định này thật sự là tốt cho cả 2: nhóm & bạn ấy!

Chúc vui! :mimcuoi:
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
Trước hết, để tiện cho việc trao đổi cần xác định rõ nhóm bạn là do thầy sắp xếp hay là do các bạn tự lập nên. Nếu thầy sắp xếp thì sẽ có một số người "muốn" và "không muốn" học. Trong trường hợp này, theo chia sẻ của anh Đặng Lê Nguyên Vũ (chủ tịch cafe Trung Nguyên) thì những người không cùng chi hướng thì bạn nên từ bỏ, "tìm một người chịu làm việc dễ hơn 100 lần là thuyết phục một người làm việc", vậy thì đừng lãng phí thời gian của bạn cho những người ấy.

Mục đích của làm việc nhóm (teamwork) là để có góc phân tích đa chiều, có trách nhiệm và có người quản trị. Nếu trong một nhóm mà chỉ có mình bạn làm việc thì tốt nhất bạn nên tách ra làm một mình.

Trong trường hợp, nhóm bạn tự lập nên thì cần phải tìm hiểu xem những khó khăn của các thành viên trong nhóm như thế nào (phải thật tế nhị, mỗi người mỗi hoàn cảnh). Sau đó, bạn hãy chia nhỏ công việc ra và phân công cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi bạn (một thích chạy xe đi lại thì bạn có thể phân công cho bạn ấy đi mua đồ chẳng hạn,...). Nếu những bạn làm biếng thì cứ giao cho những việc đơn giản (mà ai cũng có thể làm được) để cho các bạn ấy quen lao động. Khi đã thích nghi và hòa nhập thì từ từ tăng việc.

* Tiêu chí làm việc nhóm: tất cả đều phải lao động
 

benny

Thanh viên kỳ cựu
Cứng rắn trong công việc là điều cần thiết. Thường thì các nhóm nhỏ lẻ dễ tan rã vì việc đặt ra nội quy nhưng không thực hiện nội quy đó. Họ bị tình cảm chi phối và không trị thẳng tay. Nói chung khi một thành viên coi nhóm không quan trọng thì nhóm cũng coi thành viên đó không quan trọng vậy.

Hãy làm việc với những người đặt niềm tin ở bạn và cùng mục tiêu với bạn. Đó là điều cơ bản mà chẳng cần phải là giám đốc công ty hay chủ nhiệm câu lạc bộ mới cần biết. Chúc bạn thành công!:mimcuoi:
 

Quyen.Tran

Thành viên mới
Tặng bạn ấy vài lời mình rất tâm đắc trong Từ Tốt đến Vĩ Đại.
Đút rút lại chung là Nếu không thẳng tay loại người có tư tưởng phá hoại tức là Tàn nhẫn với tất cả những đóng góp còn lại, nhóm trưởng cũng đâu có muốn điều đó, pk?

Chúng ta tuyển lầm một người, và biết rõ điều này. Nhưng chúng ta chờ đợi, chúng ta chần chừ, chúng ta thử nhiều cách, tạo cơ hội thứ ba thứ tư, chúng ta hi vọng tình hình sẽ thay đổi, chúng ta dành thời gian để quản lý người đó, chúng ta lập ra những hệ thống để hỗ trợ cho những điểm yếu của người đó, và nhiều hành động tương tự. Nhưng tình hình không hề cải thiện. Khi chúng ta về nhà, chúng ta nhận thấy sức lực của mình bị dành để suy nghĩ (hay chia sẻ với người thân) về người đó. Tệ hại hơn, thời gian và công sức chúng ta dành cho người đó đã lấy đi sức lực của ta thay vì dành cho phát triển và làm việc với những con người phù hợp. Chúng ta cứ bị hành hạ như thế cho đến khi người đó tự động nghỉ việc (thật… may mắn quá!), hay cuối cùng chúng ta cũng phải hành động (ta cũng thật mừng cho mình). Trong lúc đó, những người giỏi của chúng ta tự hỏi “Sao lâu thế mà (sếp) không hành động?”

Do dự để người không phù hợp vẫn làm việc là không công bằng với những người phù hợp, vì rõ ràng họ phải bù đắp cho những thiếu sót của người kia.Tệ hơn là điều này có thể đẩy những người phù hợp ra đi. Những người làm việc hiệu quả về bản chất cảm thấy được khích lệ từ hiệu suất cao, khi họ thấy nỗ lực của mình bị cản trở vì phải gánh thêm phần của người khác, dần dần họ sẽ cảm thấy bất mãn. Nhưng do dự mà không hành động cũng là không công bằng với người phải ra đi. Bởi vì cứ mỗi phút bạn cho phép người đó tiếp tục ngồi ở chiếc ghế mà bạn biết chắc là không phù hợp, bạn đã đánh cắp đi một phần cuộc sống của họ, thời gian này họ có thể dành để tìm một nơi thích hợp mà họ có thể phát huy hết mình.

Thật ra, nếu chúng ta thành thật với bản thân, chúng ta sẽ thấy việc mình giữ người không phù hợp lại không phải vì chúng ta quan tâm tới họ mà chỉ vì sự thuận tiện của chúng ta. Họ đang làm việc cũng tạm được, và nếu phải tìm người thay thế họ thì sẽ rất nhiêu khê, nên chúng ta làm ngơ. Hoặc là chúng ta nhận thấy giải quyết vấn đề này quá phức tạp và không dễ chịu chút nào. Và thế là để tránh cho mình khỏi áp lực, thiếu thoải mái, chúng ta cứ chờ đợi. Chờ đợi. Và chờ đợi. Trong lúc đó, những người giỏi nhất của ta vẫn đang tự hỏi: “Bao giờ thì họ sẽ giải quyết vấn đề này đây? Chuyện này còn kéo dài đến bao lâu nữa?”

“Hãy dành thời gian khắc nghiệt tuyển những người A+ ngay từ đầu. Nếu chúng ta làm đúng, chúng ta sau đó sẽ làm mọi thứ để giữ họ ở lại. Nếu chúng ta chọn sai, chúng ta phải đối diện thực tế để có thể tiếp tục làm việc và họ cũng có thể tiếp tục cuộc đời họ.”

“Mỗi phút dành ra để đặt đúng người đúng việc sẽ tiết kiệm được hàng tuần sau này.”
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top