Tôi
Thành viên năng động
Tôi là : Tôi
Nickname : Tôi
Email : toi@reborn.com ( AOL of http://mail.com )
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Hồi nhỏ chắc ai cũng có ông kẹ, một người rất khủng khiếp sẽ dọa bạn sợ đến nỗi không dám hó hé.
Ông kẹ của tôi bình thường mà cũng không bình thường, ông kẹ hồi nhỏ của tôi là... anh hai. Anh hai trong ngôn ngữ của miền nào, tôi cũng không nhớ nữa, nghĩa là anh cả trong gia đình. Ấn tượng lúc đó của tôi về anh hai không gì khác ngoài hai từ "ông kẹ". " Anh hai ơi thằng tí nó không ăn nè". "Anh hai...".
Nhà tôi rất đông, ba má tôi hay nói đùa rằng thiếu một người là đủ đội bóng rồi, anh hai được phong làm đội trưởng.
Sau giải phóng ba má tôi tha hương vào Nam với hai bàn tay trắng. Nhà tôi ở xã, trường cấp 3 lại ở huyện, vì thế khi học xong lớp 9, mặc dù là học sinh giỏi nhưng anh hai tôi quyết định "ứa nước mắt" nhìn bạn bè khăn gói ra huyện... Ba má tôi buồn nhưng đành chịu... Tuy nhiên ông hiệu trưởng trường cấp 1 ở gần nhà khi biết tin liền xuống nói với ba tôi : Anh nghĩ sao vậy, dù gì thì cũng phải cho một thằng đi học chớ." Vì thời gian đó, anh ba, anh tư, chị gái, chị úc, chị bé đều đã nghỉ từ cấp 2,... mặc dù mỗi lần quyết định là một lần nước mắt rơi... Tôi còn nhớ đôi mắt mơ màng của má : "Nó vốn đứng đầu lớp...lúc đó con úc khóc nhiều lắm."
Chỉ một chiếc xe đạp và một bao gạo, thế là anh hai lóc cóc trên con đường ra huyện. " Con chó nó chạy theo tới suối..." - má tôi nhớ lại.
Trong ba anh đầu thì anh hai là người hiền nhất. Hồi nhỏ đi học, cứ tiếng kẻng cuối cùng vang lên y như rằng sắp thấy anh hai có mặt ở nhà, anh ba và anh tư thì đi đá bóng. Và anh hai tôi cũng ốm yếu. Thời cấp 3 là đẹp nhất đời học sinh, thời cấp 3 của anh hai lại là chuỗi ngày liệt giường vì sốt. Gạo đầu tháng gửi ra chỉ đủ nấu mấy ngày, còn lại tới cuối tháng chỉ còn khoai, củ độn... nên bệnh. "Lần nào tranh thủ ra thăm nó là thấy nó nằm sốt trên giường" - ba tôi kể.
Một lần anh hai bệnh nặng đến nỗi phải nhập viện, lúc đó đã gần thi cuối cấp. Mặc dù anh hai học rất khá nhưng như một hệ quả tất yếu, môn Toán 10 điểm, môn học bài 0 điểm, anh hai rớt tốt nghiệp...
Anh hai về làm ở nhà, lúc đó nhà tôi đều may. " Mặc dù may liên tục nhưng năm sau nó ra thi cuối cấp vẫn đậu." - Má tôi tự hào.
"Nó cần cù, chăm chỉ lắm. Với khả năng của nó đi ôn thi thì dư sức đậu bác sĩ. Nhưng... nó là con đầu, cho nó đi lỡ mà gãy gánh giữa chừng thì đàn em cũng đi đứt" - Ba má tôi vẫn khoăn dù đã sau mấy chục năm, không biết quyết định lúc đó là đúng hay sai.
Ở đời khó nhất là sự lựa chọn. Nhưng với anh hai thì không khó chút nào, vì đàn em anh hai quyết định ở nhà học thợ tiện,... mặc dù sau này mỗi lần đi họp lớp về anh đều cười với tôi : "thằng đó hồi nó học dở hơn mình mà nó kiên trì trụ lại ôn thi nên giờ nó ngon ghê, bạn bè ai cũng tiếc rằng hồi đó tao đi học tiếp thì giờ ngon rồi, vì thế em phải cố gắng kiếm cái bằng để sướng cái thân."
Tự mày mò tìm hiểu, tự mua đồ về nghiên cứu, anh hai mở được cái gara có vài thợ. Nào máy móc, nào hàn tiện, càng ngày tay của anh càng thêm nhiều vết sẹo nhỏ của mối hàn, của sắt vụn,... Vì thời gian đó máy móc làm gì hiện đại như bây giờ, mà cho dù có hiện đại thì anh hai cũng không mua nổi. Được cái công việc cũng ăn nên làm ra.
Nhà tôi ba gian kề nhau, ở giữa là thợ bạc, hai bên là may và gara. Anh ba may đẹp lắm, vì thế anh may chính đồ nam cho tiệm may. Anh tư giỏi tính toán nhất nhà, anh kinh doanh thay ba bên tiệm vàng. Bốn anh em tôi đi học, trong đó anh "cu lớn" là niềm tự hào của gia đình, anh đậu bác sĩ đa khoa. Người ngoài nói gia đình tôi giàu, tôi sướng, nhưng những cơ sở đó là được làm nên bằng biết bao mồ hôi nước mắt của ba má và mấy anh chị lớn phải nghỉ học ngang giữa chừng để "hi sinh đời trước củng cố đời sau". ( " Gái, sao mày không vô giường mà ngủ trên đống vải". "Dạ, con ngủ đây để khỏi ngủ luôn, ngủ chút giật mình dậy may tiếp" )
Nhưng không lâu sau là thời điểm khủng hoảng nhất của gia đình tôi, đã có lúc tưởng như phá sản. Bốn anh em út đi học, đã có 3 người ở thành phố, dân quê nuôi 3 đứa con học thành phố thì chỉ có thể trải qua mới hiểu được. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguồn vô không đủ nguồn ra nói chi tăng vốn cạnh tranh. Anh tư giỏi tính toán nhất nhà, có lẽ vì thế anh tư chơi cá độ đá banh, lúc đầu có ăn thiệt, ăn nhiều nữa là đằng khác, nếu không có tiền ăn độ anh tư cho để luyện thi đại học thì có lẽ anh "cu nhỏ" đã về quê làm tài xế chứ không được như bây giờ, kỹ sư tập đoàn dầu khí. Anh ba lúc đó đi xe tải nam bắc, mỗi lần ở bến chờ hàng là các tài xế lại đánh bài, anh ba tôi cũng tham gia, mới đầu cũng chỉ là đánh chơi.
Cờ bạc là bác thằng bần, câu nói của ông bà ta không sai chút nào. Anh tư thua cá độ đến nỗi vàng trong tủ rút ra ngày càng nhiều, anh ba đánh bài đến nỗi bị giam xe ngoài bắc, anh rể phải cầm tiền đi máy bay gấp ra trả. Bắt đầu chuỗi ngày tang thương, ba má tôi cãi nhau từ sáng tới tối. Anh tư phải đi trốn nợ. Anh ba sau vài tai nạn trên tuyến đường dài nam bắc đã suy sụp hẳn tinh thần, di chứng anh ba giờ đi cà nhắc . Mấy anh em tôi vẫn đi học vô tư... vì nhà không dám cho biết, sợ ảnh hưởng việc học của chúng tôi.
Cả nhà chỉ còn anh hai là cây trụ chống đỡ gia đình bên bờ vực phá sản. Người ngoài hả hê bao nhiêu thì người nhà tôi cay đắng bấy nhiêu ( có lẽ vì thế tôi ghét xã tôi ). Anh hai phải dẹp cái gara mà anh đã bỏ bao tâm huyết để xây dựng nên. "P thợ tiện" đã thành quá khứ, giờ là "P tài xế". Anh bắt đầu tập buôn bán, tập chạy xe du lịch. "Giờ nhìn thằng hai chạy xe du lịch ai ngờ được trước đây tất cả có ai dám nghĩ tới rằng cả đời này nó dám leo lên xe du lịch đâu, nó quá nhát (anh hai cũng sợ ma giống tôi)" - Má tôi cười.
Bao lần ngăn ba má cãi nhau đập đồ, bao lần đắng miệng đi thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng. Nhờ có việc kinh doanh mới nên dần dần đi vào ổn định, anh ba, anh tư cũng tu chí làm ăn. "Mỗi lần nhớ lại chắc do ông bà phù hộ" - Anh hai cười.
Bây giờ ba anh lớn đã ra riêng. Các chị gái cũng khá ổn định. Nợ cũng vừa trả xong. Mặc dù vẫn còn khó khăn khi còn mỗi mình tôi và thằng út còn đang học, cháu lớn nhất của tôi hôm nay lên Sài Gòn để mai thi vô lớp 10 ở LHP. Ít ra cũng đã thoát khỏi bờ vực "đi ăn mày cả đám" (từ mà má tôi hình dung).
Mấy anh em út tôi chỉ còn cách quyết tâm sẽ chăm sóc thật tốt đàn cháu để có thể báo đáp chút ít công ơn của mấy anh chị lớn.
Giờ lớn rồi chắc không ai sợ ông kẹ đâu nhỉ. Nhưng tôi vẫn sợ đối diện với anh hai, mỗi lần gặp y như rằng câu đầu tiên là : "Học hành sao rồi?" "Học hành được không?", "Học có đều không?", "Học..."... Tôi chỉ biết... cười... hạnh phúc.
Nickname : Tôi
Email : toi@reborn.com ( AOL of http://mail.com )
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Hồi nhỏ chắc ai cũng có ông kẹ, một người rất khủng khiếp sẽ dọa bạn sợ đến nỗi không dám hó hé.
Ông kẹ của tôi bình thường mà cũng không bình thường, ông kẹ hồi nhỏ của tôi là... anh hai. Anh hai trong ngôn ngữ của miền nào, tôi cũng không nhớ nữa, nghĩa là anh cả trong gia đình. Ấn tượng lúc đó của tôi về anh hai không gì khác ngoài hai từ "ông kẹ". " Anh hai ơi thằng tí nó không ăn nè". "Anh hai...".
Nhà tôi rất đông, ba má tôi hay nói đùa rằng thiếu một người là đủ đội bóng rồi, anh hai được phong làm đội trưởng.
Sau giải phóng ba má tôi tha hương vào Nam với hai bàn tay trắng. Nhà tôi ở xã, trường cấp 3 lại ở huyện, vì thế khi học xong lớp 9, mặc dù là học sinh giỏi nhưng anh hai tôi quyết định "ứa nước mắt" nhìn bạn bè khăn gói ra huyện... Ba má tôi buồn nhưng đành chịu... Tuy nhiên ông hiệu trưởng trường cấp 1 ở gần nhà khi biết tin liền xuống nói với ba tôi : Anh nghĩ sao vậy, dù gì thì cũng phải cho một thằng đi học chớ." Vì thời gian đó, anh ba, anh tư, chị gái, chị úc, chị bé đều đã nghỉ từ cấp 2,... mặc dù mỗi lần quyết định là một lần nước mắt rơi... Tôi còn nhớ đôi mắt mơ màng của má : "Nó vốn đứng đầu lớp...lúc đó con úc khóc nhiều lắm."

Chỉ một chiếc xe đạp và một bao gạo, thế là anh hai lóc cóc trên con đường ra huyện. " Con chó nó chạy theo tới suối..." - má tôi nhớ lại.
Trong ba anh đầu thì anh hai là người hiền nhất. Hồi nhỏ đi học, cứ tiếng kẻng cuối cùng vang lên y như rằng sắp thấy anh hai có mặt ở nhà, anh ba và anh tư thì đi đá bóng. Và anh hai tôi cũng ốm yếu. Thời cấp 3 là đẹp nhất đời học sinh, thời cấp 3 của anh hai lại là chuỗi ngày liệt giường vì sốt. Gạo đầu tháng gửi ra chỉ đủ nấu mấy ngày, còn lại tới cuối tháng chỉ còn khoai, củ độn... nên bệnh. "Lần nào tranh thủ ra thăm nó là thấy nó nằm sốt trên giường" - ba tôi kể.
Một lần anh hai bệnh nặng đến nỗi phải nhập viện, lúc đó đã gần thi cuối cấp. Mặc dù anh hai học rất khá nhưng như một hệ quả tất yếu, môn Toán 10 điểm, môn học bài 0 điểm, anh hai rớt tốt nghiệp...
Anh hai về làm ở nhà, lúc đó nhà tôi đều may. " Mặc dù may liên tục nhưng năm sau nó ra thi cuối cấp vẫn đậu." - Má tôi tự hào.
"Nó cần cù, chăm chỉ lắm. Với khả năng của nó đi ôn thi thì dư sức đậu bác sĩ. Nhưng... nó là con đầu, cho nó đi lỡ mà gãy gánh giữa chừng thì đàn em cũng đi đứt" - Ba má tôi vẫn khoăn dù đã sau mấy chục năm, không biết quyết định lúc đó là đúng hay sai.
Ở đời khó nhất là sự lựa chọn. Nhưng với anh hai thì không khó chút nào, vì đàn em anh hai quyết định ở nhà học thợ tiện,... mặc dù sau này mỗi lần đi họp lớp về anh đều cười với tôi : "thằng đó hồi nó học dở hơn mình mà nó kiên trì trụ lại ôn thi nên giờ nó ngon ghê, bạn bè ai cũng tiếc rằng hồi đó tao đi học tiếp thì giờ ngon rồi, vì thế em phải cố gắng kiếm cái bằng để sướng cái thân."
Tự mày mò tìm hiểu, tự mua đồ về nghiên cứu, anh hai mở được cái gara có vài thợ. Nào máy móc, nào hàn tiện, càng ngày tay của anh càng thêm nhiều vết sẹo nhỏ của mối hàn, của sắt vụn,... Vì thời gian đó máy móc làm gì hiện đại như bây giờ, mà cho dù có hiện đại thì anh hai cũng không mua nổi. Được cái công việc cũng ăn nên làm ra.
Nhà tôi ba gian kề nhau, ở giữa là thợ bạc, hai bên là may và gara. Anh ba may đẹp lắm, vì thế anh may chính đồ nam cho tiệm may. Anh tư giỏi tính toán nhất nhà, anh kinh doanh thay ba bên tiệm vàng. Bốn anh em tôi đi học, trong đó anh "cu lớn" là niềm tự hào của gia đình, anh đậu bác sĩ đa khoa. Người ngoài nói gia đình tôi giàu, tôi sướng, nhưng những cơ sở đó là được làm nên bằng biết bao mồ hôi nước mắt của ba má và mấy anh chị lớn phải nghỉ học ngang giữa chừng để "hi sinh đời trước củng cố đời sau". ( " Gái, sao mày không vô giường mà ngủ trên đống vải". "Dạ, con ngủ đây để khỏi ngủ luôn, ngủ chút giật mình dậy may tiếp" )
Nhưng không lâu sau là thời điểm khủng hoảng nhất của gia đình tôi, đã có lúc tưởng như phá sản. Bốn anh em út đi học, đã có 3 người ở thành phố, dân quê nuôi 3 đứa con học thành phố thì chỉ có thể trải qua mới hiểu được. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguồn vô không đủ nguồn ra nói chi tăng vốn cạnh tranh. Anh tư giỏi tính toán nhất nhà, có lẽ vì thế anh tư chơi cá độ đá banh, lúc đầu có ăn thiệt, ăn nhiều nữa là đằng khác, nếu không có tiền ăn độ anh tư cho để luyện thi đại học thì có lẽ anh "cu nhỏ" đã về quê làm tài xế chứ không được như bây giờ, kỹ sư tập đoàn dầu khí. Anh ba lúc đó đi xe tải nam bắc, mỗi lần ở bến chờ hàng là các tài xế lại đánh bài, anh ba tôi cũng tham gia, mới đầu cũng chỉ là đánh chơi.
Cờ bạc là bác thằng bần, câu nói của ông bà ta không sai chút nào. Anh tư thua cá độ đến nỗi vàng trong tủ rút ra ngày càng nhiều, anh ba đánh bài đến nỗi bị giam xe ngoài bắc, anh rể phải cầm tiền đi máy bay gấp ra trả. Bắt đầu chuỗi ngày tang thương, ba má tôi cãi nhau từ sáng tới tối. Anh tư phải đi trốn nợ. Anh ba sau vài tai nạn trên tuyến đường dài nam bắc đã suy sụp hẳn tinh thần, di chứng anh ba giờ đi cà nhắc . Mấy anh em tôi vẫn đi học vô tư... vì nhà không dám cho biết, sợ ảnh hưởng việc học của chúng tôi.
Cả nhà chỉ còn anh hai là cây trụ chống đỡ gia đình bên bờ vực phá sản. Người ngoài hả hê bao nhiêu thì người nhà tôi cay đắng bấy nhiêu ( có lẽ vì thế tôi ghét xã tôi ). Anh hai phải dẹp cái gara mà anh đã bỏ bao tâm huyết để xây dựng nên. "P thợ tiện" đã thành quá khứ, giờ là "P tài xế". Anh bắt đầu tập buôn bán, tập chạy xe du lịch. "Giờ nhìn thằng hai chạy xe du lịch ai ngờ được trước đây tất cả có ai dám nghĩ tới rằng cả đời này nó dám leo lên xe du lịch đâu, nó quá nhát (anh hai cũng sợ ma giống tôi)" - Má tôi cười.
Bao lần ngăn ba má cãi nhau đập đồ, bao lần đắng miệng đi thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng. Nhờ có việc kinh doanh mới nên dần dần đi vào ổn định, anh ba, anh tư cũng tu chí làm ăn. "Mỗi lần nhớ lại chắc do ông bà phù hộ" - Anh hai cười.
Bây giờ ba anh lớn đã ra riêng. Các chị gái cũng khá ổn định. Nợ cũng vừa trả xong. Mặc dù vẫn còn khó khăn khi còn mỗi mình tôi và thằng út còn đang học, cháu lớn nhất của tôi hôm nay lên Sài Gòn để mai thi vô lớp 10 ở LHP. Ít ra cũng đã thoát khỏi bờ vực "đi ăn mày cả đám" (từ mà má tôi hình dung).
Mấy anh em út tôi chỉ còn cách quyết tâm sẽ chăm sóc thật tốt đàn cháu để có thể báo đáp chút ít công ơn của mấy anh chị lớn.
Giờ lớn rồi chắc không ai sợ ông kẹ đâu nhỉ. Nhưng tôi vẫn sợ đối diện với anh hai, mỗi lần gặp y như rằng câu đầu tiên là : "Học hành sao rồi?" "Học hành được không?", "Học có đều không?", "Học..."... Tôi chỉ biết... cười... hạnh phúc.