Trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh kỹ năng giao tiếp bằng lời, kỹ năng viết cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn có kỹ năng viết tốt, bạn sẽ rất lợi thế trong những công việc đòi hỏi viết lách, giao tiếp gián tiếp qua email, giấy tờ... Người ta thường nói: "Văn là người", do đó, thông qua những gì bạn viết ra, một phần tính cách của bạn được bộc lộ và người khác cũng có thể đánh giá về bạn.
Chính vì thế, với topic này, chúng ta hãy cùng chia sẻ những kinh nghiệm, những mẹo vặt giúp nhau trau dồi kỹ năng viết. Hoặc các bạn cũng có thể nêu ra những khó khăn mà bạn gặp phải khi viết lách để mọi người có thể giúp đỡ cho bạn.
2. Giải thích – Giảng giải: Giải thích là làm cho rõ nghĩa, hiểu rõ (Giải có nghĩa là cởi, thích là làm cho rõ (Lời văn cô đọng quá, có đôi chỗ phải giải thích thêm mới hiểu rõ). Giảng giải cũng là làm cho hiểu rõ bằng cách phát triển các ý rộng ra, minh họa thêm, như là giảng bài(Anh nói qua là tôi hiểu rồi, không cần giảng giải).
3. Giao tế - Giao tiếp – Giao thiệp: Giao tế là tiếp xúc, bày tỏ với nhau điều gì, nay thường dùng với nghĩa tiếp đãi người nước ngoài (Cơ quan giao tế). Giao tiếp chỉ việc người nọ tiếp xúc với người kia bày tỏ với nhau điều gì. Giao thiệp là tiếp xúc xã giao với tư cách cá nhân (Anh ấy giao thiệp rộng). Giao thiệp còn có nghĩa là thương lượng, bàn bạc (nghĩa này là của tiếng Hán, tiếng Việt ít dùng).
4. Giao thời – Giao thừa – Quá độ: Giao thời là lúc cái cũ chưa hết hẳn mà cái mới chưa đến hẳn, cũ mới giao nhau. Giao thừa là lúc năm cũ vừa hết, năm mới vừa tới. Quá độ là chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác. Thời kỳ chuyển tiếp này thường dài nên người ta hay gọi giai đoạn quá độ, thời kỳ quá độ. Còn giao thời tương đối ngắn nên người ta gọi là lúc giao thời, buổi giao thời.
5. Kiểm sát – Kiểm soát: Kiểm sát là điều tra xem xét, chỉ công tác của cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát (Viện Kiểm sát, Ban kiểm sát). Kiểm soát là kiểm tra, xem xét dùng trong trường hợp thông thường (kiểm soát hành vi, kiểm soát hàng hóa…)
6. Kiên cường – Kiên định – Kiên trì: Kiên cường là vững vàng, mạnh mẽ, không chịu khuất phục. Kiên định là vững vàng, không bị lay chuyển, có thể dùng làm động từ. Kiên trì là giữ được sự bền bỉ (Trì có nghĩa là giữ), vừa là động từ, vừa là tính từ (Kiên trì mục tiêu, thái độ kiên trì).
7. Thể diện – Sĩ diện: Thể diện là danh dự bề ngoài. (Làm mất thể diện gia đình). Sĩ diện là thể hiện cá nhân, quá coi trọng danh dự của mình (Theo nghĩa xấu)
8. Minh họa – Thuyết minh: Minh họa là dùng hình ảnh, tranh vẽ, những ví dụ có hình ảnh để làm sáng tỏ lời văn. Thuyết minh là dùng lời nói để giải thích tranh ảnh, bản đồm đồ án… (thuyết có nghĩa là nói) hoặc là những lời giải thích ấy ghi lại trên giấy.
9. Trấn an – Trấn tĩnh: Trấn an là làm cho người khác giữ bình tĩnh. (Trấn có nghĩa là gìn giữ, đè ép). Trấn tĩnh là tự làm cho mình giữ bình tĩnh trước chuyện gì đó.
10. Trầm lắng – Trầm lặng: Trầm lắng là lắng đọng khiến người ta phải lắng xuống mà suy nghĩ mới cảm thấy hết cái hay. (Những nốt nhạc trầm lắng). Trầm lặng là lặng lẽ, ít nói, không sôi nổi (Anh ấy là người rất trầm lặng). (Trầm có nghĩa là chìm, lắng là chìm xuống đáy, lặng là làm thinh không nói)
11. Phát kiến – Phát minh: Phát kiến là tìm thấy những điều có sẵn trong thiên nhiên, thường dùng để nói về những hiện tượng khoa học (Phát kiến địa lý). Phát minh là do sáng kiến mà chế tạo được một cái gì đó mới (phát minh ra bóng đèn điện)
12. Phẩm cách – Phẩm giá – Phẩm chất – Phẩm hạnh: Phẩm cách là tư cách con người. Phẩm giá là giá trị con người. Phẩm chất là đạo đức (dùng cho người), chất lượng (dùng cho sự vật). Phẩm hạnh là tính nết tốt của con người.
(còn tiếp)
Chính vì thế, với topic này, chúng ta hãy cùng chia sẻ những kinh nghiệm, những mẹo vặt giúp nhau trau dồi kỹ năng viết. Hoặc các bạn cũng có thể nêu ra những khó khăn mà bạn gặp phải khi viết lách để mọi người có thể giúp đỡ cho bạn.
GIẢI THÍCH CÁC TỪ GẦN ÂM, GẦN NGHĨA (Phần 1)
1. Giải pháp – Biện pháp: Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề (Cần phải có giải pháp thích đáng mới gỡ được tình huống rối ren này). Biện pháp là cách làm một công việc cụ thể (Biện có nghĩa là làm).2. Giải thích – Giảng giải: Giải thích là làm cho rõ nghĩa, hiểu rõ (Giải có nghĩa là cởi, thích là làm cho rõ (Lời văn cô đọng quá, có đôi chỗ phải giải thích thêm mới hiểu rõ). Giảng giải cũng là làm cho hiểu rõ bằng cách phát triển các ý rộng ra, minh họa thêm, như là giảng bài(Anh nói qua là tôi hiểu rồi, không cần giảng giải).
3. Giao tế - Giao tiếp – Giao thiệp: Giao tế là tiếp xúc, bày tỏ với nhau điều gì, nay thường dùng với nghĩa tiếp đãi người nước ngoài (Cơ quan giao tế). Giao tiếp chỉ việc người nọ tiếp xúc với người kia bày tỏ với nhau điều gì. Giao thiệp là tiếp xúc xã giao với tư cách cá nhân (Anh ấy giao thiệp rộng). Giao thiệp còn có nghĩa là thương lượng, bàn bạc (nghĩa này là của tiếng Hán, tiếng Việt ít dùng).
4. Giao thời – Giao thừa – Quá độ: Giao thời là lúc cái cũ chưa hết hẳn mà cái mới chưa đến hẳn, cũ mới giao nhau. Giao thừa là lúc năm cũ vừa hết, năm mới vừa tới. Quá độ là chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác. Thời kỳ chuyển tiếp này thường dài nên người ta hay gọi giai đoạn quá độ, thời kỳ quá độ. Còn giao thời tương đối ngắn nên người ta gọi là lúc giao thời, buổi giao thời.
5. Kiểm sát – Kiểm soát: Kiểm sát là điều tra xem xét, chỉ công tác của cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát (Viện Kiểm sát, Ban kiểm sát). Kiểm soát là kiểm tra, xem xét dùng trong trường hợp thông thường (kiểm soát hành vi, kiểm soát hàng hóa…)
6. Kiên cường – Kiên định – Kiên trì: Kiên cường là vững vàng, mạnh mẽ, không chịu khuất phục. Kiên định là vững vàng, không bị lay chuyển, có thể dùng làm động từ. Kiên trì là giữ được sự bền bỉ (Trì có nghĩa là giữ), vừa là động từ, vừa là tính từ (Kiên trì mục tiêu, thái độ kiên trì).
7. Thể diện – Sĩ diện: Thể diện là danh dự bề ngoài. (Làm mất thể diện gia đình). Sĩ diện là thể hiện cá nhân, quá coi trọng danh dự của mình (Theo nghĩa xấu)
8. Minh họa – Thuyết minh: Minh họa là dùng hình ảnh, tranh vẽ, những ví dụ có hình ảnh để làm sáng tỏ lời văn. Thuyết minh là dùng lời nói để giải thích tranh ảnh, bản đồm đồ án… (thuyết có nghĩa là nói) hoặc là những lời giải thích ấy ghi lại trên giấy.
9. Trấn an – Trấn tĩnh: Trấn an là làm cho người khác giữ bình tĩnh. (Trấn có nghĩa là gìn giữ, đè ép). Trấn tĩnh là tự làm cho mình giữ bình tĩnh trước chuyện gì đó.
10. Trầm lắng – Trầm lặng: Trầm lắng là lắng đọng khiến người ta phải lắng xuống mà suy nghĩ mới cảm thấy hết cái hay. (Những nốt nhạc trầm lắng). Trầm lặng là lặng lẽ, ít nói, không sôi nổi (Anh ấy là người rất trầm lặng). (Trầm có nghĩa là chìm, lắng là chìm xuống đáy, lặng là làm thinh không nói)
11. Phát kiến – Phát minh: Phát kiến là tìm thấy những điều có sẵn trong thiên nhiên, thường dùng để nói về những hiện tượng khoa học (Phát kiến địa lý). Phát minh là do sáng kiến mà chế tạo được một cái gì đó mới (phát minh ra bóng đèn điện)
12. Phẩm cách – Phẩm giá – Phẩm chất – Phẩm hạnh: Phẩm cách là tư cách con người. Phẩm giá là giá trị con người. Phẩm chất là đạo đức (dùng cho người), chất lượng (dùng cho sự vật). Phẩm hạnh là tính nết tốt của con người.
(còn tiếp)