[KN GIAO TIẾP] Lãnh đạo là phát triển những nhà lãnh đạo khác

Tom

[♣]Thành Viên CLB
Ngày nay, chúng ta dễ nhầm tưởng một người là nhà lãnh đạo khi họ ngồi ở vị trí cao và có nhiều nhân viên dưới quyền.

Theo bạn, làm thế nào để bạn biết mình có phải là một nhà lãnh đạo đích thực?

Ngày nay, chúng ta dễ nhầm tưởng một người là nhà lãnh đạo khi họ ngồi ở vị trí cao và có nhiều nhân viên dưới quyền. Song, nhiều nguyên cứu cho thấy, không ít người có vị trí cao nhưng chỉ được người khác tôn trọng ngoài mặt; nhiều quan điểm, nhận định và thái độ tiêu cực luôn hiện hữu trong mỗi suy nghĩ của nhân viên về họ. Họ phải sử dụng quyền lực, hình phạt, thậm chí là hù dọa và răng đe để người khác làm theo mình. Bởi quyền lực và vị trí họ đang có được là từ những yếu tố bên ngoài, không phải do nỗ lực và tài năng của bản thân họ. Vì thế, quyền lực và vị trí chưa thể tạo nên một nhà lãnh đạo đích thực.

Vậy, một nhà lãnh đạo đích thực được tạo nên từ những yếu tố nào?

Điều đầu tiên tạo nên một nhà lãnh đạo đích thực chính là sự công nhận của mọi thành viên trong tổ chức. Đó được gọi là quyền lực được công nhận. Quyền lực đó không đến từ vị trí bạn đang có, mà đến từ sức ảnh hưởng của bạn với mọi người. Chắc chắn, bạn phải nỗ lực gầy dựng mới có được. Vì thế, tuyệt vời nhất là khi bạn được trao cho vị trí cao và có cả quyền lực được công nhận từ tất cả mọi thành viên trong tổ chức. Bằng không, dù bạn ngồi ở vị trí quản lý vẫn không nhận được sự tôn trọng thật sự của nhân viên, và sau một thời gian, chính bạn sẽ đánh mất vị trí đó từ một người khác có quyền lực được công nhận trong tập thể.

Ý niệm quyền lực được công nhận trong vai trò lãnh đạo chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo xuất sắc và một nhà lãnh đạo tầm thường. Khi một nhà lãnh đạo được mọi người công nhận quyền lực, họ sẽ đặt trọn lòng tin và đi theo. Như vậy, nhà lãnh đạo sẽ huy động được sức lực của nhiều người, sẽ tạo ra được mục tiêu chung, sứ mạng chung để mọi người cùng thực hiện. Mọi người tin theo nhà lãnh đạo sẽ phát huy được hết năng lực, trí lực bằng những hành động tự nguyện và tin tưởng. Bất cứ việc gì người ta làm xuất phát từ tinh thần tự nguyện họ đều vui vẻ, sáng tạo, hồ hởi và thực hiện đến cùng. Đó chính là những giá trị tinh thần mà nhà lãnh đạo xuất sắc đem đến cho nhân viên của mình. Cho nên, khi quyền lực được công nhận, thì vị trí cũng sẽ được công nhận một cách bền vững.

Tất cả những nhà lãnh đạo xuất sắc đi theo hướng này, họ đều tâm niệm rằng: điều quan trọng khiến quyền lực của họ càng mạnh mẽ hơn, vị trí của họ ngày càng được củng cố hơn là khi họ phát triển được nhiều nhà lãnh đạo khác, phát triển những người có thể thay thế họ. Trước đây, trong một thời gian dài, khá nhiều người bước lên vị trí lãnh đạo theo hướng được giao phó vị trí, nên họ không đặt ưu tiên và quan trọng trong việc phát triển những người khác. Họ e ngại và luôn có cảm giác không an toàn khi biết có người giỏi hơn mình, có thể thay thế mình. Họ thường có cảm giác không an toàn, thiếu tự tin vào năng lực bản thân; sức ảnh hưởng của họ đến mọi người rất kém; và họ luôn che đậy sự bất tài của mình. Ngày nay, xu hướng của những tổ chức phát triển trên thế giới đều mong muốn phát triển những nhà lãnh đạo đích thực ngay trong tổ chức. Tư tưởng tiến bộ về lãnh đạo này đã được đúc kết trong một số tác phẩm như: Từ Tốt Đến Vĩ Đại???

Nhiều công trình nghiên cứu về lãnh đạo đã kết luận: chính những thành viên bên trong mỗi tổ chức mới đủ sức thấu hiểu được văn hóa của tổ chức đó. Qua bao nhiêu năm họ trải nghiệm, va chạm với từng con người, với từng góc cạnh công việc, họ thấu hiểu được những giá trị cốt lõi của tổ chức cần phải bảo tồn. Cho nên, họ là những người phù hợp nhất để tiếp nối sự nghiệp lãnh đạo, hơn là một lựa chọn từ bên ngoài. Jim Collins - tác giả của “Từ Tốt Đến Vĩ Đại” đã khẳng định, đó là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành một doanh nghiệp vĩ đại.

Mỗi nhà lãnh đạo đích thực hãy luôn tự trả lời câu hỏi quan trọng: “Liệu tôi có thể sẵn sàng rời bỏ vị trí của mình trong vòng một năm để làm bất cứ việc gì theo ý thích của mình, mà mọi việc trong công ty phát triển không?” Khi câu trả lời là có, tức là bạn đã xây dựng được hệ thống vững chắc mà khi không có bạn nó vẫn chạy tốt. Lúc đó, bạn chính là nhà lãnh đạo đích thực. Nếu chưa xây dựng được điều đó, thì hãy tự đặt câu hỏi thứ hai cho mình: “Liệu tôi có đang làm những việc hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống độc lập như vậy không?

Hãy liên tục “xét mình” bằng những câu hỏi đó, bạn sẽ tìm thấy được phong cách lãnh đạo thành công cho chính mình. Với những doanh nghiệp lớn, vai trò của nhà lãnh đạo chỉ xoay quanh đúng một yếu tố cốt lõi nhất, đó là tập trung vào việc phát triển những nhà lãnh đạo khác. Trọng tâm để nhà lãnh đạo đặt toàn tâm toàn ý vào một doanh nghiệp không phải là quy trình, không phải là sản phẩm, càng không phải là hệ thống, mà là mỗi con người trong tổ chức đó. Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là rất rõ ràng. Nhà quản lý giúp duy trì hệ thống, vận hành công việc, tính toán lợi nhuận và giải quyết các sự vụ trong doanh nghiệp. Còn nhà lãnh đạo thì lo về đường hướng tương lai, phát triển con người và luôn nhìn hướng lâu dài cho một doanh nghiệp vĩ đại. Từ đó, đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo phải luôn nâng tầm để làm việc thành công với từng nhân sự của tổ chức.

Vậy, làm sao để phát triển một con người trở thành một nhà lãnh đạo?

Để thực hiện được điều đó, trước tiên, chúng ta cần phát hiện những nhà lãnh đạo tiềm năng ngay trong chính tổ chức của mình. Xu hướng của một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là đi thuê những nhà lãnh đạo từ bên ngoài. Họ quên nhìn lại một số bài học đắt giá của các công ty lớn trên thế giới đã trải qua khi sử dụng chiến thuật đó. Người bên ngoài vào có thể vực công ty bạn dậy trong một thời gian bằng những biện pháp rất ráo riết như: cắt giảm chi phí, sa thải nhân công, điều phối con người...Song, hãy cẩn thận với những kết quả đó, xem nó có giúp cho doanh nghiệp bạn phát triển lâu dài và bền vững hay không? Liệu khi họ ra đi thì doanh nghiệp bạn có tiếp tục đi lên hay lại rơi vào khó khăn?

Vì thế, nhu cầu phát triển những nhà lãnh đạo từ bên trong mỗi doanh nghiệp hiện nay đang rất được quan tâm. Điều quan trọng cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lúc này, đó là phải nhìn nhận rằng, chúng ta không có sẵn những nhà lãnh đạo. Nếu muốn tìm một con đại bàng bằng cách săn bắt thì rất khó khăn, bởi đại bàng tung cánh trong trời cao đất rộng, nhưng tìm cách phát hiện ra đại bàng con, nuôi dưỡng nó từ trong trứng nước, chăm bón và giúp nó trở thành đại bàng lớn mạnh đích thực thì nó sẽ ở lại với bạn.

Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là: làm sao để chúng ta biết đó là nhà lãnh đạo tiềm năng? Làm sao biết đó là một con đại bàng con? Đã có rất nhiều nhà lãnh đạo phải trả giá cho việc tin tưởng và đầu tư phát triển cho một con người, đến khi người đó “đủ lông đủ cánh” thì họ “bay” đi mất. Nếu bạn đã từng rơi vào trường hợp đó, thì hãy biết rằng, mọi việc đều có thể mắc sai lầm, không loại trừ việc nhìn nhận một con người. Nhưng không phải vì một lần thất bại mà bạn để mất luôn niềm tin. Để phát triển những nhà lãnh đạo khác, điều thách thức cho một phẩm chất rất cần thiết mà mỗi nhà lãnh đạo phải có đó là: niềm tin tuyệt đối vào con người. Cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra, bạn phải hiểu đó là do hoàn cảnh, tình huống và thậm chí là do chính bạn. Hãy đặt câu hỏi: điều gì đã khiến cho một nhân viên mà mình dồn hết tâm huyết vào để đầu tư giúp họ phát triển lại bỏ mình ra đi? Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn biết nhận trách nhiệm lớn về phía mình và nhận trách nhiệm trong mọi kết quả xảy của tổ chức. Có thể trong suốt quá trình đào tạo, nhà lãnh đạo chỉ tập trung phát triển chuyên môn mà quên định hướng về phẩm chất đạo đức, lòng tin cậy nơi họ. Hoặc, cách hành xử của nhà lãnh đạo với khách hàng, đối tác, bạn bè... theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”, thiếu trung thành, thiếu trung thực, thì nhân viên của họ cũng sẽ hành xử với họ như vậy.

Cho nên, ngoài 2 phẩm chất của một nhà lãnh đạo vĩ đại là: đặt niềm tin tuyệt đối vào con người, và luôn nhìn nhận lỗi xuất phát từ bản thân, thì điều cũng không kém phần quan trọng đó là sự tinh nhạy trong việc nhận định con người. Để đạt được thành công dù lớn hay nhỏ, bạn đều phải trả giá. Nếu phạm sai lầm, nhưng bạn biết rút ra những bài học giá trị thì nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình lãnh đạo của mình.

Khi bạn phát hiện trong đội ngũ của mình có những con người tiềm năng trở thành lãnh đạo xuất sắc, thì hãy bắt đầu nhìn họ ở thì tương lai – hình ảnh mà bạn mong muốn họ trở thành. Trong mọi cách bạn quan hệ, đối xử và đầu tư giúp họ phát triển, bạn cần điều chỉnh niềm tin của bạn ngang bằng với hình ảnh đó. Bởi vì, con người luôn có xu hướng hành động để đáp ứng lòng tin của người khác dành cho mình. Nếu bên trong sâu thẳm bạn tin tưởng họ có thể trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai, có thể thay thế bạn, và bạn thể hiện lòng tin này trong mọi mặt từ lời nói, đến suy nghĩ, đến việc làm, thì bạn sẽ gặt hái được điều bạn mong muốn từ nhân viên của mình.

Không bao giờ những nhà lãnh đạo đi phát triển những lãnh đạo khác được quên rằng, chính bạn là cái chốt chặng cuối cùng cho sự phát triển của họ. Việc tự đầu tư cho chính bản thân mình để nâng tầm lãnh đạo là việc bắt buột từng ngày. Nếu bạn không bật cao, không luôn nâng tầm mình, thì bạn sẽ chặng đứng sự phát triển của người dưới mình bởi bạn sợ rằng mình không kiểm soát được khi người dưới của bạn luôn muốn vươn cao. Khi bản thân bạn dừng phát triển, bạn sẽ chẳng thể thu hút được những người giỏi về với mình, hoặc bạn cũng không dám mời người giỏi hơn về với bạn. Vì thế, cho dù bạn phát triển những nhà lãnh đạo tiềm năng, thì bạn vẫn phải thường xuyên nâng tầm mình lên để những nhà lãnh đạo bên dưới còn được bay bổng, được tung cánh.
John Maxwell từng nói: “Một là số quá nhỏ để trở nên vĩ đại”. Vì thế, nếu bạn muốn mình trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại, bạn phải hiểu rằng, không ai có thể trở nên vĩ đại một mình. Một con người vĩ đại luôn quy tụ quanh mình những con người vĩ đại khác. Chính những người giỏi khác sẽ biến bạn thành xuất sắc, thành vĩ đại. Từ đó, hãy an tâm và hết lòng giúp cho những người xung quanh bạn trở nên vĩ đại, rồi chính họ sẽ đẩy sự vĩ đại của bạn lên cao hơn. Nếu bạn là người vô cùng quan trọng trong việc giúp họ phát triển, giúp họ nâng tầm, thì bạn sẽ để lại trong đời họ một dấu ấn sâu sắc. Đó cách bạn giữ nhân lực tốt nhất, giữ chân những người giỏi hiệu quả nhất. Bằng không, khi những nỗ lực tự thân của họ chẳng liên quan gì đến bạn, họ sẽ không ngại rời bỏ bạn. Đó là cách hình thành sợ dây vô hình kết nối lòng tôn trọng, kính nể, biết ơn để nhân viên làm việc bên bạn lâu dài.

Như vậy, cái đích cuối cùng của những nhà lãnh đạo vĩ đại đó là: tạo ra những lớp kế thừa để tiếp tục những ước mơ, sứ mạng, hoài bão mà họ đã khởi sự và phát triển. Đó chính là những thành tựu và di sản lớn lao mà họ để lại cho xã hội, cho con người và đời sau. Đó là cách hành động của tất cả những nhà lãnh đạo đích thực trên thế giới này.

diễn giả Quách Tuấn Khanh

 

stevenquy

Thanh viên kỳ cựu
Một lãnh đạo thành công là người tập hợp được bên mình những nhà quản lý, những lãnh đạo khác có cùng chí hướng, mục đích, tài năng và nhiệt huyết
 

united

Thành viên
10 lý do hàng đầu có thể dẫn đến sự thất bại của nhà quản lý Có thể có rất nhiều người đã từng làm việc dưới quyền của những ông chủ rất khó chịu. Có thể họ không tuân thủ kỷ luật lao động hoặc không đủ khả nǎng để làm việc đại diện cho ông chủ của mình. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Morgan W. McCall, giáo sư về quản lý và tổ chức tại Đại học Nam California (Mỹ) thì dù người lao động có lỗi thế nào đi nữa, người quản lý cũng rất có thể sẽ mắc phải 1 trong các lỗi sau mà có thể sẽ khiến sự nghiệp quản lý của anh ta bị thất bại. Đó là:

1. Không nhạy cảm
2. Hành động một cách khác thường
3. Phản bội lại niềm tin
4. Kiểm soát chặt chẽ quá mức
5. Tham vọng quá mức
6. Không có khả nǎng suy nghĩ một cách chiến lược
7. Không có khả nǎng thích ứng với người quản lý mới
8. Quá phụ thuộc vào một người chỉ bảo cho mình
9. Đưa ra các quyết định nhân sự không hiệu quả
10. Không có khả nǎng giải quyết các vấn đề về hoạt động của phòng ban

Bạn là nhà quản lý? Bạn sẽ nghĩ sao nếu mình mắc phải một trong những lỗi này. Theo McCall, có rất nhiều cách để phát hiện điều đó và thường là người khác dễ nhận thấy điều đó hơn chính bản thân bạn. Vấn đề đặt ra là liệu bạn có đủ can đảm để hỏi họ? Nếu có can đảm thì liệu bạn có những mối quan hệ tốt với ai để họ trả lời bạn một cách thành thật?
Bạn cũng có thể tự mình nhận ra điều đó tùy thuộc vào lỗi mà bạn mắc phải. Chẳng hạn như:

Nếu bạn nghi ngờ mình đang quản lý chặt chẽ quá mức, hãy đứng ra xa và xem mọi người đang thực hiện mệnh lệnh của bạn một cách nhiệt tình hay đơn giản là họ tuân lệnh. Nếu bạn can thiệp vào một dự án mà bạn đã giao cho người khác, liệu họ có tỏ ra không tức giận và chống đối?



Đưa ra các quyết định nhân lực không hiệu quả sẽ được thể hiện rõ trong các trường hợp khi bạn thường xuyên hình thành các nhóm trong tổ chức nhưng hoạt động của chúng không hiệu quả, hoặc nếu bạn thường tuyển dụng những người theo hình tượng riêng của mình hoặc chỉ tuyển những chuyên gia. Giáo sư McCall cho rằng: "Càng đảm nhận trọng trách quản lý cao hơn, bạn càng cần những người có những kỹ nǎng và khả nǎng ở tầm rộng hơn dưới quyền để giúp đỡ bạn lãnh đạo".

Những dấu hiệu cho thấy bạn tham vọng quá mức chẳng hạn như quá ước ao được lên một vị trí quản lý cao hơn hoặc thường làm những việc mà người khác phải chịu phí tổn. Giáo sư McCall cho rằng: "Đó là khi mà một vài giá trị đạo đức quý báu của bạn đang chuyển sang khung màu tối. Nguồn gốc của sự lãnh đạo thành công là hiểu rõ giá trị của mình".

Giáo sư McCall cũng cho rằng, sẽ là một sai lầm khi phụ thuộc quá nhiều vào những điều tra về tình hình hoạt động. Ông nói: "Một số điều tra hữu ích hơn những điều tra khác. Tuy nhiên, những nhà quản lý khát khao những thông tin phản hồi thường tạo ra một môi trường làm việc nơi những cộng sự và nhân viên của mình sợ phải nói ra sự thật".
Giáo sư McCall cho rằng nên dùng những bản tổng kết đánh giá làm một công cụ hữu ích. Ông giải thích: "Nếu có những khác biệt giữa những nhóm đánh giá về bạn, chẳng hạn như xếp của bạn thì nghĩ là bạn rất tuyệt vời trong việc gì đó trong khi nhân viên của bạn lại nghĩ là bạn không giỏi giang gì về nó, hoặc giả như bạn bị đều đánh giá thấp về một loạt các tiêu chí thì ít nhất là bạn cũng biết phải đặt ra câu hỏi nào cho mình và cho người khác".


Có lẽ thách thức lớn nhất đối với việc vượt qua những lỗi lầm hay sai lầm "chết người" nói trên là phải học cách nhận trách nhiệm về những lỗi lầm đó trước tiên. Ông McCall nói: "Khi tôi phỏng vấn những nhà quản lý mà sự nghiệp của anh ta có vẻ đang tụt dốc, tôi nhìn thấy một xu hướng là gắn những điều đã xảy ra với những nguyên nhân bên ngoài. Họ không nhận thức được rằng một phần trong những nguyên nhân đó là từ chính họ. Thậm chí nếu nó chỉ chiếm 10 - 20% thì cũng là điều mà bạn phải chú ý và tìm cách khắc phục"
 

haus1412

[♣]Thành Viên CLB
Haus được đọc cuốn "7 nguyên tắc thành công".
Trong đó, các nguyên tắc dành cho người lãnh đạo luôn là:
1.Năng lực Người lãnh đạo là Trần nhà của nhóm_ Thành bại đều phụ thuộc vào năng lực quản lý và phân phối công việc của người leader.
2.Người lãnh đạo đứng trên chóp_ Bạn đang đứng trên cao, và nếu bạn muốn đi lên cao hơn nữa thì hãy tạo điều kiện để những người phía dưới bạn được bước lên. Đó chính là tiền đề vững chắc để bạn thăng cấp bản thân mình.

Một vài chia sẻ, chúc mọi người sẽ thành công trong việc chinh phục các thử thách.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
stevenquy [KN GIAO TIẾP] Bí Quyết Lãnh Đạo Của Alecxander Đại Đế Kỹ năng lãnh đạo 0
TriTri_Livingskills [KN GIAO TIẾP] Để tịnh tâm, lãnh đạo chính mình Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Nghệ Thuật Lãnh Đạo Trong Các Bộ Phim Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Để trở thành một người lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 0
vtttam1989 [KN GIAO TIẾP] Khái niệm về lãnh đạo của sinh viên Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Phát Triển Và Thực Hành Kỹ Năng Lãnh Đạo Kỹ năng lãnh đạo 1
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống Kỹ năng lãnh đạo 3
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Danh mục các bài viết trong Box Kỹ năng lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 0
thaihabooks [KN GIAO TIẾP] 10 “điểm mù” của nhà lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 4
thaihabooks [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng cho lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 2
kienceo [KN GIAO TIẾP] Lãnh đạo toàn tập: Sách vở và Kinh nghiệm! Kỹ năng lãnh đạo 1
D [KN GIAO TIẾP] Chia Sẻ Tài Liệu Huấn Luyện Nhân Viên Kỹ năng lãnh đạo 2
D [KN GIAO TIẾP] Kiểm soát cảm xúc của nhân viên Kỹ năng lãnh đạo 0
meongo_204 [KN GIAO TIẾP] Làm sao để trở thành bí thư lớp tốt? Kỹ năng lãnh đạo 6
X [KN GIAO TIẾP] Nắm bắt tính cách bất kỳ ai Kỹ năng lãnh đạo 8
D [KN GIAO TIẾP] Quản lý một mối quan hệ đối tác thành công Kỹ năng lãnh đạo 2
thyngo [KN GIAO TIẾP] Hỏi về kỹ năng làm lớp trưởng? Kỹ năng lãnh đạo 15
lampham [KN GIAO TIẾP] Bạn có đủ tố chất để có thể làm CEO không? Kỹ năng lãnh đạo 0
dothanhvietquynhon [KN GIAO TIẾP] Cần tư vấn về kỹ năng lãnh đạo!!! Kỹ năng lãnh đạo 3
stevenquy [KN GIAO TIẾP] 5 bí quyết lựa chọn thành viên lý tưởng cho nhóm Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Xây Dựng Lòng Tin Thông Qua Xung Đột Kỹ năng lãnh đạo 0
lampham [KN GIAO TIẾP] Những kĩ năng quản lý Kỹ năng lãnh đạo 0
D [KN GIAO TIẾP] Động Lực Kỹ năng lãnh đạo 1
benny [KN GIAO TIẾP] Triết lý làm quan Kỹ năng lãnh đạo 0
bluesea88 [KN GIAO TIẾP] Một cách dùng người. Kỹ năng lãnh đạo 2
Sóng [KN GIAO TIẾP] Bí quyết chọn người kê thừa Kỹ năng lãnh đạo 0
thaihabooks [KN GIAO TIẾP] 10 căn bệnh của nhà quản lý Kỹ năng lãnh đạo 1
thaihabooks [KN GIAO TIẾP] [Bốn nguyên tắc thương lượng hiệu quả Kỹ năng lãnh đạo 0
N [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng quản lý Câu lạc bộ kỹ năng mềm Kỹ năng lãnh đạo 3
merlion [KN GIAO TIẾP] 3 ngày làm trợ lý CEO & CEO? Tại sao không??? Kỹ năng lãnh đạo 2
T [KN GIAO TIẾP] QUYẾT ĐỊNH-Ai không dám quyết định, người ấy tự trói mình Kỹ năng lãnh đạo 3
P [KN GIAO TIẾP] 10 kỹ năng giúp bạn thành công Kỹ năng lãnh đạo 5
LuckyStar [KN GIAO TIẾP] Đường tới thành công Kỹ năng lãnh đạo 1
ivenle [KN GIAO TIẾP] Ngụ ngôn về những bài học về quản lý Kỹ năng lãnh đạo 17
LuckyStar [KN GIAO TIẾP] Quyền lực từ năng lực chuyên môn Kỹ năng lãnh đạo 1
K [KN GIAO TIẾP] Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong DN : ưu và nhược điểm Kỹ năng lãnh đạo 0
K [KN GIAO TIẾP] Giải pháp đào tạo cho DN với ngân sách hạn chế thời khủng hoảng Kỹ năng lãnh đạo 2
K [KN GIAO TIẾP] Sốc lại tinh thần làm việc của nhân viên thời khủng hoảng Kỹ năng lãnh đạo 0
K [KN GIAO TIẾP] Tuyển dụng và giữ người giỏi trong doanh nghiệp nhỏ Kỹ năng lãnh đạo 1
M Hiền không cầm được binh, lãnh đạo không nghiêm minh nhân viên khó mạnh Kỹ năng lãnh đạo 1
heddie Lãnh đạo và cảm giác Kỹ năng lãnh đạo 5
benny [KNLD] Năm món bảo bối của một nhà lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 1
haus1412 [KNLD]Phong cách lãnh đạo_"Người Nam Châm" Kỹ năng lãnh đạo 0
Sóng [KN Lãnh đạo] Trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 0
longteo Ngày Phát Triển Các Nhà Lãnh Đạo 2009 Kỹ năng lãnh đạo 7

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top