txtzeus
Thanh viên kỳ cựu
Nhiều anh chị em cũng đi học như nhau, có khi quay copy cùng một tài liệu mà tại sao lại người điểm cao, người điểm thấp, tại sao có người học miệt mài chăm chỉ, để đến lúc đi thi thì cái thằng ngồi cạnh nó chép bài của mình mà điểm của nó lại cao hơn nghĩ cũng thật là bất công:cuoihaha:, mà cũng chả hiểu là tại sao.
Cũng có nhiều anh em hay ngồi hỏi mình chả hiểu tại sao mình làm bài rất tốt nhưng mà điểm của mình lại không được như ý muốn thậm chí còn bị thầy cô đánh trượt, mình nhớ hồi còn học bách khoa có cậu bạn bị 2 điểm môn triết đã đứng trước cửa khoa triết mà tuyên bố rằng cái khoa này chả hiểu gì về triết học ha ha ha.
Mình cũng muốn đưa ý kiến này để anh em trong diễn đàn tham ra thảo luận giúp đỡ lẫn nhau, dẫu rằng cái điểm nó không thể đánh giá hết trình độ của một con người nhưng nó cũng là phản ánh một phần nào đó, ra trường cầm cái bằng đỏ trong tay không phải là rất oách hay sao ?
Về phương pháp học tập thì đã có rất nhiều người bàn, đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân mình về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra thôi, có gì chưa đúng hoặc thiếu sót thì cũng rất mong anh em diễn đàn đóng góp ý kiến.
Về làm bài thi kiểm tra thì các thầy cô giáo cần : Sạch sẽ, ngắn gọn, đủ ý và có ý sáng tạo.
Sạch sẽ, trình bày khoa học : Bạn nên biết các thầy cô một ngày chấm trên dưới 100 bài, mà bài nào cũng dài 2 -3 tờ giấy thi thì cũng không thể nào chấm kỹ được, bởi vậy nếu một bài nhìn sạch sẽ sáng sủa chắc chắn sẽ khiến cho thầy, cô có cảm tình đọc kĩ hơn, tìm ra những chỗ có thể cho điểm ta sẽ được nhiều điểm hơn.
Ngắn gọn và đầy đủ : Trong quyển " Bạn Tài giỏi, tôi cũng thế - Adam Khoo" có viết : Kiến thức trong một trang sách chỉ có 20% còn lại 80% là những tự nối đại loại như " thì, là, mà, và...." mà các thầy cô chủ yếu là đọc 20% này để chấm bài, bởi vậy khi ta làm bài cũng nên rút gọn bớt những từ không cần thiết, như vậy sẽ không bị lan man vào 1 ý quá lâu mà lại có thời gian để trau truốt chữ viết trong bài thi. Tốt nhất là nên nháp ý chính ra giấy rồi từ đó chọn câu chữ mà chép vào bài.
Còn về phần sáng tạo thì phải phụ thuộc vào trình độ của mỗi người, ngoại trừ toán lý hóa cần phải chuẩn mực ra thì điểm 9 -10 ở các môn khác phụ thuộc vào khả năng sáng tạo( hay bốc phét của các bạn):cuoihaha:
Kỹ năng quay cop : he he, cái này đời sinh viên chưa ai dám tự nhận là chưa bao giờ sử dụng. Mình không bàn đến làm thế nào để qua mặt giám thị mà mình bàn về cách chép tài liệu, có điều nhiều ông cứ táng nguyên văn trong sách vào trong bài thi tới 2-3 tờ giấy thi kết quả thì vẫn trượt tới 90%.
:lanh:. , trong lòng lại thầm oán trách ông trời sao quá bất công, hay thầy cô trù úm gì mình chăng?. Bởi vậy khi sử dụng tài liệu trong phòng thi cũng hay cố gắng nguyên tắc ngắn gọn và đầy đủ, để thứ nhất quay cop mà không như quay cop, thứ hai nếu giám thị không cho mang tài liệu vào phòng thi thì cũng nên rút ngắn thời gian sử dụng tài liệu trong phòng thi đỡ bị giám thị bắt
handoi:
Ý kiến mình nông cạn vậy, diễn đàn này mình biết có nhiều thầy cô giáo kinh nghiệm chấm bài còn nhiều hơn mình, bởi vậy mong được cùng thảo luận.
Chúc các bạn sinh viên thi tốt.:dacy:
Cũng có nhiều anh em hay ngồi hỏi mình chả hiểu tại sao mình làm bài rất tốt nhưng mà điểm của mình lại không được như ý muốn thậm chí còn bị thầy cô đánh trượt, mình nhớ hồi còn học bách khoa có cậu bạn bị 2 điểm môn triết đã đứng trước cửa khoa triết mà tuyên bố rằng cái khoa này chả hiểu gì về triết học ha ha ha.
Mình cũng muốn đưa ý kiến này để anh em trong diễn đàn tham ra thảo luận giúp đỡ lẫn nhau, dẫu rằng cái điểm nó không thể đánh giá hết trình độ của một con người nhưng nó cũng là phản ánh một phần nào đó, ra trường cầm cái bằng đỏ trong tay không phải là rất oách hay sao ?
Về phương pháp học tập thì đã có rất nhiều người bàn, đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân mình về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra thôi, có gì chưa đúng hoặc thiếu sót thì cũng rất mong anh em diễn đàn đóng góp ý kiến.
Về làm bài thi kiểm tra thì các thầy cô giáo cần : Sạch sẽ, ngắn gọn, đủ ý và có ý sáng tạo.
Sạch sẽ, trình bày khoa học : Bạn nên biết các thầy cô một ngày chấm trên dưới 100 bài, mà bài nào cũng dài 2 -3 tờ giấy thi thì cũng không thể nào chấm kỹ được, bởi vậy nếu một bài nhìn sạch sẽ sáng sủa chắc chắn sẽ khiến cho thầy, cô có cảm tình đọc kĩ hơn, tìm ra những chỗ có thể cho điểm ta sẽ được nhiều điểm hơn.
Ngắn gọn và đầy đủ : Trong quyển " Bạn Tài giỏi, tôi cũng thế - Adam Khoo" có viết : Kiến thức trong một trang sách chỉ có 20% còn lại 80% là những tự nối đại loại như " thì, là, mà, và...." mà các thầy cô chủ yếu là đọc 20% này để chấm bài, bởi vậy khi ta làm bài cũng nên rút gọn bớt những từ không cần thiết, như vậy sẽ không bị lan man vào 1 ý quá lâu mà lại có thời gian để trau truốt chữ viết trong bài thi. Tốt nhất là nên nháp ý chính ra giấy rồi từ đó chọn câu chữ mà chép vào bài.
Còn về phần sáng tạo thì phải phụ thuộc vào trình độ của mỗi người, ngoại trừ toán lý hóa cần phải chuẩn mực ra thì điểm 9 -10 ở các môn khác phụ thuộc vào khả năng sáng tạo( hay bốc phét của các bạn):cuoihaha:
Kỹ năng quay cop : he he, cái này đời sinh viên chưa ai dám tự nhận là chưa bao giờ sử dụng. Mình không bàn đến làm thế nào để qua mặt giám thị mà mình bàn về cách chép tài liệu, có điều nhiều ông cứ táng nguyên văn trong sách vào trong bài thi tới 2-3 tờ giấy thi kết quả thì vẫn trượt tới 90%.
Ý kiến mình nông cạn vậy, diễn đàn này mình biết có nhiều thầy cô giáo kinh nghiệm chấm bài còn nhiều hơn mình, bởi vậy mong được cùng thảo luận.
Chúc các bạn sinh viên thi tốt.:dacy: