Cậu em chép vào ổ cứng di động của mình 4 bộ phim. Tối đó, nó gọi, để bảo với mình: “Em chép cho chị thế thôi, em biết là chị cũng chả coi đâu. Phim thì đánh nhau, phim thì có cảnh sex, có cả phim chiến tranh đấy…” Nhưng rồi sau đó, nó lại tỉ mỉ giới thiệu từng phim với mình, phim về cái gì, nó thấy điều gì thú vị ở phim đó… Mình biết tỏng là nó muốn mình coi.
Hôm nay được rảnh rỗi, mình mở ra xem thử.
Phim đầu tiên mở màn bằng cảnh đánh nhau ngoạn mục, kết thúc cái màn đánh nhau đó là một người đàn ông bị dao đâm, rồi bị ném từ tòa nhà cao mấy chục tầng xuống đường, máu chảy thành dòng… Coi được 5 phút. Tắt.
Mở sang phim chiến tranh… Được 2 phút. Tắt.
…
Nhận ra. Mình đang sợ.
Mình sợ nhìn thấy những cảnh máu me, chém giết, cảnh con người đối xử độc ác với nhau còn tệ hơn cả con thú. Tại những thời điểm đó, điều duy nhất mình cảm nhận được là sự đau đớn về thể xác của người bị tấn công, ngay lập tức mình liên hệ tới sự đau đớn của bản thân nếu ở hoàn cảnh ấy và không dám coi tiếp nữa. Cho dẫu là cảnh quay nghệ thuật, kỹ xảo tuyệt vời đi nữa, trong lòng mình chỉ còn nhìn thấy sự đáng sợ: nỗi đau đớn đáng sợ và những con người vô cảm đến đáng sợ. Trong tâm hồn mình gào lên: “Người ta cũng là con người cơ mà?”
Ai cũng có quyền sống, vì ai cũng là con người, dẫu có là lính hay là tướng. Nhưng xem phim, mình cứ thấy xót xa khi lính tráng chết như ngả rạ, chỉ để cứu một ông lớn nào đó. Không biết là bẩm sinh hay là do học tập mà mình lại nhạy cảm với những nỗi đau như thế. Có lần đi xem Bảo tàng chứng tích chiến tranh, khi về cứ bị ám ảnh hoài vì một cái hình. Hồi xưa đi coi “Cánh đồng bất tận” cũng khóc. Đọc “Nỗi buồn chiến tranh” cũng vậy. Đọc xong, hiểu hơn về thực tế chiến tranh, mình nhận ra, chính vì có tâm hồn quá nhạy cảm mà người lính kia không tài nào vượt khỏi những ám ảnh ghê rợn của một thời ác liệt, sự tổn thương quá sâu sắc khiến người ta không thể hòa nhập lại khi trở về thời bình.
(Mình chợt nghĩ, không biết nếu quay lại hoàn cảnh chiến tranh lúc đó, liệu mình sẽ như thế nào? Liệu mình có đủ dũng cảm và sự tự chủ để vượt qua những cảm xúc sợ hãi hay sự đớn đau quá lớn của chiến tranh?)
Sự nhạy cảm cũng là điều cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Nhờ sự nhạy cảm mà mình có khả năng cảm nhận sâu sắc hơn về những phút giây hạnh phúc, những niềm vui trong cuộc đời. Vì cảm nhận được nỗi đau nên mình không dám làm đau người khác, dù bằng tác động vật chất hay tinh thần. Và ngược lại, nó cũng khiến mình mất nhiều thời gian hơn để vượt qua những cú sốc/tổn thương tinh thần, cũng như có thể bị tác động khi cảm nhận sự đau khổ của người khác. Bởi vậy, thầy lúc nào cũng dặn: Phải vững vàng cho mình trước, rồi mới nghĩ đến chuyện giúp đỡ người khác.
Nhưng cũng có thể vì sự nhạy cảm đó mà làm mình sợ hãi. Nó cũng ngăn cản mình mở rộng cái nhìn vào những thế giới đen tối hơn của xã hội, của lòng dạ con người. Nó cũng có thể tạo cho mình cái tâm thế an phận, ngăn cản mình đấu tranh quyết liệt để chống lại cái xấu, cái ác.
Em nói: “Nếu chị cứ như vậy, là chị đang tự đóng khung mình trong những ảo tưởng đẹp đẽ”.
Ừ, có lẽ em nói đúng. Có nghĩa là mình cần phải thay đổi, phải tập quen dần.
Mình trả lời em:
“Chị sẽ cố gắng. Sẽ xem lại lần nữa những bộ phim đó, để có thể chia sẻ cùng em và mở rộng cái nhìn của chị.”
Có tí xíu thôi mà cũng cần biết bao sự dũng cảm…Có ai đó có thể cười vì cái nỗi sợ của mình. Nhưng quan trọng là tự vượt qua chính mình.
Hôm nay được rảnh rỗi, mình mở ra xem thử.
Phim đầu tiên mở màn bằng cảnh đánh nhau ngoạn mục, kết thúc cái màn đánh nhau đó là một người đàn ông bị dao đâm, rồi bị ném từ tòa nhà cao mấy chục tầng xuống đường, máu chảy thành dòng… Coi được 5 phút. Tắt.
Mở sang phim chiến tranh… Được 2 phút. Tắt.
…
Nhận ra. Mình đang sợ.
Mình sợ nhìn thấy những cảnh máu me, chém giết, cảnh con người đối xử độc ác với nhau còn tệ hơn cả con thú. Tại những thời điểm đó, điều duy nhất mình cảm nhận được là sự đau đớn về thể xác của người bị tấn công, ngay lập tức mình liên hệ tới sự đau đớn của bản thân nếu ở hoàn cảnh ấy và không dám coi tiếp nữa. Cho dẫu là cảnh quay nghệ thuật, kỹ xảo tuyệt vời đi nữa, trong lòng mình chỉ còn nhìn thấy sự đáng sợ: nỗi đau đớn đáng sợ và những con người vô cảm đến đáng sợ. Trong tâm hồn mình gào lên: “Người ta cũng là con người cơ mà?”
Ai cũng có quyền sống, vì ai cũng là con người, dẫu có là lính hay là tướng. Nhưng xem phim, mình cứ thấy xót xa khi lính tráng chết như ngả rạ, chỉ để cứu một ông lớn nào đó. Không biết là bẩm sinh hay là do học tập mà mình lại nhạy cảm với những nỗi đau như thế. Có lần đi xem Bảo tàng chứng tích chiến tranh, khi về cứ bị ám ảnh hoài vì một cái hình. Hồi xưa đi coi “Cánh đồng bất tận” cũng khóc. Đọc “Nỗi buồn chiến tranh” cũng vậy. Đọc xong, hiểu hơn về thực tế chiến tranh, mình nhận ra, chính vì có tâm hồn quá nhạy cảm mà người lính kia không tài nào vượt khỏi những ám ảnh ghê rợn của một thời ác liệt, sự tổn thương quá sâu sắc khiến người ta không thể hòa nhập lại khi trở về thời bình.
(Mình chợt nghĩ, không biết nếu quay lại hoàn cảnh chiến tranh lúc đó, liệu mình sẽ như thế nào? Liệu mình có đủ dũng cảm và sự tự chủ để vượt qua những cảm xúc sợ hãi hay sự đớn đau quá lớn của chiến tranh?)

Sự nhạy cảm cũng là điều cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Nhờ sự nhạy cảm mà mình có khả năng cảm nhận sâu sắc hơn về những phút giây hạnh phúc, những niềm vui trong cuộc đời. Vì cảm nhận được nỗi đau nên mình không dám làm đau người khác, dù bằng tác động vật chất hay tinh thần. Và ngược lại, nó cũng khiến mình mất nhiều thời gian hơn để vượt qua những cú sốc/tổn thương tinh thần, cũng như có thể bị tác động khi cảm nhận sự đau khổ của người khác. Bởi vậy, thầy lúc nào cũng dặn: Phải vững vàng cho mình trước, rồi mới nghĩ đến chuyện giúp đỡ người khác.
Nhưng cũng có thể vì sự nhạy cảm đó mà làm mình sợ hãi. Nó cũng ngăn cản mình mở rộng cái nhìn vào những thế giới đen tối hơn của xã hội, của lòng dạ con người. Nó cũng có thể tạo cho mình cái tâm thế an phận, ngăn cản mình đấu tranh quyết liệt để chống lại cái xấu, cái ác.
Em nói: “Nếu chị cứ như vậy, là chị đang tự đóng khung mình trong những ảo tưởng đẹp đẽ”.
Ừ, có lẽ em nói đúng. Có nghĩa là mình cần phải thay đổi, phải tập quen dần.
Mình trả lời em:
“Chị sẽ cố gắng. Sẽ xem lại lần nữa những bộ phim đó, để có thể chia sẻ cùng em và mở rộng cái nhìn của chị.”
Có tí xíu thôi mà cũng cần biết bao sự dũng cảm…Có ai đó có thể cười vì cái nỗi sợ của mình. Nhưng quan trọng là tự vượt qua chính mình.