[KN GIAO TIẾP] Nghệ thuật điều khiển đám đông

benny

Thanh viên kỳ cựu
Tồn tại trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội hết sức phức tạp, chịu sự tác động hết sức mạnh mẽ của thế giới khách quan và thế giới chủ quan, con người là một thực thể sống có khả năng tư duy, có đời sống tâm lý muôn màu, muôn vẻ. Vì vậy nên ở con người nhu cầu giao tiếp luôn luôn nảy sinh và yêu cầu được đáp ứng. Bắt nguồn từ mối quan hệ cơ bản, là, nền tảng cho tồn tại xã hội – quan hệ giữa con người với con người, nhu cầu tiếp nhận và truyền đạt thông tin chịu ảnh hưởng của vô số những tác động về mặt vật chất lẫn tinh thần. Từ nhu cầu bức bối đó, với khả năng tư duy và khả năng ngôn ngữ của mình, con người thiết lập các thông điệp, tác động vào đối tượng cần giao tiếp, tạo ra quá trình tương tác theo chủ định, được sắp đặt một phần nào đó từ trong não. Lúc đó một cuộc thoại được hình thành.

Tuỳ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh, chủ thể giao tiếp và số lượng các thành viên tham gia tương tác ngôn từ, cũng như tuỳ thuộc vào lượt lời tương tác, vào một số nguyên tắc hội thoại nhất định, mà một cuộc thoại có thể là song thoại, tam thoại hay đa thoại. Cho dù quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin được thiết lập giữa hai, ba hay nhiều người, thì vấn đề “Làm thế nào để đạt được hiệu quả trong giao tiếp?” luôn luôn được các nhà ngữ dụng học quan tâm.

Khi một cuộc thoại được hình thành dưới bất kỳ một hình thức hay một đặc trưng nào thì mục đích hội thoại luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Làm sao để thoả mãn một cách triệt để nhu cầu của từng cá nhân? Một cuộc hội thoại được xem là hiệu quả phải đạt được những yêu cầu nào? Bài viết này nhằm trả lời cho câu hỏi ấy.

1.ĐÁP ỨNG ĐƯỢC MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP CỦA TỪNG CÁ NHÂN (THU ĐƯỢC LỢI), HOẶC CỦA NGƯỜI MỞ THOẠI.

Qúa trình giao tiếp có thể có một số mục đích, chẳng hạn:

-A giao tiếp vì muốn nắm thôn tin X nào đó (mà chỉ có B nắm những thông tin này). B giao tiếp vì muốn thiết lập quan hệ hoặc duy trì, phát triển tình cảm… với A. B đồng ý cung cấp thông tin cho A, cuộc thoại được tổ chức. Kết thúc cuộc thoại, A biết được một cách chính xác về X cũng như những vấn đề liên quan đến X. B sau khi giúp A nắm được những thông tin mà A cần, đã thiết lập được một quan hệ tích cực với A, hoặc nâng quan hệ của họ lên một cấp độ mới. Lúc đó, A và B đều đạt được mục đích giao tiếp của mình. Trong trường hợp, sau khi kết thúc quá trình tương tác ngôn ngữ từ, B vẫn không thiết lập được quan hệ với A (nghĩa là A quá khó tính, A chỉ muốn lợi dụng B, A nghĩ việc B cung cấp thông tin cho AB…), thì mục đích giao tiếp của A vẫn được thoả mãn. là nghĩa vụ của

-A giao tiếp với B và C vì muốn xác định một thông tin nào đó có liên quan đến B hoặc C (hoặc B lẫn C), giữa B và C đang tồn tại một quan hệ nhất định. Vì muốn khẳng định, phủ nhận, tán thành, thừa nhận… những vấn đề có liên quan đến mình (hoặc cả hai), cũng như muốn thay đổi quan hệ giữa mình (hoặc cả hai) với A, B và C tham gia quá trình tương tác do A khởi xướng. Kết thúc cuộc thoại, A biết được một cách tường minh về thông tin mà AB và C nêu được những gì mà mình (hoặc cả hai) muốn trình bày. Thêm vào đó, quan hệ giữa A với B và C đã thay đổi. Cả ba người đạt được mục đích giao tiếp của mình. quan tâm.

Mục đích giao tiếp của từng cá nhân cũng “muôn hình vạn trạng” như chính bản chất của con người và cuộc sống. Giao tiếp có thể là để nắm thông tin một cách chính xác, để thuyết phục được bạn thoại về một nhận định hay một đánh giá nào đó, cũng có thể là để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình hoặc của một cá nhân mà chủ thể giao tiếp quan tâm, để thiết lập quan hệ nhất định với đối tác mà mình giao tiếp…

2. THIẾT LẬP HOẶC BẢO LƯU HOẶC PHÁT TRIỂN ĐƯỢC MỐI QUAN HỆ TÍCH CỰC (HOẶC TIÊU CỰC – THEO CHỦ ĐỊNH CỦA CÁC CHỦ THỂ GIAO TIẾP) GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI THOẠI.

Hiệu quả này đôi khi không được xác định một cách cụ thể. Bởi nó được tồn tại một cách ngầm ẩn giữa các thành viên hội thoại và thiên về mặt tình cảm cá nhân. Mỗi cá thể tham gia tương tác ngôn từ, tuỳ vào kinh nghiệm sống, trình độ văn hoá, khả năng diễn đạt về mặt ngôn ngữ, địa vị trong gia đình xã hội, và cả cái quan hệ hay cái thái độ ban đầu làm nền tảng cho quá trình giao tiếp… mà có thể đạt được ở mức độ nào hiệu quả đó.

Trong chiến lược giao tiếp, có nhiều cách để đạt được một số yêu cầu đề ra. Người ta có thể lập luận, đưa ra những lý lẽ để thuyết phục đối phương, hoặc dùng những hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tránh phương hại đến thể diện của bản thân mình hay của người đối thoại. Người tham gia cuộc thoại phải biết lắng nghe để kịp thời điều chỉnh phát ngôn và cách xưng hô, cách diễn đạt sao cho phù hợp, hoặ tuân thủ một cách tuyệt đối nguyên tắc tự hạ mình, đề cao tâng bốc bạn thoại những lúc cần thiết. Cũng có khi họ phải giả vờ lắng nghe, giả vờ quan tâm đến cuộc thoại vì đề tài, nội dung không gây thích thú, bạn thoại không gây thiện cảm… Nhưng có lẽ, dùng sự im lặng như một cách trả lời ngầm ẩn là phương thức khôn khéo nhất mà người tham gia cuộc thoại có thể vận dụng.

Lẽ dĩ nhiên, sự im lặng với tư cách là một bản thông điệp không lời không thoả mãn hoàn toàn mục đích giao tiếp của các bên. Song khách quan mà nói, nó giúp người dùng chiến lược im lặng:

a.Không chịu trách nhiệm về một nội dung tường minh

Trong giao tiếp, cho dù các thành viên hội thoại tham gia tương tác với bất kỳ mục đích gì, họ đều bị bắt buộc phải chịu trách nhiệm nội dung các thông tin mà họ nêu ra (ngoại trừ trường hợp cố tình giấu giếm hay chủ tâm nói dối). Với trách nhiệm nặng nề đó, họ không thể không tính đến khả năng quan hệ của họ với bạn thoại sẽ chuyển hướng từ tích cực sang tiêu cực. Nếu:

-Nội ddung thông tin gây bất lợi cho chính họ hoặc cho bạn thoại (đề cập đến nỗi đau, nỗi buồn cá nhân có thể khiến người cùng hội thoại xúc động, bất ngờ, sợ sệt; đến một bí mật nào đó cần được giữ kín, hay gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, thể diện của chủ thể giao tiếp, của các cá nhân liên quan, làm thiệt hại đến tài sản, tình cảm của thành viên hội thoại…)

-Nội dung thông tin gây hiểu nhầm về một vấn đề mà họ cùng quan tâm.
Việc đánh giá thông tin nào là bất lợi, thông tin nào có thể gây hiểu nhầm, theo nhận thức của chủ thể giao tiếp là cả một quá trình. Qúa trình đó có cơ sở ban đầu là những hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân tham gia hội thoại, sẽ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nó được thể hiện cụ thể thông qua sự lựa chọn một hành vi đáp lời tương thích. Sự im lặng, một cách trả lời không rõ ràng, một cách hồi đáp không cụ thể là kết quả của sự lựa chọn giúp chủ thể giao tiếp không chịu trách nhiệm về bất kỳ một sự đáp lời nào mình. Lúc đó, họ có điều kiện để tương tác ngôn từ một cách thuận lợi hơn, trong phạm vi đề tài mới.

b. Không vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại Một lời nói thường hàm ẩn sự trao lời (allocution), sự trao đáp (interlocution) và sự tương tác (interaction). Sự im lặng khi được sử dụng như một thông điệp cũng chứa đựng những chức năng đó. Chủ thể im lặng đã thay một lời nói bằng một lời nói không phát âm không chỉ thoả yêu cầu có sự luân phiên lượt nói (tạo ra sự phản hồi sau khi thông điệp được truyền đi) và yêu cầu có sự luân phiên lượt nói (tạo ra sự phản hồi sau khi thông điệp được truyền đi) và yêu cầu có sự liên kết hội thoại (mạch chủ đề hay mạch nội dung được duy trì thông qua “sự ăn nhập” giữa các bức thông điệp) mà còn thoả yêu cầu tuân theo nguyên tắc cộng tác hội thoại (tham gia đóng góp vào cuộc thoại). Việc tham gia đóng góp vào cuộc thoại theo phương thức này có thể không cụ thể, nhưng, đã giúp cuộc thoại tiếp diễn hoặc kết thúc, trong sự chấp nhận ở một chừng mực nào đó, của các bên giao tiếp.

c. Cân bằng được trạng thái giao tiếp.

Trong một cuộc thoại, trạng thái giao tiếp ổn định hay bị biến chuyển, sau mỗi đợt tương tác lời nói xảy ra. Khi hiện tượng thay đổi trạng thái giao tiếp xảy ra, mục đích và kết quả hội thoại sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để hạn chế sự thay đổi trạng thái, chủ thể giao tiếp có thể áp dụng phương án im lặng.

Đối với cuộc thoại mà trước khi sự im lặng được thiết lập chưa có bất kỳ sự thay đổi trạng thái nào xảy ra, thì sự thiếu vắng lời nói được biểu hiện như một phương tiện, để tránh “mở ra” những kết quả giao tiếp khác với mục đích giao tiếp được xác lập từ lúc đầu. Đối với cuộc thoại đã xảy ra ít nhất là một lần thay đổi trạng thái tương tác, thì sự im lặng là phương tiện để lưu giữ trạng thái đã “mở ra” (trạng thái tương tác đã bị thay đổi); đồng thời kìm nén lại, không cho xuất hiện trạng thái tương tác khác (theo hướng xấu hơn hoặc tốt hơn so với chủ đích và dự đoán của chủ giao tiếp).

Như vậy, tác dụng của sự im lặng đã được “qui tắc hoá” – Đó là im sự lặng cho phép chủ thể giao tiếp vượt qua (không bị lâm vào) trạng thái tương tác bất lợi (S1), để có thể an toàn hơn, trong trạng thái tương tác đã bình ổn trở lại (S2) (khi quá trình tương tác nảy sinh biến cố).

Chẳng hạn:

-A lăng nhục (mắng chưởi, chỉ trích, tố cáo, phỉ báng, biêu riếu…) B - trạng thái tương tác S1. B im lặng thay vì có thể phản ứng bằng những hành vi xúc phạm ngược trở lại. Sự im lặng của B không đặt B vào tình huống “phải cảm thấy bị xúc phạm” – trạng thái tương tác S2. Nó giúp B thoát khỏi sự đè nén tâm lý mà trạng thái tương tác S1 gây ra. Nhưng, khi B không bị đặt vào tình huống phải nhận thức sự tổn hại về mặt thể diện, thì không có nghĩa là B đồng ý (tán thành, chấp nhận…) những hành vi lăng nhục của A đối với mình. B phản đối lại bằng sự im lặng vừa để bày tỏ thái độ bất bình vừa để (giả vờ) chứng tỏ rằng những hành vi xúc phạm của A là vô nghĩa, là mất tác dụng. Thể diện của B vẫn được bảo vệ trước A và trước mọi người.

-A tố cáo B. Nếu B thú nhận thì bộ mặt tích cực của B sẽ bị tổn thương. Khi B thay hành vi thú nhận – một hành vi có tính đe doạ – bằng sự im lặng, thì B vừa giữ thể diện cho mình, vừa để thông báo rằng thật sự mình có lỗi (nhưng sự thú nhận này không tự nguyện), BA, cũng không đặt mình trong hoàn cảnh khó xử. B an toàn thể diện. không giả dối đối với
Trong thực tế, chủ thể giao tiếp vẫn vị vướng vào “S1” (nếu không sẽ không im lặng). Trạng thái bình ổn “S2” chỉ là hình thức bên ngoài.

Việc sử dụng sự im lặng để trao đổi thông tin đã chứng tỏ chủ thể im lặng đã can thiệp vào nội dung cũng như tiến trình hội thoại. Vì không mạnh dạn “tác động” trực tiếp đến các ý tưởng, những sự quyết định, những sự đánh giá… (hoặc đúng hoặc sai) mà người đối thoại vừa nêu, chủ thể giao tiếp im lặng. Đó không chỉ là cách bảo vệ bộ mặt tích cực của mình hoặc của bạn thoại, mà còn là cách để duy trì tiến trình hội thoại, nhằm tạo cơ hội đạt được mục đích giao tiếp cũng như thiết lập, bảo lưu… mối quan hệ của mình với bạn thoại, trong những tương tác sắp tới.

Việc trao đổi thông tin và can thiệp vào nội dung cũng như tiến trình hội thoại bằng sự im lặng, có thể khiến khách thể im lặng gặp nhiều trở ngại trong quá trình giải mã. Bởi vì, người tiếp nhận không biết chủ thể im lặng muốn “góp phần” vào hay muốn “rút lui” khỏi cuộc thoại, muốn “trả lời ngầm ẩn” hay “không muốn trả lời” phát ngôn được nêu ra.

Khi sự im lặng được sử dụng như một phát ngôn đáp lời và trao lời, thì chủ thể im lặng đã đặt người đối thoại trong các trạng thái có lợi cho chính bản thân mình hoặc cho khách thể im lặng.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái chờ đợi một hành động ở tương lai, khi sự im lặng tương đương những hành vi hứa hẹn, cam kết, cam đoan, thề nguyện….

Chẳng hạn:

Trong trạng thái tương tác S1, A yêu cầu (hoặc ra lệnh, đề nghị, cầu khẩn…) B thực hiện một điều gì đó (ngay thời điểm nói hoặc sau khi nói). Thay vì B sẽ thực hiện hành vi hứa hẹn (hay những hành vi có tính chất tương đương như: cam kết, cam đoan…) B dùng sự im lặng. Nếu B lên tiếng hứa hẹn, trạng thái tương tác sẽ chuyển sang hướng tích cực. B đã gây cho A một sự tin tưởng (B sẽ thực hiện lời hứa ấy), mặc dù B chưa khẳng định mình có khả năng hay không. Khi B im lặng, tức là B đang thể hiện thái độ không dứt khoát trong quá trình lựa chọn một quyết định dành cho A. Lẽ dĩ nhiên lúc này ở B, việc từ chối có khả năng được lựa chọn cao hơn là đồng ý (nếu đồng ý, chấp nhận… lời yêu cầu, thì B đã lên tiếng). Lúc đó, A được đặt trong trạng thái chờ đợi một hành động của B trong tương lai. B có điều kiện để suy nghĩ hoặc lựa chọn phát ngôn phù hợp.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái nhìn nhận lại (một cách chắc chắn) một hành động hay một sự kiện trong quá khứ, khi sự im lặng tương đương hành vi thú nhận, công nhận thừa nhận…

Chẳng hạn:

A thực hiện một hành vi hỏi (nhưng gắn với hành vi hỏi này là một hành vi giao tiếp tố cáo hoặc lên án, chỉ trích…) để có thể khẳng định B vi phạm một lỗi lầm nào đó (trong trường hợp B thật sự phạm lỗi). B đã im lặng thay vì phải thực hiện hành vi thú nhận (hay thừa nhận, công nhận…). Nếu B thú nhận, thì A có cơ sở để khẳng định B có lỗi. Lúc đó B sẽ cảm thấy bị mất mặt. Theo suy luận của riêng B, nếu B im lặng – B không thú nhận – thì A hoàn toàn bất lực trong việc xác định B có lỗi hay không. Nếu A khẳng định là B có lỗi, thì đó chỉ là suy nghĩ mang tính chủ quan.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái an toàn về thể diện hoặc quân bình về mặt tình cảm (không sợ hãi, bực bội cũng không mất tự nhiên), khi sự im lặng tương đương những hành vi lăng nhụ, hăm doạ, cấm đoán, khen ngợi…

B lăng nhục (mắng chưởi, chê bai, xỉ vả,phỉ báng, quở trách…), cấm đoán A, khiến cho A xem B là kẻ thù. Vì B đặt A trong trạng thái bất hạnh (A sợ hãi B). Lúc đó trạng thái tương tác đã thay đổi so với lúc cuộc thoại mới thiết lập. Điều này khiến quan hệ giữa A và B không còn tốt đẹp, hoặc khiến cho B không kềm chế được hành vi của bản thân, gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng. B im lặng (không lên tiếng sỉ nhục, xúc phạm), A không coi B là kẻ thù, thể diện B được an toàn, tình cảm của A và B có điều kiện để bảo lưu.

B khen ngợi A, làm cho A xem B là người thiếu tự trọng (B nịnh A), B đặt A Trong trạng thái ngại ngùng mất tự nhiên. Trạng thái giao tiếp chuyển đổi theo hướng bất lợi như thế có làm cho cuộc thoại bị thất bại. Còn nếu như B im lặng (không lên tiếng khen ngợi, tâng bốc…) B đã bảo vệ được mối quan hệ tốt đẹp giữa A và B.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái tự kiểm soát và điều chỉnh lại những hành vi của mình sao cho phù hợp (hoặc tự chấm dứt những hành vi gây khó chịu cho chủ thể im lặng), khi sự im lặng tương đương những hành vi phản đối, từ chối, phủ nhận…

Chẳng hạn:

A giúp đỡ B điều gì đó về mặt tinh thần (an ủi, khuyên nhủ…), hoặc về mặt vật chất (tặng cho…), trái với sở thích, nguyện vọng … của B. Nếu B cảm ơn A – một lời cảm ơn không chân thật – A nghĩ rằng B không phản đối, A có thể tiếp tục gây khó chịu cho B (tiếp tục khuyên nhủ, an ủi, tiếp tục ép buộc nhận quà…). Còn nếu B lên tiếng phản đối, từ chối… có thể làm mất lòng của A, hay nói đúng hơn là xác phạm đến lòng tốt, đến sự quan tâm của A(theo đánh giá của A). B sử dụng sự im lặng không chỉ thể hiện một cách ngầm ẩn, một cách tế nhị sự không bằng lòng của mình mà còn bảo vệ được bộ mặt tích cực, bảo lưu mối quan hệ tốt đẹp của các bên tham gia hội thoại.

Trong nhiều trường hợp, khi sự im lặng tương đương hành vi khẳng định, chủ thể im lặng cũng đặt mình trong trạng thái an toàn về thể diện. Song , cho dù chủ thể im lặng tự đặt mình hay đặt bạn thoại vào một trong số các trạng thái trên thì đó cũng là cơ hội để các thành viên tham gia hội thoại có điều kiện và thời gian bảo lưu hoặc phát triển mối quan hệ của mình.

Trong chiến lược giao tiếp, khi lâm vào tình trạng phải lựa chọn những hành vi không có đe doạ đến bộc mặt tích cực hoặc tiêu cực của mình hay của bạn thoại, việc chủ thể giao tiếp lựa chọn sự im lặng, không phải lúc nào cũng là biện pháp tối ưu và tuyệt đối phù hợp. Bởi vì sự lựa chọn trên cơ sở chủ quan, cá nhân như thế, khó thoả mãn một cách triệt để mục đích giao tiếp của người cùng hội thoại.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, sự im lặng khi được sử dụng như là một thông điệp giao tiếp mang tính chiến lược, trong quá trình tương tác ngôn ngữ, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ nội dung, đề tài cuộc thoại đang xoay quanh vấn đề không có lợi cho một hoặc tất cả thành viên trong cuộc thoại. Nó cũng là dấu hiệu nhắc nhở khách thể im lặng thay đổi “chiến thuật” giao tiếp của mình, để có thể đưa ra những gì ngầm ẩn phía sau “lời nói không phát âm” hiện ra trên bề mặt tương tác – hình thức diễn đạt lẽ ra nó phải có từ ban đầu.

Hãy thận trọng khi dùng sự im lặng để giao tiếp, bởi nó vẫn có thể được xem là biểu hiện của sự hèn nhát (không dám đối diện) hay của sự mưu mẹo. Mà mỗi người trong số chúng ta không ai muốn bị đánh giá một cách tiêu cực như thế.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
D [KN GIAO TIẾP] Cách trình bày để thu nhận phản hồi Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Chuẩn bị cho một bài thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (p3: Phần kết thúc) Kỹ năng thuyết trình 2
Tom [KN GIAO TIẾP] 3S cho một buổi thuyết trình ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (P2: phần chính) Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (p1: chuẩn bị và phần mở đầu) Kỹ năng thuyết trình 4
D [KN GIAO TIẾP] Để có một bài diễn thuyết hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Trở thành người trình bày ấn tượng trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 1
D [KN GIAO TIẾP] Để có một bài diễn thuyết hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Chuẩn Bị Và Trình Bày Nội Dung Thuyết Trình Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Bí quyết để có bài diễn thuyết hoàn hảo Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] 10 bí quyết thu hút sự chú ý của khán giả khi thuyết trình p1 Kỹ năng thuyết trình 2
D [KN GIAO TIẾP] Cách trả lời nhanh những câu hỏi khó Kỹ năng thuyết trình 4
anhtuan0423 [KN GIAO TIẾP] Khả năng thuyết phục người khác và xử lý tình huống Kỹ năng thuyết trình 4
trangdang [KN GIAO TIẾP] Cải Thiện Kỹ Năng Thuyết Trình - Mr J. Douglas Jefferys Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Thuyết Trình Với Tác Động Hình Ảnh Kỹ năng thuyết trình 2
D [KN GIAO TIẾP] Để giảm bớt những lo lắng khi nói trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 12
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ của đôi tay trong thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 15
trangdang [KN GIAO TIẾP] Dùng Ngôn Ngữ Lưu Loát Với Mr Robert Perfield - P1 : Ngôn Ngữ Cơ Thể Kỹ năng thuyết trình 0
KendyDat [KN GIAO TIẾP] 7 bí quyết cơ bản để trở thành diễn giả Kỹ năng thuyết trình 3
M [KN GIAO TIẾP] Talkshow Thuyết Trình Viên hay Nghệ Sỹ? Kỹ năng thuyết trình 7
Thiên Sứ [KN GIAO TIẾP] Thuyết trình là giao tiếp! Kỹ năng thuyết trình 6
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ thuật và kỹ năng trình bày vấn đề!!! Kỹ năng thuyết trình 0
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bảo vệ luận văn Kỹ năng thuyết trình 1
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Slide nói trước công chúng VNI-Times Kỹ năng thuyết trình 0
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Danh mục các bài viết trong Box Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
_ice_ [KN GIAO TIẾP] Sáu bí quyết để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 3
R [KN GIAO TIẾP] Bí quyết thuyết trình hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 1
R [KN GIAO TIẾP] Bí quyết nói chuyện trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 13
B [KN GIAO TIẾP] Nỗi sợ đám đông Kỹ năng thuyết trình 14
P [KN GIAO TIẾP] 1 vài kinh nghiệm khi thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 6
N [KN GIAO TIẾP] Làm gì để sửa tật nói lắp? Kỹ năng thuyết trình 7
Nguyen_HSU [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng anh . Kỹ năng thuyết trình 0
swynts [KN GIAO TIẾP] chia sẻ kinh nghiệm thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 8
ananchip [KN GIAO TIẾP] "Học cách trò chuyện với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào Kỹ năng thuyết trình 17
trtrungviet [KN GIAO TIẾP] Cách kết thúc bài diễn văn một cách ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 2
N [KN GIAO TIẾP] Thành lập nhóm luyện kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 201
kieuphuong [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bảo vệ luận văn Kỹ năng thuyết trình 3
cobala [KN GIAO TIẾP] Topic: Tư vấn và chia sẻ kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 22
M [KN GIAO TIẾP] 3 lời khuyên khi nói trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 17
Thiên Sứ [KN GIAO TIẾP] Bí quyết để thuyết trình hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 3
Sóng [KN GIAO TIẾP] Để giao tiếp hiệu quả... Kỹ năng thuyết trình 5

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top