[KN GIAO TIẾP] Kỹ năng viết

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh kỹ năng giao tiếp bằng lời, kỹ năng viết cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn có kỹ năng viết tốt, bạn sẽ rất lợi thế trong những công việc đòi hỏi viết lách, giao tiếp gián tiếp qua email, giấy tờ... Người ta thường nói: "Văn là người", do đó, thông qua những gì bạn viết ra, một phần tính cách của bạn được bộc lộ và người khác cũng có thể đánh giá về bạn.
Chính vì thế, với topic này, chúng ta hãy cùng chia sẻ những kinh nghiệm, những mẹo vặt giúp nhau trau dồi kỹ năng viết. Hoặc các bạn cũng có thể nêu ra những khó khăn mà bạn gặp phải khi viết lách để mọi người có thể giúp đỡ cho bạn.

GIẢI THÍCH CÁC TỪ GẦN ÂM, GẦN NGHĨA (Phần 1)​
1. Giải pháp – Biện pháp: Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề (Cần phải có giải pháp thích đáng mới gỡ được tình huống rối ren này). Biện pháp là cách làm một công việc cụ thể (Biện có nghĩa là làm).

2. Giải thích – Giảng giải: Giải thích là làm cho rõ nghĩa, hiểu rõ (Giải có nghĩa là cởi, thích là làm cho rõ (Lời văn cô đọng quá, có đôi chỗ phải giải thích thêm mới hiểu rõ). Giảng giải cũng là làm cho hiểu rõ bằng cách phát triển các ý rộng ra, minh họa thêm, như là giảng bài(Anh nói qua là tôi hiểu rồi, không cần giảng giải).

3. Giao tế - Giao tiếp – Giao thiệp: Giao tế là tiếp xúc, bày tỏ với nhau điều gì, nay thường dùng với nghĩa tiếp đãi người nước ngoài (Cơ quan giao tế). Giao tiếp chỉ việc người nọ tiếp xúc với người kia bày tỏ với nhau điều gì. Giao thiệp là tiếp xúc xã giao với tư cách cá nhân (Anh ấy giao thiệp rộng). Giao thiệp còn có nghĩa là thương lượng, bàn bạc (nghĩa này là của tiếng Hán, tiếng Việt ít dùng).

4. Giao thời – Giao thừa – Quá độ: Giao thời là lúc cái cũ chưa hết hẳn mà cái mới chưa đến hẳn, cũ mới giao nhau. Giao thừa là lúc năm cũ vừa hết, năm mới vừa tới. Quá độ là chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác. Thời kỳ chuyển tiếp này thường dài nên người ta hay gọi giai đoạn quá độ, thời kỳ quá độ. Còn giao thời tương đối ngắn nên người ta gọi là lúc giao thời, buổi giao thời.

5. Kiểm sát – Kiểm soát: Kiểm sát là điều tra xem xét, chỉ công tác của cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát (Viện Kiểm sát, Ban kiểm sát). Kiểm soát là kiểm tra, xem xét dùng trong trường hợp thông thường (kiểm soát hành vi, kiểm soát hàng hóa…)

6. Kiên cường – Kiên định – Kiên trì: Kiên cường là vững vàng, mạnh mẽ, không chịu khuất phục. Kiên định là vững vàng, không bị lay chuyển, có thể dùng làm động từ. Kiên trì là giữ được sự bền bỉ (Trì có nghĩa là giữ), vừa là động từ, vừa là tính từ (Kiên trì mục tiêu, thái độ kiên trì).

7. Thể diện – Sĩ diện: Thể diện là danh dự bề ngoài. (Làm mất thể diện gia đình). Sĩ diện là thể hiện cá nhân, quá coi trọng danh dự của mình (Theo nghĩa xấu)

8. Minh họa – Thuyết minh: Minh họa là dùng hình ảnh, tranh vẽ, những ví dụ có hình ảnh để làm sáng tỏ lời văn. Thuyết minh là dùng lời nói để giải thích tranh ảnh, bản đồm đồ án… (thuyết có nghĩa là nói) hoặc là những lời giải thích ấy ghi lại trên giấy.

9. Trấn an – Trấn tĩnh: Trấn an là làm cho người khác giữ bình tĩnh. (Trấn có nghĩa là gìn giữ, đè ép). Trấn tĩnh là tự làm cho mình giữ bình tĩnh trước chuyện gì đó.

10. Trầm lắng – Trầm lặng: Trầm lắng là lắng đọng khiến người ta phải lắng xuống mà suy nghĩ mới cảm thấy hết cái hay. (Những nốt nhạc trầm lắng). Trầm lặng là lặng lẽ, ít nói, không sôi nổi (Anh ấy là người rất trầm lặng). (Trầm có nghĩa là chìm, lắng là chìm xuống đáy, lặng là làm thinh không nói)

11. Phát kiến – Phát minh: Phát kiến là tìm thấy những điều có sẵn trong thiên nhiên, thường dùng để nói về những hiện tượng khoa học (Phát kiến địa lý). Phát minh là do sáng kiến mà chế tạo được một cái gì đó mới (phát minh ra bóng đèn điện)

12. Phẩm cách – Phẩm giá – Phẩm chất – Phẩm hạnh: Phẩm cách là tư cách con người. Phẩm giá là giá trị con người. Phẩm chất là đạo đức (dùng cho người), chất lượng (dùng cho sự vật). Phẩm hạnh là tính nết tốt của con người.
(còn tiếp)
 

Cua

Thành viên
Những kỹ năng viết cơ bản

“Đó là một đêm tối và bão giông” ...
Để viết tốt, người viết cần phải có sự tập trung cao độ
-Snoopy/C. Schulz 1988 người Mỹ.




Một bài viết thành công là một bài viết
  • Giới hạn cho nhóm người đọc xác định
  • Có nội dung sắp xếp hợp lý
  • Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục
Quá trình viết một bài văn được chia làm 4 bước:
  1. Chuẩn bị:xác định đề tài, tính xem là bạn sẽ nhắm vào người đọc như thế nào, tìm kiếm tài liệu, thông tin
  2. Viết nháp: phát triển các ý, chủ điểm xuyên suốt bài, văn phong…
  3. Xem lại một lượt: xem qua chủ điểm
  4. Đọc soát:tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính tả, ngữ, ngắt đoạn…
Chuẩn bị (1):


Tất cả các dạng bài viết (viết luận, bài thi học kỳ, báo cáo thí nghiệm…)đều nên tuân theo quy trình sau::

Giới thiệu (mở bài)
  • Xác định chủ đề
  • Nêu rõ luận điểm, hoặc mục đích bài viết trong 1 hoặc 2 câu văn.
  • Xác định người đọc và các bạn sẽ viết để tiếp cận họ

  • Ai sẽ đọc bài này? Là thầy cô giáo chấm điểm hay sinh viên hướng dẫn? hay là chỉ là bạn cùng lớp? hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này?...
    Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc
    Tìm giọng văn phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó. c.f. Capital Community College: Giọng văn: Một vấn đề diễn đạt
Phát triển các ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến


Thành lập danh sách các ý, từ quan trọng- khoảng 50 từ- những từ, cụm từ là nền tảng giúp bạn nghiên cứu chủ điểm và bắt tay vào viết.
Lập danh sách từ các tài liệu và bài đánh giá về vấn đề bạn định viết.
Đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết

Cân nhắc cả công đoạn biên tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác

  • Thời gian lấy cảm hứng: Không nên ngắt quãng bước này vì rất dễ mất mạch ý và cảm hứngGiữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện… để sau này có thể dùng tới

  • Tìm ý, thu thập thông tin, và ghi chép:

  • Tư liệu, bài phỏng vấn, bài đọc, thí nghiệm, thông số, trang web, báo cáo….

    Những người có thể giúp đỡ: người hướng dẫn, trợ giảng, thủ thư tìm tài liệu, gia sư, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này.

    Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tài liệu bổ sung, trang web, nhật kí, các bản báo cáo.


Sắp xếp




với sơ đồ định nghĩa, dàn ý, suy nghĩ…


Quyết định xem bạn sẽ lập bối cảnh cho câu chuyện, hoặc bài tranh luânj ra sao….

Xem thêm các định nghĩa ở mục một số thuật ngữ khi viết


Viết nháp (2):


Đoạn mở bài

  • Giới thiệu chủ đề, xác định rõ người đọc (ghi nhớ: khán giả!)
  • Thiết lập quan điểm hoặc ý kiến!
  • Tập trung vào 3 ý chính
Lập mạch diễn đạt từ đoạn này sang đoạn khác
  • Câu chủ đề của từng đoạn

  • xác định vị trí của ý đó trong tổng thể toàn bài
Những câu chuyển, cụm, hoặc từ ngữ ở đầu hoặc cuối đoạn để nối các ý với nhau

Không nên để đoạn văn chỉ có 1 hoặc 2 câu vì điều đó có thể tạo cảm giác bạn chưa đi sâu phân tích

Liên tục chứng minh quan điểm của mình trong suốt cả bài. Đừng xao nhãng hoặc viết lệch trọng tâm chủ điểm . Đừng vội tóm tắt ở đoạn thân bài, tóm tắt là phần của đoạn kết bài!
Thể của động từ phải ở thể chủ động
  • “Ban giám hiệu đã quyết định…" chứ không nên viết "Điều đó đã được quyết định bởi..."
  • Hạn chế dùng động từ “thì, là, mà…” (“to be”) để giọng văn nghe rõ ràng và hiệu quả hơn.

  • (Hạn chế dùng động từ “thì, là, mà…” (“to be”) để giọng văn sẽ là hiệu quả, rõ ràng hơn)
  • Hạn chết dùng động từ “to be” cũng giúp bạn hạn chế dùng thể bị động
Sử dụng các đoạn trích dẫn, thông tin… để hỗ trợ việc trình bày các luận cứ, luận điểm.

  • Giới thiệu rõ ràng, và giải thích các câu trích dẫn
  • Không nên dùng quá nhiều trích dẫn dài vì có thể, đoạn trích dẫn dài có thể ngắt quãng mạch ý của bài viết
Kết luận


  • Đọc lại đoạn mở bài, thân bài và bỏ ra một chỗ
  • Tóm tắt, rồi kết luận quan điểm của bạn
  • Nhắc qua ý của mở bài và thân bài
    • Cân nhắc xem những đoạn ở cuối đã trình bày ngắn gọn các ý cần có chưa?
    • Xem sự liên tiếp và quan trọng của các luận điểm
    • Từ đó, kết luận một cách hợp lý và lôgíc
  • Sửa/viết lại đoạn mở đầu để hợp với đoạn thân bài và kết luận
Để bài viết như vậy khoảng 1 hoặc 2 ngày!


Xem lại một lượt (3)


Lưu thêm một bản, và chỉnh sửa bài viết với quan điểm khách quan

  • Đọc to bài viết, và giả vờ như bạn đang đọc cho người nghe ngồi dưới.

  • Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì có thể bạn sẽ tìm thấy nhiều chỗ trong bài bạn muốn thay đổi!
Nhờ ai đó đọc và xem qua bài viết tốt nhất là người đó tương tự như đối tượng nghe bạn nhắm tới ban đầu, như vậy, bạn có thể kiểm tra xem là bạn đã đi đúng hướng cho đối tượng nghe và rà soát những lỗi trong bài mà bạn không để ý

Chỉnh sửa, viết lại đoạn nào đó nếu cần thiết

Cũng nên đối chiếu với bản đầu tiên để xem các chỉnh sửa bạn vừa làm



Nộp bài viết


[URL="http://www.studygs.net/vietnamese/proofreading.htm"]Đọc soát(4)[/URL]

tìm lỗi chính tả hoặc ngữ pháp


Bạn nên vui vì đã hoàn thành được bài viết.

Điều cuối cùng này là vô cùng quan trọng đấy!







ST


 

Cua

Thành viên
Kỹ năng viết tờ trình

Gặp chuyện gì mới phải viết thôi, nhưng post lên cho các bạn tham khảo. Hi. Hi vọng sẽ giúp ích cho ai đó.
1. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình:

a) Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.

b) Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.

c) Các kiến nghị phải hợp lý.

d) Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc phục khó khăn.

2. Bố cục tờ trình:

Thiết kế bố cục thành 3 phần:

Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.

Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất (trong đó có tờ trình các phương án, phân tích và chứng minh các phương án là khả thi).

Phần 3: Kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh thần). Yêu cầu phê chuẩn, chẳng hạn xin lựa chọn một trong các phương án, xin cấp trên duyệt một vài phương án xếp thứ tự, khi hoàn cảnh thay đổi có thể chuyển phương án từ chính thức sang dự phòng.

3. Kỹ thuật viết tờ trình:

- Trong phần nêu lý do, căn cứ: cần dùng cách hành văn để thể hiện đươc nhu cầu khách quan, hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.

- Phần đề xuất: Cần dùng ngôn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực.

Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn trong các phương án, tránh nhận xét chủ quan thiên vị.

- Các kiến nghị: phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.



(Theo Cẩm Nang Thư Ký)
 

Cua

Thành viên
Cách viết thông báo

Cách viết này cũng là một kỹ năng đó.

1. Xây dựng bố cục thông báo:

Bản thông báo cần có các yếu tố:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo.

- Tên cơ quan thông báo.

- Tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung.

- Nội dung thông báo.

- Ký đóng dấu cơ quan.

- Nơi nhận.

2. Cách viết nội dung thông báo:

- Có thể chia các thông báo có nhiều nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.

Trong thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản. Loại thông báo nhằm giới thiệu các đạo luật hay chủ trương, chính sách thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó trước khi nêu những nội dung khái quát.

- Thông báo cho các thí sinh trúng tuyển biết để tập trung dự khóa học đúng thời gian, địa điểm. Ngoài ra phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao kiểu công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.

- Phần đại diện ký thông báo: không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực trên như: phòng giáo vụ, đào tạo ở các trường, văn phòng hay phòng tổ chức, phòng hành chính... ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.




(Theo Cẩm Nang Thư Ký)
 

Cua

Thành viên
kỹ năng viết chung cho tất cả nhá

Chữ viết cũng được coi là phương tiện để thể hiện nhân cách. So với giao tiếp nói vận dụng các điều hướng dẫn theo năm chữ C, thì giao tiếp viết sử dụng tới bảy chữ C và trật tự các chữ C cũng có khác:
  • Clear: rõ ý, rõ từ ngữ, không gây hiểu lầm.
  • Concise: ngắn gọn, đi ngay vào vấn đề, nên cô đọng các điểm cần thiết.
  • Correct: chính xác, không được sai sót, nhất là các con số, ngày tháng...
  • Complete: đầy đủ, hoàn chỉnh, không bỏ sót.
  • Cousistently: đòi hỏi sự fù hợp giữa các fần của mẫu viết.
  • Courteous: lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
  • Cautious: đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận, thể hiện sự chín chắn.
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Mình thấy những kỹ năng viết các văn bản hành chính là rất cần thiết. Cách viết và hình thức trình bày các văn bản cũng thể hiện một phần tính cách của một con người, đặc biệt là sự cẩn thận. Bài viết của bạn cũng rất có ích cho mọi người, nhưng nếu có minh họa thì sẽ dễ hiểu, dễ thấy hơn.
Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều bài viết hay đóng góp cho diễn đàn.
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Một vài quy luật trong tiếng Việt

MỘT VÀI QUY LUẬT TRONG TIẾNG VIỆT
1.[FONT=&quot]
Quy luật về hai thanh hỏi / ngã trong từ Hán Việt
Khi gặp những từ Hán Việt mà bạn phân vân không biết nên viết dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy nhớ tới quy tắc sau: “Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã”.
Ý nghĩa của câu này là: Các từ Hán Việt có các phụ âm đầu là M, N, Nh, L, V, D, Ng thì được viết bằng dấu ngã. Những từ có những phụ âm khác được viết bằng dấu hỏi.
VD: mĩ mãn, miễn trừ, truy nã, ảo não, bản ngữ, ngẫu nhiên, lễ nghĩa, ngoại ngữ, ngũ cốc, triển lãm, lãnh thổ, nghi kễ, thủ lĩnh, thành lũy…
Tuy nhiên, cũng có một vài ngoại lệ, ví dụ: chiêu đãi, hoài bão, kiêu hãnh…
2.[FONT=&quot] [/FONT]Một vài quy luật về thanh trong từ láy:
Theo nhiều nhà nghiên cứu, thanh điệu tiếng Việt có 2 âm vực: cao và thấp.
Sự phân bố âm vực:
-[FONT=&quot] [/FONT]Âm vực cao: ngang – hỏi – sắc
-[FONT=&quot] [/FONT]Âm vực thấp: huyền – ngã – nặng
Do các từ láy xuất hiện từ rất xưa nên chúng tuân theo sự phân bố âm vực trên, nghĩa là các âm tiết có các dấu trong cùng một âm vực thường đi chung với nhau. Để dễ nhớ hai vùng âm vực này, người ta thường đặt thành câu ca dao:
Em Huyền mang Nặng Ngã đau
Anh Ngang Sắc thuốc Hỏi đầu bớt chưa.
Ví dụ: Rầm rập, nhè nhẹ, ngập ngừng, nhịp nhàng, cồm cộm, vui vẻ, đo đỏ, thơ thẩn, thanh thản, ngẩn ngơ, hắt hủi, bướng bỉnh, sáng sủa, đẹp đẽ, rõ ràng, tươi tắn, xinh xắn, vuông vắn…
Cũng có một số ngoại lệ: vẻn vẹn, ngoan ngoãn, niềm nở, khe khẽ, lỡ dở, ủ rũ…

3. Ngoài ra, trong tiếng Việt cũng có những điều rất thú vị, bạn có thể sử dụng những hiểu biết này để tránh viết sau chính tả:
-[FONT=&quot] [/FONT]Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết với CH chứ ko viết với TR: cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chút…
-[FONT=&quot] [/FONT]Những từ chỉ đồ dùng trong gia đình được viết với CH chứ ít đi với TR: chum, cái chạn, chiếu, chăn, cái chày, cái chõng, cái chai, cái chổi, cái chậu …
-[FONT=&quot] [/FONT]Tên các thức ăn, đồ dùng có liên quan đến việc nấu nướng thường viết với X: xôi, xá xíu, xí muội, xúc xích, xa lát, cái xoong, cái xiên nướng thịt…
-[FONT=&quot] [/FONT]Các danh từ còn lại thường đi với S:
+ Chỉ người: ông sư, bà sãi, ông sếp, ông đại sứ, nguyên soái…
+ Chỉ đồ vật: cái sọt, cái song cửa, sợi dây, siêu nước, tờ sớ…
+ Chỉ hiện tượng tự nhiên: sấm, sét, sao, sương, suối, sông…
+ Chỉ động vật và thực vật: cây sen, cây sim, cây sắn, hoa súng, cây sồi, cây sung, cây sấu, con sên, con sò, con sóc, con sáo, con sâu, con sứa, con sư tử…
Trừ một số ngoại lệ: cây xoan, chiếc xe, cái xuồng, cây xoài, trạm xá, túi xách, cái xẻng, mùa xuân…
-[FONT=&quot] [/FONT]TR không đi với các vần bắt đầu bằng –oa, -oă, -oe, trong khi đó CH có thể đi với các vần này, do đó bạn cứ yên tâm viết: choai choai, chích chòe, loắt choắt…
-[FONT=&quot] [/FONT]R và Gi không kết hợp được với các vần bắt đầu bằng –oa, -oe, -oă, -uâ, -oe, uê, uy (ngoa ngoắt Tuấn khoe quê Thúy). Do đó, nếu gặp các trường hợp này, bạn cứ yên tâm viết D.
[/FONT]
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
stevenquy “Sếp” Và Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ năng truyền thông 2
D [KN GIAO TIẾP] Xây dựng kỹ năng thiết lập mạng lưới mối quan hệ Kỹ năng truyền thông 1
tiktik [KN GIAO TIẾP] 5 kỹ năng truyền thông nên học từ Donald Trump Kỹ năng truyền thông 1
tangnam2 [KN GIAO TIẾP] Bạn đã học hỏi được nhưng kỹ năng gì??? Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người thanh niên trong thời đại mới Kỹ năng truyền thông 0
T [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng Liên Văn Hóa trong giao tiếp với người ngoại quốc Kỹ năng truyền thông 5
khuongduy7 [KN GIAO TIẾP] 5 kỹ năng mềm cần có trong mọi cuộc phỏng vấn. Kỹ năng truyền thông 0
ivenle [KN GIAO TIẾP] Bài học về kỹ năng giao tiếp Kỹ năng truyền thông 7
Bhji Onj [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp – Cầu nối thâm giao Kỹ năng truyền thông 0
thanhdat1004 [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp với người khuyết tật Kỹ năng truyền thông 2
thanhdat1004 [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng nói trước công chúng Kỹ năng truyền thông 1
thanhdat1004 [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp_ ứng xử Kỹ năng truyền thông 0
accessdeny [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp trong phối hợp nhóm Kỹ năng truyền thông 0
Hương Trà [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại Kỹ năng truyền thông 1
C [KN GIAO TIẾP] kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng truyền thông 0
Sóng [KN GIAO TIẾP] Rèn luyện kỹ năng giao tiếp Kỹ năng truyền thông 3
KitKat Làm thế nào để không run sợ khi giao tiếp với người nước ngoài? Kỹ năng truyền thông 39
ihope Hội thảo: " Nghệ thuật giao tiếp cuốn hút" Kỹ năng truyền thông 0
laogiact12 Bí quyết của người giao tiếp thành công Kỹ năng truyền thông 6
ihope Hài Hước Trong Giao Tiếp Như Thế Nào ? Kỹ năng truyền thông 5
stevenquy Làm Sao Để Nhớ Tên Người Khác Trong Giao Tiếp? Kỹ năng truyền thông 1
stevenquy Văn Hóa 5s - Văn hóa đẹp trong cho nhận thông tin và giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
thien_duong_mau_tim Nghệ thuật giao tiếp và thuyế trình Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Phát triển các mối quan hệ Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Gọi điện cho khách hàng tiềm năng – Cold call test Kỹ năng truyền thông 5
ihope [KN GIAO TIẾP] Nói lưu loát là điểm mạnh của trangdang? Kỹ năng truyền thông 1
KendyDat [KN GIAO TIẾP] "Quan hệ bằng miệng" như thế nào mới đạt hiệu quả? Kỹ năng truyền thông 3
D [KN GIAO TIẾP] Nhớ tên người khác giúp phát triển sự nghiệp Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Mục đích của trangdang khi tạo một cuộc hẹn? Kỹ năng truyền thông 7
D [KN GIAO TIẾP] Cách hỏi một lời giới thiệu đối tác mới Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 9 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 8 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 7 Kỹ năng truyền thông 2
N [KN GIAO TIẾP] Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 5 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 4 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 3 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 2 Kỹ năng truyền thông 0
D [KN GIAO TIẾP] Đắc Nhân Tâm Nguyên Tắc Vàng Số 1 Kỹ năng truyền thông 1
benny [KN GIAO TIẾP] Nạn post bài tràn lan Kỹ năng truyền thông 11
dothanhvietquynhon [KN GIAO TIẾP] Một số điều lưu ý trong giao tiếp Kỹ năng truyền thông 7
benny [KN GIAO TIẾP] Đấu trí cùng tư duy phản biện Kỹ năng truyền thông 10
jimmydang [KN GIAO TIẾP] Phong cách giao tiếp! Kỹ năng truyền thông 9
benny [KN GIAO TIẾP] Hãy biết sử dụng lời nói khi cần! Kỹ năng truyền thông 2
KendyDat [KN GIAO TIẾP] Có lẽ người Việt Nam đã quên mất lời xin lỗi và cảm ơn Kỹ năng truyền thông 5
lecaoson9192 [KN GIAO TIẾP] Thuật Nói Chuyện Kỹ năng truyền thông 0
elsonhoang [KN GIAO TIẾP] Dạy con lòng nhân hậu, vị tha Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Một vấn đề khi chat online Kỹ năng truyền thông 9
elsonhoang [KN GIAO TIẾP]Làm thế nào để có một Slogan hay? Kỹ năng truyền thông 0
benny [KN GIAO TIẾP] Hãy biết cách trả lời - Một bí kíp khi phỏng vấn Kỹ năng truyền thông 3

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top