Theo nghiên cứu mới từ trường University of New Hampshire, những người nhận được nhiều tình yêu và sự chấp nhận từ người khác thì họ càng ít coi trọng giá trị tiền bạc của những món đồ họ sở hữu.
Nghiên cứu được tiến hành bởi Edward Lemay (University of New Hampshire) và các đồng nghiệp ở đại học Yale, được công bố trên tờ the Journal of Experimental Social Psychology với tựa đề “Heightened interpersonal security diminishes the monetary value of possessions.”
Lemay và các đồng nghiệp phát hiện thấy những người có cảm giác an toàn cao trong mối quan hệ liên nhân cách – 1 cảm giác được yêu thương và chấp nhận bởi người khác – đã đặt ít giá trị tiền bạc lên những món đồ sở hữu của họ so với những người không được yêu thương và chấp nhận.
Trong các thực nghiệm của họ, các nhà nghiên cứu đánh giá con người định giá những món đồ cụ thể nhiều như thế nào, ví dụ như 1 cây bút và 1 cái chăn. Trong 1 số trường hợp, những người không cảm thấy an toàn đã đặt 1 mức giá lên 1 món đồ cao hơn gấp 5 lần so với mức giá được đặt cho cùng món đồ bởi những người cảm thấy an toàn hơn.
“Con người coi trọng những món đồ sở hữu, 1 phần vì chúng đem lại cho họ cảm giác được bảo vệ và khuây khỏa”, Lemay nói. “Nhưng điều chúng tôi đã phát hiện đó là nếu con người có cảm giác được người khác yêu thương và chấp nhận, có thể đem lại 1 cảm giác được bảo vệ và khuây khỏa thì những món đồ sở hữu đó giảm giá trị.”
Các nhà nghiên cứu cho rằng các kết quả nghiên cứu này có thể được dùng để giúp đỡ những người mắc chứng rối loạn tích trữ đồ đạc (hoarding disorders).
Những phát hiện đó dường như đặc biệt thích hợp để hiểu lí do tại sao con người có thể lưu giữ những món đồ không còn hữu dụng.
Nguồn: psychworld
Nghiên cứu được tiến hành bởi Edward Lemay (University of New Hampshire) và các đồng nghiệp ở đại học Yale, được công bố trên tờ the Journal of Experimental Social Psychology với tựa đề “Heightened interpersonal security diminishes the monetary value of possessions.”
Lemay và các đồng nghiệp phát hiện thấy những người có cảm giác an toàn cao trong mối quan hệ liên nhân cách – 1 cảm giác được yêu thương và chấp nhận bởi người khác – đã đặt ít giá trị tiền bạc lên những món đồ sở hữu của họ so với những người không được yêu thương và chấp nhận.
Trong các thực nghiệm của họ, các nhà nghiên cứu đánh giá con người định giá những món đồ cụ thể nhiều như thế nào, ví dụ như 1 cây bút và 1 cái chăn. Trong 1 số trường hợp, những người không cảm thấy an toàn đã đặt 1 mức giá lên 1 món đồ cao hơn gấp 5 lần so với mức giá được đặt cho cùng món đồ bởi những người cảm thấy an toàn hơn.
“Con người coi trọng những món đồ sở hữu, 1 phần vì chúng đem lại cho họ cảm giác được bảo vệ và khuây khỏa”, Lemay nói. “Nhưng điều chúng tôi đã phát hiện đó là nếu con người có cảm giác được người khác yêu thương và chấp nhận, có thể đem lại 1 cảm giác được bảo vệ và khuây khỏa thì những món đồ sở hữu đó giảm giá trị.”
Các nhà nghiên cứu cho rằng các kết quả nghiên cứu này có thể được dùng để giúp đỡ những người mắc chứng rối loạn tích trữ đồ đạc (hoarding disorders).
Những phát hiện đó dường như đặc biệt thích hợp để hiểu lí do tại sao con người có thể lưu giữ những món đồ không còn hữu dụng.
Nguồn: psychworld