[KN] Kỹ năng sống là gì nhỉ?

nguyenducnam

Thành viên năng động
Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách khác nhau.

1. Có quan niệm coi kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày (Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc viết tắt là UNESCO)

2. Có quan niệm coi kỹ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh. Tổ chức y tế thế giới ( viết tắt là WHO) coi kỹ năng sống là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.

Có thể thấy: quan niệm về kỹ năng sống của UNESCO có nội hàm rộng hơn quan niệm của WHO ( tổ chức y tế thế giới). Vì :

Thứ nhất là: những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày sẽ bao gồm cả những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng đọc, viết, làm tính...trong khi đó những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tình huống trong cuộc sống... là những kĩ năng phức tạp hơn đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố kiến thức, thái độ và hành vi.

Thứ hai là: những kĩ năng tâm lí-xã hội thuộc phạm vi hẹp hơn trong số những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

3. Tương đồng với quan niệm của tổ chức y tế thế giới, còn có quan niệm kỹ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống

Như vậy, các kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức- "cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng.

kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là năng lực của cá nhân. kỹ năng sống còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những kỹ năng sống thích hợp. Chẳng hạn: kỹ năng sống của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với kỹ năng sống của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập; kỹ năng sống của người sống ở miền núi khác với kỹ năng sống của người sống ở vùng biển, kỹ năng sống của người sống ở nông thôn khác với kỹ năng sống của người sống ở thành phố ...
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Khái niệm KNS

Khái niệm kỹ năng sống (KNS):
Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về KNS. KNS được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau, và điều này cũng ảnh hưởng đến cách phân loại các KNS.

-Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở là 4 mục tiêu cơ bản của việc học: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để cùng chung sống. Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.
Theo quan niệm này, KNS được phân loại thành:
+ Các kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc, viết, tính toán cho các chức năng hàng ngày. Những kỹ năng này không mang đặc trưng tâm lý nhưng là nền tảng cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống.
+ Các kỹ năng chung (kỹ năng nhận thức, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng xã hội) như các kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…
+ Các kỹ năng trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã hội, như:
·Các vấn đề về giới, giới tính.
·Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rượu, thuốc lá…
·Các vấn đề về môi trường, phòng chống bạo lực…
·Các vấn đề về gia đình, trường học…
·Các vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng.
Mỗi cá nhân cần phải có cả 3 thành tố này trong sự thống nhất, tính chỉnh thế của chúng.

-Quan niệm hẹp hơn là quan niệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, dựa trên lý thuyết học tập xã hội của Bandura (1977), tức là nhấn mạnh sự học tập qua quá trình trải nghiệm của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm sống, cấu trúc kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm. Theo đó, WHO định nghĩa “KNS là những năng lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
Theo quan niệm này, các KNS được phân loại thành 3 nhóm:
+ Nhóm các kỹ năng nhận thức: kỹ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề…
+ Nhóm các kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cảm thông, kỹ năng hợp tác…
+ Nhóm các kỹ năng cảm xúc: kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, tự giám sát và điều chỉnh cảm xúc…

- Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF),KNS là những kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Với quan niệm này, KNS được phân loại thành 3 nhóm: kỹ năng xã hội, kỹ năng phát triển nhận thức và kỹ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân, cụ thể như sau :
* Nhóm kỹ năng xã hội:
-KN giao tiếp
+ Truyền thông bằng lời và không bằng lời
+ Lắng nghe tích cực
+ Biểu lộ cảm xúc, phản hồi
+ Kỹ năng quan hệ, tương tác liên nhân cách
-KN đàm phán, thương lượng, từ chối
+ Thương lượng và xử lý mâu thuẫn
+ Kỹ năng tự khẳng định
+ Kỹ năng từ chối
-KN quan hệ xã hội
-KN làm việc nhóm/hợp tác
-KN thấu cảm
- Kỹ năng động viên (advoccacy skills)
+ Kỹ năng ảnh hưởng và thuyết phục
+ Kỹ năng tạo mạng lưới và động viên
* Nhóm kỹ năng phát triển nhận thức:
-KN ra quyết định và giải quyết vấn đề:
+ Kỹ năng thu thập thông tin
+ Đánh giá hệ quả tương lai của những hành động hiện tại đối với bản thân và người khác
+ Xác định các giải pháp khác nhau cho vấn đề
+ Kỹ năng phân tích ảnh hưởng của các giá trị, thái độ, động cơ của bản thân và người khác.
-KN suy nghĩ có phán đoán
-KN tư duy sáng tạo
* Nhóm kỹ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân:
-KN quản lý căng thẳng
+ Quản lý thời gian
+ Tư duy tích cực
+ Kỹ thuật thư giãn
-KN quản lý cảm xúc
+ Làm chủ sự tức giận
+ Xử lý những đau buồn và lo âu.
+ Đối phó với những sự mất mát, lạm dụng, chấn thương
-KN tự điều chỉnh (tự ý thức, tự chủ)
+ Ý thức về giá trị bản thân/ Kỹ năng xây dựng sự tự tin
+ Ý thức về bản thân, bao gồm ý thức về quyền, ảnh hưởng, giá trị, thái độ, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân.

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác của nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu khác trên thế giới, chẳng hạn như tổ chức ESCAP (Hội đồng kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc) lại phân loại KNS thành 3 dạng:
-Kỹ năng sống để phát triển cá nhân
-Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác
-Kỹ năng công nghệ thông tin (theo đề nghị của các đại diện trẻ tại một hội nghị).

Tuy có sự khác biệt về quan niệm về KNS nhưng các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kỹ năng sống cơ bản, được xem như cần thiết nhất cho tất cả mọi người.
1.Kỹ năng ra quyết định
2.Kỹ năng giải quyết vấn đề
3.Kỹ năng tư duy sáng tạo
4.Kỹ năng tư duy phê phán / suy nghĩ có phán đoán
5.Kỹ năng truyền thông có hiệu quả
6.Kỹ năng giao tiếp giữa người và người
7.Kỹ năng tự nhận thức bản thân
8.Khả năng thấu cảm
9.Kỹ năng ứng phó với cảm xúc
10.Kỹ năng ứng phó với stress

 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Tại Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm KNS. Trong cuốn “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”, Th.S Nguyễn Thị Oanh cũng trình bày quan điểm: “KNS với tư cách là đối tượng của giáo dục KNS là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, “KNS là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý, kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại..”

Ngoài ra, trong bài viết “Khái niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý học”, PGS. Nguyễn Quang Uẩn, ĐH Sư phạm Hà Nội đã xem xét khái niệm KNS dưới góc độ tâm lý học, tác giả đã phân tích: cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống, với sự đan xen của dòng “hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa con người với con người, đó là hai mặt có mối quan hệ tác động lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Trong hệ thống các kỹ năng cơ bản có tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người có các KNS. Do đó, tác giả Nguyễn Quang Uẩn đưa ra khái niệm về KNS như sau: “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia và cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống”.

Theo cách định nghĩa này, tác giả đưa ra cách phân loại các kỹ năng như sau:
-Nhóm kỹ năng về cuộc sống cá nhân: kỹ năng thực hiện các chức năng cơ bản của đời sống hàng ngày như sinh hoạt cá nhâ, giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần; kỹ năng tự nhận thức về bản thân; kỹ năng tự ý thức và có trách nhiệm với bản thân; kỹ năng tự điều khiển, điều chỉnh và tự đánh giá hành vi bản thân; kỹ năng tự xác định mục đích, kế hoạch phấn đấu về đường đời của bản thân…
-Nhóm kỹ năng quan hệ với người khác, cộng đồng và xã hội: kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng thích ứng xã hội; kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách; kỹ năng thực hiện các hành vi văn hóa xã hội, hành vi theo chuẩn mực xã hội…
-Nhóm kỹ năng công việc: kỹ năng xác định mục tiêu công việc, kỹ năng lựa chọn và xác định các giá trị; kỹ năng hoạch định công việc; kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc; kỹ năng tổ chức thực hiện công việc; kỹ năng đánh giá, rút kinh nghiệm về công việc; kỹ năng chuẩn bị cho các công việc tiếp theo…
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Đây là từ đề tài luận văn của em. Em tổng hợp từ một số tài liệu tham khảo:
Đào Thị Oanh (chủ biên) (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, NXB Giáo dục.
2.Nguyễn Thị Oanh (chủ biên) (2008), 10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ, TPHCM.
3.Nguyễn Thị Oanh (2008), Kỹ năng làm việc nhóm, NXB Trẻ, TPHCM.
4.Nguyễn Thị Oanh (2008), Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ, TPHCM.
5.Huỳnh Văn Sơn (2009), Bạn trẻ và kỹ năng sống, NXB Lao động – Xã hội, TPHCM.

Website:

1.Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Cần môn học về kỹ năng sống
2.Phát Triển Kỹ Năng Sống: Tin tức
3.Play the FREE Game of Creating English-Vietnamese Meaning Relationship & Make FREE Money Here
4.VietNamNet
5.Học trò thiếu kỹ năng sống - H7885c tr242 thi7871u k7929 n259ng s7889ng : 24H.COM.VN
6.In trang này
7.Giao duc VN - Giáo dục kỹ năng sống, chuyện không dễ!
8.Viện Nghiên Cứu Giáo Dục - Thái độ sống và kỹ năng sống chưa được quan tâm giáo dục?
9.Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người - Tình yêu - Tổ ấm - NLĐO
10.Horizons | Publications/Resources | Research Summary: Life Skills Education in KwaZulu Natal
11.Tuoi Tre Online - Giáo dục - Giáo dục toàn diện
12.United Nations ESCAP: Search result
13.http://www.unicef.org/lifeskills/index_whichskills.html
14.http://www.unodc.org/pdf/youthnet/action/message/escap_peers_00.pdf
 

ting

[♣]Thành Viên CLB
Đây là một bài viết theo mình là hay mà các bạn nên đọc, mình cop được nó trên mạng, cảm ơn người viết:

Cuộc sống thật phức tạp, chúng ta luôn tìm cách chinh phục thiên nhiên và khám phá bản thân. Trong xã hội hiện đại, chúng ta càng phải trả giá nhiều, càng đánh đổi nhiều.

Có những việc không phải đợi trẻ em lớn lên mới cho tiếp cận - mà để cho các em sớm được trải nghiệm, sẽ tốt hơn.

Bởi học qua trải nghiệm chính là cách học nhanh nhất, là xu hướng của thế giới. Có thể trải nghiệm dưới nhiều hình thức và một trong những cách trải nghiệm là qua giáo dục.

Giáo dục của chúng ta ngày nay, tập trung nhiều vào giảng dạy văn hoá, dạy logic, suy luận mà bỏ qua những khía cạnh hoạt động tinh thần (cảm xúc, tình cảm). Điều cần thiết hiện nay là giáo dục cho mọi người một nền tảng sâu hơn về Giá trị sống và Kỹ năng sống.

Giáo dục về giá trị sống: để chúng ta biết thế nào là tôn trọng, yêu thương, tự do… Ý thức được những giá trị cốt lõi này, chúng ta sẽ trang bị nhận thức và bản lĩnh tốt hơn.

Nhiều người nghĩ rằng giá trị sống, kỹ năng sống là những điều rất căn bản mà ai cũng biết, chẳng hạn: phải biết hòa đồng trong tập thể, biết lắng nghe, biết giao tiếp, biết ra quyết định... Nhưng trên thực tế, ta có mặt không đồng nghĩa là ta đọc được ngay, ta có miệng không đồng nghĩa là ta nói được, có tay không đông nghĩa là biết viết. Chúng ta hồi bé phải học rất nhiều, phải tập rất nhiều mới nói được, viết được, đọc được và lắng nghe được.

Người Việt Nam rất thông minh nhưng phải có công cụ để truyền tải ý tưởng thông minh đó đến cho khách hàng cho đối tác. Giống như trồng cafe, trồng lúa, trồng điều nhất nhì đấy nhưng vẫn bán giá thấp là vì ta chưa có công cụ để chuyển tài nguyên ấy, nâng cấp gia tăng giá trị cho nó. Kỹ năng chính là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức của mình.

Từ cấp I chúng ta đă có môn Đạo đức, lên cấp cao hơn ta vẫn giữ môn Giáo dục công dân, vậy tại sao người Việt vẫn thiếu kỹ năng sống đến vậy? Điều này có thể giải thích một cách đơn giản là ta chưa có phương pháp, thời đại bây giờ ta chỉ cần ngồi trên máy tính nhấn chuột một cái là có đầy đủ thông tin, để thông tinh mang đến ích lợi cho mình thì phải có kỹ năng. Người Việt học quá nhiều biết quá nhiều nhưng hàng ngày ta mất thời gian để giao tiếp ứng xử, tranh luận đánh giá cãi cọ nhiều hơn và kỹ năng ứng xử gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc.

Thế giới phẳng, thông tin là bình đẳng với mọi người nhưng làm thế nào để biến thông tin thành kiến thức và gia tăng giá trị cho nó thì bạn phải có kỹ năng. Kỹ năng giúp cuộc sống của chúng ta đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
 

binh123

Thành viên mới
Theo mình thì kỹ năng sống là sống làm sao cho tốt
 
Last edited by a moderator:

TQV

Thanh viên kỳ cựu
Chào cả nhà.
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ.
Những khái niệm về kỹ năng sống được nêu ra ở trên đều đúng.
Tuy nhiên theo các bạn thì KỸ NĂNG là gì ?
Thân :smile:
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Sự phát triển kinh tế kéo theo sự biến đổi của xã hội về nhiều mặt, đặt con người vào những cơ hội, rủi ro và thách thức mới. Từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, những vấn đề xã hội nổi cộm ở các nước phát triển, đặc biệt là sự “nổi loạn” của giới trẻ, sự bùng nổ của các tệ nạn… khiến xã hội phải nhìn nhận lại về những giá trị trong cuộc sống con người, về vai trò của giáo dục trong quá trình định hướng phát triển nhân cách con người trong hoàn cảnh hiện tại. Xã hội có nhiều yếu tố thay đổi, điều đó đòi hỏi con người phải cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng mới, và giáo dục cũng phải có những bước chuyển mình để thích nghi với điều kiện mới. Trong xu thế đó, người ta đã sớm nhận ra sự thiếu hụt các kỹ năng sống (KNS) là nguyên nhân cơ bản khiến con người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hiện đại, KNS được ví như một chiếc cầu để đưa con người đến với chất lượng cuộc sống.

Vấn đề giáo dục KNS bắt đầu được đặt nền móng, được quan tâm tìm hiểu từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Bắt đầu từ năm 1979, nhà khoa học hành vi Gilbert Botvin, thành lập nên một chương trình giáo dục KNS cho giới trẻ từ 17-19 tuổi. Chương trình đào tạo này nhằm giúp xây dựng ở người học có khả năng từ chối những lời mời, rủ rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán. Thực ra, việc học tập và thực hành các kỹ năng ấy chỉ là một trong những khía cạnh của chương trình, nhưng có thể coi như là bước đầu để chương trình giáo dục KNS được triển khai rộng rãi trong thời gian kế tiếp. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, một chuỗi các nghiên cứu lượng giá đã được thực hiện để xem xét, kiểm tra sự hiệu quả của các cách tiếp cận phòng ngừa lạm dụng dựa trên mô hình Kỹ năng sống. Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức y tế thế giới (WHO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO), Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã có sự đầu tư, đưa ra những chương trình giáo dục KNS cụ thể với các đối tượng khác nhau nhằm trang bị cho họ những KNS cơ bản, giúp đối phó với một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống như bảo về sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy…

Cho đến nay, chương trình giáo dục KNS đã được triển khai ở nhiều quốc gia và cùng lãnh thổ trên thế giới, và thậm chí được đưa vào chương trình học chính khóa. Theo Th.S Đào Vân Vi - chuyên gia Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, hiện ít nhất 70 quốc gia trên thế giới đã và đang đưa KNS vào giảng dạy trong chương trình chính khóa, dưới hình thức một môn học riêng (Campuchia), tích hợp vào tất cả các môn học chính khóa (Singapore, Anh, Hàn Quốc, Australia), tích hợp vào một số môn (Trung Quốc, Myanmar). [27]

Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1996, UNICEF đã tổ chức chương trình “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV / AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Từ chương trình đầu tiên này, chương trình giáo dục KNS dần được mở rộng ra cả về đối tượng lẫn nội dung, chẳng hạn như các KNS nhằm giáo dục về quyền trẻ em, sức khỏe sinh sản, giới tính cho học sinh và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái, hoặc chương trình giáo dục KNS trong vấn đề bảo vệ sức khỏe, chống bạo lực trong gia đình, xóa đói giảm nghèo cho các chị em phụ nữ; chương trình giáo dục KNS về phòng chống lạm dụng tình dục, phòng chống HIV/AIDS với các đối tượng có nguy cơ cao…Qua hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, chương trình giáo dục KNS đã dần dần thu hút sự quan tâm của dư luận, không chỉ là sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ mà còn có sự quan tâm của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ y tế, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em…

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của giáo dục KNS và tạo cơ hội để trao đổi, tổng kết về các vấn đề có liên quan đến giáo dục KNS, có nhiều hội thảo đã được tổ chức để cùng thảo luận các vấn đề chung có liên quan đến KNS.

Tháng 9/2003, “Hội thảo quốc gia về chất lượng giáo dục kỹ năng sống” được tổ chức tại Hà Nội. Trong hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau bàn luận về các vấn đề tổng quát về KNS, cũng như đánh giá lại chất lượng giáo dục KNS trong những năm vừa qua, giới thiệu một số mô hình giáo dục KNS tiêu biểu…

Ngày 22/11/2008, Viện Nghiên Cứu Giáo Dục - Trường ĐHSP Tp.HCM đã tổ chức hội thảo: "Nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai" tại TPHCM, với sự tham gia củahơn 50 đại biểu gồm các nhà Nghiên cứu giáo dục, cán bộ quản lý, giảng viên các trường ĐH, CĐ, đại diện của Sở GD&ĐT TPHCM và các tỉnh, cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT trên toàn quốc. Nội dung hội thảo xoay quanh những vấn đề:
- Báo cáo của nhóm nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai” do TS. Nguyễn Kim Dung làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Giáo dục chủ trì với sự tài trợ của công ty Wrigley.
- Báo cáo chương trình hành động cam kết giữa Viện Nghiên cứu Giáo dục, công ty Wrigley, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM trong thời gian tới và kế hoạch tổ chức Ngày hội việc làm, các cuộc thi rèn luyện kỹ năng, chương trình tư vấn nghề nghiệp... do các chuyên gia của Viện, công ty Wrigley và Thành Đoàn phối hợp thực hiện.

Tại Hội thảo, báo cáo đề tài “Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu. Nội dung báo cáo xoay quanh vấn đề nhận thức thái độ của học sinh, sinh viên đối với tương lai, các yếu tố tác động tới tương lai của họ; thực trạng giáo dục hiện nay ở các trường phổ thông, đại học về KNS, về định hướng nghề nghiệp cũng như trang bị những kỹ năng mềm để học sinh, sinh viên có thể ứng dụng trong cuộc sống, công việc. Báo cáo đưa ra những kiến nghị, giải pháp để phần nào giải quyết vấn đề nhận thức, thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai. Đa số các đại biểu đều nhận định rằng việc giáo dục thái độ sống và KNS cho học sinh, sinh viên là điều vô cùng cần thiết nhưng hiện nay vẫn chưa được chú trọng.

Đề tài thực hiện khảo sát trên 2000 học sinh, sinh viên và phỏng vấn cán bộ quản lý của nhiều trường phổ thông, cao đẳng, đại học tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh sinh viên muốn có hiểu biết rộng, có việc làm tốt trong tương lai nhưng lại mơ hồ về việc lập kế hoạch tương lai, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng gì cần cho công việc, cuộc sống. Học sinh, sinh viên cũng chưa chú trọng đến kỹ năng mềm, các em lo rèn luyện thêm ngoại ngữ, vi tính mà chưa nhận thức hết tầm quan trọng của những kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, hợp tác, lập kế hoạch,... là những vấn đề có tính quyết định trong công việc và cuộc sống.

Bên cạnh những giải pháp trước mắt như tổ chức các hoạt động xã hội cần thiết, phát huy vai trò của Đoàn, Hội tổ chức các sinh hoạt tập thể hình thành kỹ năng, tổ chức các cuộc thi theo chủ đề để rèn luyện kỹ năng sống,... thì về lâu dài cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm; chương trình giáo dục cần cải cách tăng cường chương trình ngoại khóa, giảm khối lượng kiến thức, cần tăng cường việc tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường chất lượng, hiệu quả hơn... [29]

Gần đây nhất, Hội thảo “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông” được Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 20/5/2009 với sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục và các thầy cô giáo. Trong hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về tình hình giáo dục KNS hiện nay ở các nhà trường phổ thông, đa số đại biểu đều khẳng định: chương trình giáo dục KNS đã được ngành giáo dục triển khai từ rất lâu, theo phương pháp lồng ghép trong những môn học như đạo đức, giáo dục công dân, văn học…nhưng hiệu quả còn thấp. Việc giáo dục KNS hiện nay tại trường phổ thông còn rất nhiều khó khăn, bất cập như chất lượng giáo viên dạy KNS không đảm bảo, thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục KNS, thời lượng chương trình học chính khóa không cho phép, nhận thức của học sinh và xã hội về vấn đề giáo dục KNS vẫn chưa cao nên học sinh chưa có sự chủ động trong học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, các đại biểu còn đề xuất và thảo luận các phương án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS trong nhà trường, thảo luận về việc đưa giáo dục KNS vào chương trình chính khóa…

Bên cạnh đó, có một số tác giả đã tổng hợp các lý luận về KNS và tình hình thực tiễn của việc giáo dục KNS, thể hiện qua một số bài viết trên tạp chí, sách như: bài viết “Khái niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý học” của PGS. Nguyễn Quang Uẩn đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 6 (6-2008), hay cuốn “Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay” do Đào Thị Oanh chủ biên, và bộ sách giáo dục KNS gồm 2 tập do Th.S Nguyễn Thị Oanh viết, có tên “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”“10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”.

Trong bài viết Khái niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý học, PGS. Nguyễn Quang Uẩn đã chỉ ra sơ lược về các cách định nghĩa KNS hiện nay trên thế giới, kèm theo đó là cách phân loại khác nhau. Trên cơ sở phân tích lý thuyết tâm lý học hoạt động, tác giả đưa ra định nghĩa riêng về KNS và phân loại KNS dưới góc độ tâm lý. Đây chỉ mới là một bài viết căn cứ trên lý thuyết để đưa ra một hướng tiếp cận mới đối với KNS chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu thực tế.

Với cuốn sách “Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay”, các tác giả trình bày về sự hình thành và phát triển của KNS như một mặt quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Trong đó, nhóm tác giả đã đề cập đến các nội dung chính sau:
+ Tóm tắt các quan điểm hiện nay về khái niệm KNS và các cách phân loại KNS, phân tích nội dung một số KNS cụ thể;
+ Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển KNS cho thế hệ trẻ;
+ Giới thiệu các chương trình, dự án giáo dục KNS đã triển khai và đánh giá về tình hình giáo dục KNS tại Việt Nam.
Với những thông tin trên, nhóm tác giả giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về KNS và tình hình giáo dục KNS tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đề cập nhiều đến nhu cầu của học sinh về việc học tập KNS.

Cố Th.S Nguyễn Thị Oanh cũng là một người có đóng góp to lớn cho sự phát triển của giáo dục KNS hiện nay tại Việt Nam. Bộ sách về giáo dục KNS cho tuổi vị thành niên gồm 2 tập là sự đúc kết lý luận và kinh nghiệm của tác giả về giáo dục KNS, được xem như kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường. Tập 1 –“Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên” là tập sách tổng hợp lý luận về giáo dục KNS theo quan điểm giáo dục của UNICEF (khái niệm, cách phân loại, phương pháp giáo dục…) và minh họa các KNS cơ bản cho lứa tuổi vị thành niên. Ở tập 2 – “10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên” , tác giả cùng với một số cộng tác viên là các nhân viên xã hội - giáo dục đã cụ thể hóa lý luận về giáo dục KNS để biên soạn thành các bài dạy các KNS cụ thể cho đối tượng trẻ vị thành niên. Nhìn chung, đây là bộ sách về giáo dục KNS vừa tổng quát lại vừa có ví dụ minh họa, rất hữu ích cho những người làm công tác giáo dục KNS.

Ngoài ra, mới đây, TS. Huỳnh Văn Sơn, ĐH Sư phạm TPHCM đã tập trung các bài viết, ví dụ thực tế về các KNS cụ thể dựa trên đúc kết kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy để xuất bản cuốn “Bạn trẻ và kỹ năng sống”, cung cấp cho các bạn trẻ những kỹ năng cần thiết trước ngưỡng cửa vào đời: kỹ năng tự đánh giá bản thân, kỹ năng tư duy sáng tạo, phát huy nội lực của bản thân, kỹ năng tác động đến tâm lý người khác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hợp tác… ứng dụng trực tiếp trong học tập, công việc và cuộc sống.
[Trích từ luận văn của Sóng]
 

huong 87

Thành viên
mình cũng đã tìm một số bài viết về kns và cũng có đọc một số bài mà các bạn đã đưa lên diễn đàn, mình thấy nó rất hay và rất cần thiết cho các bạn muốn tìm hiểu về nó.à các bạn có thể giúp mình giới thiệu một số hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kns được ko.cho mình cảm ơn trước nhag
 

hoanghamc

Thành viên
Xin cảm ơn bác Ngọc Dinh. Mình cũng đang tìm những nguồn tài liệu khác nhau để bắt tay vào lam đề tài về Kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Nếu có thể, xin bác Ngọc Dinh giúp đỡ thêm về nguồn thông tin và tư liệu quý để có thể tham khảo.
 

kdung_reiz

Thành viên mới
Sao mà nhiều định nghĩa dzị ta? nhiều thứ để nhớ, mà cuối cùng hem nhớ được j hết àk...:metmoi:. KNS hiểu theo cách đơn giản là những kỹ năng xung quanh cuộc sống chúng ta.:lungtung:hem bik đúng ko (^_^)
 

sangva

Thành viên mới
lam sao de noi ra lam co cach gi ko may anh chi ''noi 10 cau lam dc ca 10 nhi''
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
M 2 bài học với 8 kỹ năng sống tuyệt vời mà trẻ con có thể dạy cho bạn: Chấp nhận và biết tiếp thu, kết quả nhận được sẽ cực kỳ bất ngờ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
Me_Ốc POKI.VN - Hệ thống luyện Kỹ Năng Sống Online đầu tiên Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
phannhatle293 Top 10 Kỹ năng mềm để sống, học tập và làm việc hiệu quả Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 7
S Cho hỏi phân biệt về kỹ năng sống thế giới và việt nam Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 3
dothanhvietquynhon [KN] Tại sao phải rèn luyện Kỹ năng sống cho HSSV? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 5
K [KN] Điểm yếu của các công ty đào tạo về kỹ năng sống là già, mối đe dọa? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 1
hoanghamc [KN] Dạy kỹ năng sống cho trẻ em-nên bắt đầu như thế nào? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 2
bluesea88 [KN] Kỹ năng sống nào quan trọng với bạn? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 31
C [KN] Trường dạy kỹ năng sống Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 12
S [KN] Kỹ năng mềm - hành trang vững chắc trong cuộc sống Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 2
kidoto [KN] Tiếp cận với kỹ năng sống Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 10
Sóng [KN] Lên mạng học kỹ năng sống Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 5
Xu Xu [KN] Ý tưởng mới PR kỹ năng sống Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 12
kieuphuong [KN] Kỹ năng sống - hành trang cần có của thanh niên hiện đại Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 11
Lu Song Qing [KN] Đi học... Kỹ năng sống Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N 8 XU HƯỚNG KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NĂM 2024 Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N TOP 5 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG NHẤT NĂM 2024 Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N TOP 10 KỸ NĂNG KINH DOANH QUAN TRỌNG NHẤT NĂM 2024 Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N 20 kỹ năng và khả năng quan trọng để thành công trong thế giới số Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KỸ NĂNG BÁN HÀNG CHO NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N 7 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG & THIẾT THỰC ÍT AI ĐỂ Ý Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KỸ NĂNG TỔ CHỨC & QUẢN TRỊ DỰ ÁN Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N 4 CẤP ĐỘ THÔNG THẠO 1 KỸ NĂNG Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG THẾ GIỚI HỖN LOẠN Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Kỹ năng chuẩn bị Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KỸ NĂNG TRÌNH BÀY HIỆU QUẢ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KỸ NĂNG NHÌN RA SỰ THẬT Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Kỹ năng tập trung vào điều quan trọng Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Kỹ năng nhận biết thực trạng Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N Kỹ năng dám đương đầu với rủi ro Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N KỸ NĂNG ĐỐI THOẠI Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU TRÊN BẢN ĐỒ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO VỚI THẾ GIỚI? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
N NHẬN DẠNG KỸ NĂNG CỐT LÕI CỦA BẢN THÂN ĐỂ CHỌN ĐÚNG NGHỀ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
T Dạy kỹ năng giúp trẻ đề phòng mạng xã hội. Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
minhchien98 KỸ NĂNG GIÚP BẠN TỰ VỆ KHI GẶP BẠO LỰC Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
minhchien98 10 KỸ NĂNG GIÚP BẠN THOÁT KHỎI NGUY HIỂM KHI BỊ TẤN CÔNG BẤT NGỜ Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
quạ đen tư vấn về sách phát triển các kỹ năng Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 1
vhngocmai Những kỹ năng đem đến cơ hội cho bạn Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 2
L Kỹ năng soạn thảo báo cáo Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
ngloan Trang điểm có phải là một kỹ năng quan trọng cho phái nữ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 40
thien_duong_mau_tim [KN] 20 kỹ năng giúp bạn thành công trong giao tiếp Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 4
T [KN] Kỹ năng hay Bằng cấp? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 3
T [KN] Kỹ năng mềm phải thật cứng, kỹ năng cứng phải thật mềm. Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
Trần Mít [KN] Kỹ năng lên xuống cầu thang và thang máy trong kinh doanh? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 2
bluesea88 [KN] Tầm quan trọng của Kỹ Năng mềm ? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 11
Bhji Onj [KN] Kỹ năng mềm&Thái độ tích cực Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 2
D [KN] 5 Kỹ năng giao tiếp thiết yếu đối với các chủ doanh nghiệp Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 3
Bhji Onj [KN] Đằng sau kỹ năng mềm Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 0
Xu Xu [KN] Kỹ năng thông tin dành cho học sinh? Thảo luận chung về Kỹ Năng Sống 5

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top