bachtuocdo
Thanh viên kỳ cựu
Mình lướt web đọc được bài viết này:
Sinh viên cần học những gì?
(Theo Mực tím)
Bạn hãy thử lướt qua các trang web, mẫu thông báo tuyển dụng, sẽ biết mình cần học những gì trong những năm đại học.
Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: Những kiến thức tích lũy được trong thời sinh viên là điểm quyết định cho tương lai và chỉ cần chuyên tâm vào việc học hành, cố gắng đạt loại khá, giỏi thì khi ra trường sẽ dễ dàng kiếm việc hơn. Nhưng cùng với sự tiến bộ xã hội và cách thức tuyển dụng ở nước ta hiện nay thì bấy nhiêu đó hẳn là chưa đủ.
1. Kinh nghiệm
Nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng cử viên có kinh nghiệm. Đây chính là điểm bất lợi nhất cho những sinh viên mới ra trường. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì chi phí để đào tạo một nhân viên từ khi mới vào nghề cho đến khi thạo việc khá tốn kém, trong khi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đều muốn tiết kiệm tối thiểu chi phí cho đơn vị mình. Vì vậy khi nhà tuyển dụng bỏ ra một khoản tiền lương, tất nhiên là họ muốn có một nhân viên đã thạo việc hơn là những người mới vào nghề.
Vậy những sinh viên mới tốt nghiệp phải làm gì? Về phía nhà tuyển dụng: cách thức tuyển dụng nhân sự dựa vào bảng điểm và kinh nghiệm làm việc đã trở thành thông lệ ở nước ta. Và thật khó để thay đổi cách thức tuyển dụng này. Vậy chỉ còn cách là các sinh viên phải tự tích lũy cho mình một vốn kinh nghiệm ngay từ khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học bằng rất nhiều cách khác nhau như: làm tình nguyện viên, cộng tác viên, nhân viên (làm theo hợp đồng ngắn hạn) cho các tổ chức, công ty thuộc lĩnh vực chuyên môn, … Sẽ có rất nhiều cơ hội phù hợp với năng lực, trình độ của bạn nếu bạn chịu khó để ý, tìm hiểu. Và quan trọng là đừng ngại khó, ngại khổ hay đề cao việc có được trả lương hay không; hãy luôn nhớ điều cốt lõi là bạn đang tích lũy kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ,… Đó là nền tảng tốt cho tương lai của bạn.
2.Kỹ năng mềm
Tham gia vào một tổ chức, công ty, bạn không thể chỉ biết có bản thân mình mà luôn luôn phải giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng. Kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử, thái độ làm việc tốt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn hoàn thành tốt các công việc mà còn giúp bạn nắm bắt được các cơ hội thăng tiến trong công việc.
Vì thế, khi còn ngồi trên giảng đường, đừng chỉ để tâm đến duy nhất việc học mà hãy chú ý bồi dưỡng thêm các kỹ năng mềm như thái độ tích cực trong cuộc sống cũng như trong công việc, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp,… cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp tương lai. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện sẽ tạo môi trường tốt cho bạn rèn luyện những kỹ năng này.
3.Quan tâm tới các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn.
Các lĩnh vực khác nhau đều có một mối tương quan nhất định. Hiểu biết các vấn đề và mối liên hệ giữa chúng để có cái nhìn khái quát hơn về công việc chuyên môn. Bạn sẽ gây được ấn tượng tốt hơn đối với nhà tuyển dụng nếu bạn có một vốn kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn.
Với tình hình tuyển dụng nhân sự ở nước ta hiện nay, các bạn sinh viên đừng đợi đến khi ra trường mới chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng để đáp ứng với yêu cầu của nhà tuyển dụng mà hãy bồi dưỡng, tích lũy ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, để trong tương lai sẽ là những ứng cử viên xuất sắc trong mắt nhà tuyển dụng!
Theo các bạn, sinh viên chúng ta còn cần học những gì nữa để tiến bước trên con đường sự nghiệp, hướng tới tương lai tươi sáng phía trước. Hãy cùng chia sẻ cảm nghĩ với tớ nhé ^^
GOOD LUCK AND SUCCESS!
Sinh viên cần học những gì?
(Theo Mực tím)
Bạn hãy thử lướt qua các trang web, mẫu thông báo tuyển dụng, sẽ biết mình cần học những gì trong những năm đại học.
Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: Những kiến thức tích lũy được trong thời sinh viên là điểm quyết định cho tương lai và chỉ cần chuyên tâm vào việc học hành, cố gắng đạt loại khá, giỏi thì khi ra trường sẽ dễ dàng kiếm việc hơn. Nhưng cùng với sự tiến bộ xã hội và cách thức tuyển dụng ở nước ta hiện nay thì bấy nhiêu đó hẳn là chưa đủ.
1. Kinh nghiệm
Nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng cử viên có kinh nghiệm. Đây chính là điểm bất lợi nhất cho những sinh viên mới ra trường. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì chi phí để đào tạo một nhân viên từ khi mới vào nghề cho đến khi thạo việc khá tốn kém, trong khi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đều muốn tiết kiệm tối thiểu chi phí cho đơn vị mình. Vì vậy khi nhà tuyển dụng bỏ ra một khoản tiền lương, tất nhiên là họ muốn có một nhân viên đã thạo việc hơn là những người mới vào nghề.
Vậy những sinh viên mới tốt nghiệp phải làm gì? Về phía nhà tuyển dụng: cách thức tuyển dụng nhân sự dựa vào bảng điểm và kinh nghiệm làm việc đã trở thành thông lệ ở nước ta. Và thật khó để thay đổi cách thức tuyển dụng này. Vậy chỉ còn cách là các sinh viên phải tự tích lũy cho mình một vốn kinh nghiệm ngay từ khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học bằng rất nhiều cách khác nhau như: làm tình nguyện viên, cộng tác viên, nhân viên (làm theo hợp đồng ngắn hạn) cho các tổ chức, công ty thuộc lĩnh vực chuyên môn, … Sẽ có rất nhiều cơ hội phù hợp với năng lực, trình độ của bạn nếu bạn chịu khó để ý, tìm hiểu. Và quan trọng là đừng ngại khó, ngại khổ hay đề cao việc có được trả lương hay không; hãy luôn nhớ điều cốt lõi là bạn đang tích lũy kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ,… Đó là nền tảng tốt cho tương lai của bạn.
2.Kỹ năng mềm
Tham gia vào một tổ chức, công ty, bạn không thể chỉ biết có bản thân mình mà luôn luôn phải giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng. Kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử, thái độ làm việc tốt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn hoàn thành tốt các công việc mà còn giúp bạn nắm bắt được các cơ hội thăng tiến trong công việc.
Vì thế, khi còn ngồi trên giảng đường, đừng chỉ để tâm đến duy nhất việc học mà hãy chú ý bồi dưỡng thêm các kỹ năng mềm như thái độ tích cực trong cuộc sống cũng như trong công việc, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp,… cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp tương lai. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện sẽ tạo môi trường tốt cho bạn rèn luyện những kỹ năng này.
3.Quan tâm tới các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn.
Các lĩnh vực khác nhau đều có một mối tương quan nhất định. Hiểu biết các vấn đề và mối liên hệ giữa chúng để có cái nhìn khái quát hơn về công việc chuyên môn. Bạn sẽ gây được ấn tượng tốt hơn đối với nhà tuyển dụng nếu bạn có một vốn kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn.
Với tình hình tuyển dụng nhân sự ở nước ta hiện nay, các bạn sinh viên đừng đợi đến khi ra trường mới chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng để đáp ứng với yêu cầu của nhà tuyển dụng mà hãy bồi dưỡng, tích lũy ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, để trong tương lai sẽ là những ứng cử viên xuất sắc trong mắt nhà tuyển dụng!
Theo các bạn, sinh viên chúng ta còn cần học những gì nữa để tiến bước trên con đường sự nghiệp, hướng tới tương lai tươi sáng phía trước. Hãy cùng chia sẻ cảm nghĩ với tớ nhé ^^
GOOD LUCK AND SUCCESS!
Last edited by a moderator: