D
dacnhantam
Guest
“Giá mà tôi có một nhóm mạnh hơn!” Có không ít nhà lãnh đạo đã nghĩ về điều này vào một lúc nào đó. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo thành công dường như phát triển được những nhóm mạnh ở bất cứ nơi đâu họ đến, bất cứ nhiệm vụ nào nhóm được giao. Những nhân tố chính trong việc lãnh đạo những nhóm mạnh:
Tạo ra những tiến bộ liên tục bằng việc xây dựng nhóm dựa trên những đặc điểm của một nhóm mạnh.
Những đặc điểm then chốt của một nhóm mạnh là:
● Hợp tác: Trong một nhóm mạnh, các cá nhân dựa vào nhau để làm cho các tiến trình và các sự tương tác diễn ra theo đúng kế hoạch đã đề ra. Các nhóm mạnh sẽ loại trừ các thành viên bất hợp tác và thay thế họ bằng những người sẽ thúc đẩy tiến độ làm việc của nhóm, hoặc huấn luyện cho họ có thái độ hợp tác hơn.
● Tôn trọng lẫn nhau: Trong một đội ngũ mạnh, các cá nhân cần tránh sự kiêu ngạo, ra vẻ ta đây và sự chỉ trích. Thành công mà nhóm đạt được chính là kết quả của sự tôn trọng tài năng, ý kiến và những nỗ lực của đồng đội.
● Dân chủ: Trong một đội ngũ mạnh, ý kiến của mỗi thành viên đều phải được lắng nghe. Mỗi thành viên có quyền đặt câu hỏi, bổ sung và đánh giá quá trình làm việc của nhóm.
Tận dụng ưu điểm của mỗi cá nhân để tăng hiệu suất của nhóm lên mức cao hơn.
Trong một đội ngũ mạnh, người lãnh đạo phải biết cách tận dụng ưu điểm của mỗi cá nhân. Không phải bất cứ ai trong nhóm cũng là người hòa đồng và thân thiện, nhưng chắc chắn sẽ có một số người như vậy. Không phải bất cứ ai cũng là người tỉ mỉ, nhưng chắc chắn một số thành viên phải có điều này. Để tận dụng và phát huy những ưu điểm của mỗi cá nhân chúng ta cần phải:
● Nhận ra ưu điểm: Các nhà lãnh đạo phải bỏ ra thời gian và công sức để tìm ra những ưu điểm của thành viên trong nhóm họ. Trong môi trường kinh doanh, sự nhận thức đúng về tài năng của các cá nhân rất khó, nhiều người trong chúng ta bỏ qua thói quen tìm kiếm ưu điểm của người khác. Cần thay đổi tư duy có thể nhận ra các ưu điểm của mỗi cá nhân – các ưu điểm mà chúng ta khâm phục và đánh giá cao ở họ.
● Kết hợp các ưu điểm để tạo nên một nhóm: Kết hợp các ưu điểm của các thành viên trong một nhóm mạnh gần giống với việc phối trộn các nguyên liệu để làm một món ăn ngon. Bỏ tất cả nguyên liệu vào chảo và nấu không có nghĩa là sẽ làm được món ăn ngon, bất kể từng nguyên liệu có có ngon, có tuyệt hảo đến mức nào đi nữa. Trong nhiều trường hợp, các các nhân tài năng và có năng lực nhưng làm việc nhóm không hiệu quả.
● Tập trung vào ưu điểm chứ không phải khuyết điểm: Dale Carnegie kể một câu chuyện về một người đàn ông trong chương trình giảng dạy của mình, vợ của người đàn ông này yêu cầu ông liệt kê ra sáu thứ mà ông ấy muốn bà thay đổi. Những người tham gia chương trình được thuật lại rằng ông ấy đã bảo với vợ rằng ông ấy cần suy nghĩ về việc đó, và sẽ trả lời vào buổi sáng. Ông đã nhận ra rằng việc liệt kê sáu điều đó thì dễ hơn thực hiện nó rất nhiều, ông đã gọi cửa hàng và đặt mua sáu bông hồng đỏ. Ông nhờ họ giao cho vợ ông với một mẩu chú thích nhỏ là ông đã không thể nghĩ về sáu thứ để thay đổi bà; ông yêu vợ chỉ vì bà chính là bà. Bạn có thể tưởng tượng ra những phản ứng tích cực mà ông nhận được. Sau đó, ông ấy nói rằng ông nhận ra được sức mạnh của sự nhận thức đúng giá trị của mỗi cá nhân. Bạn có thể hiện đủ khả năng nhận thức đúng các ưu điểm của thành viên trong nhóm hay bạn chỉ tập trung vào những khuyết điểm của họ?
Tạo điều kiện tương tác giữa các cá nhân trong một nhóm mạnh. Ngay cả những nhà lãnh đạo có thiện chí đôi khi cũng phạm sai lầm khi muốn các thành viên của nhóm làm việc theo cách mà họ thường làm. Làm việc trong một nhóm với những cá tính khác nhau thì đòi hỏi sự linh hoạt, kiên trì và cởi mở. Khi bạn nắm bắt được những khác biệt trong cá tính mỗi người, thì nhóm của bạn mới phát huy được được tiềm năng tối đa của nó.
● Đón nhận sự đa dạng: nếu bạn ngừng lại một chút và suy nghĩ, bạn sẽ thấy rằng hầu hết chúng ta sẽ nhàm chán khi làm việc trong một nhóm mà các thành viên có những tính cách giống nhau. Tương tác trong nhóm sẽ thích thú và hấp dẫn hơn nhiều khi nhóm có nhiều phong cách và đặc điểm khác nhau. Khi bạn đón nhận sự khác biệt, bạn sẽ hiểu rằng chúng ta đã làm giàu thêm cơ hội của chúng ta khi làm việc cùng nhau.
● Mở rộng các mối giao tiếp: Có một khuynh hướng là các thành viên trong nhóm thường tránh né những thành viên khác tính với họ, và thành lập những nhóm ngầm bao gồm những người có tính cách tương đồng. Nếu làm việc lâu dài với nhau thì các nhóm con này sẽ tạo thành những bè phái phân biệt người trong – người ngoài, và những mối liên hệ trong nhóm sẽ bị chặn lại.
● Xây dựng cấu nối, không phải rào cản: Lãnh đạo của một nhóm mạnh phải học cách tạo thuận lợi để kết nối các lối sống đa dạng trong nhóm họ. Bạn tìm cách để làm cho nó dễ dàng hơn để các thành viên để hình thành liên minh, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, và phá vỡ các rào cản nhận thức trong cách bạn tiếp cận công việc.
● Quản lý kết quả, chứ không phải nhiệm vụ: Cuối cùng là vấn đề là đóng góp của mỗi thành viên cho mục đích và nhiệm vụ của nhóm. Những nhà lãnh đạo chấp nhận sự đa dạng về cá tính trong nhóm của họ cần phải học cách tập trung vào kết quả mà mỗi thành viên đạt được, hơn là cố gắng bắt các thành viên đạt được kết quả theo một cách nào đó. Điều này cho phép các cá nhân để thể hiện cá tính riêng thông qua công việc của mình, và đóng góp đáng kể vào nỗ lực của nhóm.
Tận dụng tinh thần cạnh tranh để đạt được hợp tác. Cạnh tranh lành mạnh tạo ra kết quả. Lãnh đạo của các nhóm mạnh duy trì sự cạnh tranh giữa các nhóm và các kết quả trong quá khứ của nó, không phải giữa các thành viên trong một các nhóm cá nhân. Hãy làm cho cạnh tranh trở nên thú vị. Bạn thích làm việc với người nào hơn, một người có tinh thần cạnh tranh hay một người dễ dàng thỏa mãn với những kết quả tầm thường?
Bài viết gốc: http://dacnhantam.com.vn/2011/01/17/...ac-thanh-cong/
Tạo ra những tiến bộ liên tục bằng việc xây dựng nhóm dựa trên những đặc điểm của một nhóm mạnh.
Những đặc điểm then chốt của một nhóm mạnh là:
● Hợp tác: Trong một nhóm mạnh, các cá nhân dựa vào nhau để làm cho các tiến trình và các sự tương tác diễn ra theo đúng kế hoạch đã đề ra. Các nhóm mạnh sẽ loại trừ các thành viên bất hợp tác và thay thế họ bằng những người sẽ thúc đẩy tiến độ làm việc của nhóm, hoặc huấn luyện cho họ có thái độ hợp tác hơn.
● Tôn trọng lẫn nhau: Trong một đội ngũ mạnh, các cá nhân cần tránh sự kiêu ngạo, ra vẻ ta đây và sự chỉ trích. Thành công mà nhóm đạt được chính là kết quả của sự tôn trọng tài năng, ý kiến và những nỗ lực của đồng đội.
● Dân chủ: Trong một đội ngũ mạnh, ý kiến của mỗi thành viên đều phải được lắng nghe. Mỗi thành viên có quyền đặt câu hỏi, bổ sung và đánh giá quá trình làm việc của nhóm.
Tận dụng ưu điểm của mỗi cá nhân để tăng hiệu suất của nhóm lên mức cao hơn.
Trong một đội ngũ mạnh, người lãnh đạo phải biết cách tận dụng ưu điểm của mỗi cá nhân. Không phải bất cứ ai trong nhóm cũng là người hòa đồng và thân thiện, nhưng chắc chắn sẽ có một số người như vậy. Không phải bất cứ ai cũng là người tỉ mỉ, nhưng chắc chắn một số thành viên phải có điều này. Để tận dụng và phát huy những ưu điểm của mỗi cá nhân chúng ta cần phải:
● Nhận ra ưu điểm: Các nhà lãnh đạo phải bỏ ra thời gian và công sức để tìm ra những ưu điểm của thành viên trong nhóm họ. Trong môi trường kinh doanh, sự nhận thức đúng về tài năng của các cá nhân rất khó, nhiều người trong chúng ta bỏ qua thói quen tìm kiếm ưu điểm của người khác. Cần thay đổi tư duy có thể nhận ra các ưu điểm của mỗi cá nhân – các ưu điểm mà chúng ta khâm phục và đánh giá cao ở họ.
● Kết hợp các ưu điểm để tạo nên một nhóm: Kết hợp các ưu điểm của các thành viên trong một nhóm mạnh gần giống với việc phối trộn các nguyên liệu để làm một món ăn ngon. Bỏ tất cả nguyên liệu vào chảo và nấu không có nghĩa là sẽ làm được món ăn ngon, bất kể từng nguyên liệu có có ngon, có tuyệt hảo đến mức nào đi nữa. Trong nhiều trường hợp, các các nhân tài năng và có năng lực nhưng làm việc nhóm không hiệu quả.
● Tập trung vào ưu điểm chứ không phải khuyết điểm: Dale Carnegie kể một câu chuyện về một người đàn ông trong chương trình giảng dạy của mình, vợ của người đàn ông này yêu cầu ông liệt kê ra sáu thứ mà ông ấy muốn bà thay đổi. Những người tham gia chương trình được thuật lại rằng ông ấy đã bảo với vợ rằng ông ấy cần suy nghĩ về việc đó, và sẽ trả lời vào buổi sáng. Ông đã nhận ra rằng việc liệt kê sáu điều đó thì dễ hơn thực hiện nó rất nhiều, ông đã gọi cửa hàng và đặt mua sáu bông hồng đỏ. Ông nhờ họ giao cho vợ ông với một mẩu chú thích nhỏ là ông đã không thể nghĩ về sáu thứ để thay đổi bà; ông yêu vợ chỉ vì bà chính là bà. Bạn có thể tưởng tượng ra những phản ứng tích cực mà ông nhận được. Sau đó, ông ấy nói rằng ông nhận ra được sức mạnh của sự nhận thức đúng giá trị của mỗi cá nhân. Bạn có thể hiện đủ khả năng nhận thức đúng các ưu điểm của thành viên trong nhóm hay bạn chỉ tập trung vào những khuyết điểm của họ?
Tạo điều kiện tương tác giữa các cá nhân trong một nhóm mạnh. Ngay cả những nhà lãnh đạo có thiện chí đôi khi cũng phạm sai lầm khi muốn các thành viên của nhóm làm việc theo cách mà họ thường làm. Làm việc trong một nhóm với những cá tính khác nhau thì đòi hỏi sự linh hoạt, kiên trì và cởi mở. Khi bạn nắm bắt được những khác biệt trong cá tính mỗi người, thì nhóm của bạn mới phát huy được được tiềm năng tối đa của nó.
● Đón nhận sự đa dạng: nếu bạn ngừng lại một chút và suy nghĩ, bạn sẽ thấy rằng hầu hết chúng ta sẽ nhàm chán khi làm việc trong một nhóm mà các thành viên có những tính cách giống nhau. Tương tác trong nhóm sẽ thích thú và hấp dẫn hơn nhiều khi nhóm có nhiều phong cách và đặc điểm khác nhau. Khi bạn đón nhận sự khác biệt, bạn sẽ hiểu rằng chúng ta đã làm giàu thêm cơ hội của chúng ta khi làm việc cùng nhau.
● Mở rộng các mối giao tiếp: Có một khuynh hướng là các thành viên trong nhóm thường tránh né những thành viên khác tính với họ, và thành lập những nhóm ngầm bao gồm những người có tính cách tương đồng. Nếu làm việc lâu dài với nhau thì các nhóm con này sẽ tạo thành những bè phái phân biệt người trong – người ngoài, và những mối liên hệ trong nhóm sẽ bị chặn lại.
● Xây dựng cấu nối, không phải rào cản: Lãnh đạo của một nhóm mạnh phải học cách tạo thuận lợi để kết nối các lối sống đa dạng trong nhóm họ. Bạn tìm cách để làm cho nó dễ dàng hơn để các thành viên để hình thành liên minh, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, và phá vỡ các rào cản nhận thức trong cách bạn tiếp cận công việc.
● Quản lý kết quả, chứ không phải nhiệm vụ: Cuối cùng là vấn đề là đóng góp của mỗi thành viên cho mục đích và nhiệm vụ của nhóm. Những nhà lãnh đạo chấp nhận sự đa dạng về cá tính trong nhóm của họ cần phải học cách tập trung vào kết quả mà mỗi thành viên đạt được, hơn là cố gắng bắt các thành viên đạt được kết quả theo một cách nào đó. Điều này cho phép các cá nhân để thể hiện cá tính riêng thông qua công việc của mình, và đóng góp đáng kể vào nỗ lực của nhóm.
Tận dụng tinh thần cạnh tranh để đạt được hợp tác. Cạnh tranh lành mạnh tạo ra kết quả. Lãnh đạo của các nhóm mạnh duy trì sự cạnh tranh giữa các nhóm và các kết quả trong quá khứ của nó, không phải giữa các thành viên trong một các nhóm cá nhân. Hãy làm cho cạnh tranh trở nên thú vị. Bạn thích làm việc với người nào hơn, một người có tinh thần cạnh tranh hay một người dễ dàng thỏa mãn với những kết quả tầm thường?
Bài viết gốc: http://dacnhantam.com.vn/2011/01/17/...ac-thanh-cong/
Nguồn: http://dacnhantam.com.vn/