[KN GIAO TIẾP] 3 lời khuyên khi nói trước đám đông

Mr[K]id

Thành viên mới
Đã là người, ai cũng mong có ngày thành công, làm ông này bà nọ. Mà đã là ông này, bà nọ thì trước sau gì cũng một lần nói trước đám đông. Năm người, bảy người, mười người là chuyện nhỏ nhưng vài chục, vài trăm người thì chưa chắc đã nhỏ. Thậm chí, nếu làm chức to một tí, nói chuyện trước vài ngàn người cũng không phải là không có. Nhưng không phải ai cũng có khả năng nói chuyện trước đám đông, ngay cả những người tưởng như là chuyên nghiệp như “giáo viên”. Hôm nay, PTĐL mạn phép chia sẻ 3 lời khuyên nho nhỏ dành cho những ai đã, đang và sắp sửa phải nói trước một đám đông, đặc biệt là các đồng nghiệp. Đây cũng là kinh nghiệm đã được các đàn anh đi trước truyền lại. Rất mong nhận được sự đóng góp và góp ý của mọi người. Xin đa tạ.



1. Bạn có QUYỀN ĐƯỢC NÓI: Không gì tệ bằng việc mất tự tin khi nói trước một tập thể đông người. Bạn toát mồ hôi, bạn run rẩy, bạn hồi hộp, bạn lo lắng, bạn sợ hãi. Đó là những dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Đừng lo, không chỉ một mình bạn như thế mà rất nhiều người như thế. Một trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu tự tin đó là bạn không chắc về quyền được nói của mình.
Tôi thường thấy nhiều người đứng trước đám đông thì run lẩy bẩy nhưng khi nói chuyện với bạn bè thì hùng hổ, liến thoắng. Đó là vì có một sự khác biệt trong nhận thức của họ: họ tin rằng với bạn bè, họ có quyền nói thoải mái còn với tập thể kia, họ không nên và không có quyền nói vì không có ai muốn nghe họ nói hoặc người ta đang chờ họ nói sai để “ăn thịt” họ. Nhưng thực ra những suy nghĩ đó là sai lầm.
Bạn là một tổ trưởng cần trình bày một kế hoạch hành động của đội sắp tới, bạn có quyền được nói. Bạn là một giám đốc muốn phổ biến một chương trình hoạt động mới cho nhân viên, bạn có quyền được nói. Bạn là một giáo viên đang giảng một bài học mới cho học sinh, bạn có quyền được nói.
Bạn có quyền được nói cho những người đang có nghĩa vụ phải lắng nghe bạn. Bạn đứng đối diện, một mình bạn mặt đối mặt với hàng trăm con người, họ đang chờ nghe bạn nói và họ trao cho bạn quyền được nói. Vậy thì cớ gì bạn lại không tự tin? Có nhiều người đang chờ nghe bạn nói, vậy tại sao bạn không nói? Bạn có quyền nói tại sao bạn lại ngại ngùng? Chẳng lẽ bạn đợi khi mất đi quyền đó bạn mới nói?
Hãy tin rằng bạn đang nói thì sẽ có người lắng nghe và người ta đang chờ xem bạn nói gì và mang đến cho họ những thông tin gì một cách tích cực. Bạn có quyền nói và bạn hãy nói đi.

Chỉ có những con bò mới nói “những điều không thật”

Ở phần trước, tôi đã nói về lời khuyên thứ nhất: Hãy tin rằng Bạn có quyền được nói. Nhưng khi bạn có cái quyền đó rồi, bạn tin vào quyền đó rồi, vấn đề tiếp theo là bạn sử dụng quyền ấy thật hiệu quả (để lần sau người ta còn trao cho bạn quyền đó nữa). Không có cách nào hiệu quả bằng cách bạn hãy tin vào những điều mình nói.




2. Bạn TIN VÀO ĐIỀU ĐÓ: Niềm tin đóng vai trò quan trọng khi bạn muốn trình bày một vấn đề nào đó. Không chỉ tự tin vào bản thân mình mà bạn còn phải tin vào những điều bạn sắp nói. Tin vào nó, bạn mới có tự tin để thuyết phục người khác tin nó. Nếu bạn còn chưa chắc chắn hay còn chưa rõ, đừng nói, dù cho bạn có quyền đó. Vì khi đó mỗi lời bạn nói ra, sẽ là một con dao đâm ngược trở lại bạn.
Bạn đang là một giám đốc đang trình bày về kế hoạch tháng tới của công ty, bạn phải tin rằng kế hoạch đó là khả thi, là thích hợp, là động lực để công ty phát triển. Bạn tin tưởng như thế, nhân viên cũng sẽ tin tưởng như thế. Bạn tin tưởng như thế, bạn sẽ không thể chịu được cảm giác nhân viên không có lòng tin vào kế hoạch đó và bạn sẽ tìm mọi cách để nhân viên chịu tin và thế là nhân viên của bạn đã bị (được) bạn thuyết phục.
Bạn là một giáo viên, bạn tin tưởng vào những hiện tượng, những định luật, những công thức mình đang giảng dạy. Trong khoa học có thể có sự nghi ngờ nhưng trong giảng dạy mọi thứ phải chắc chắn. Bạn tin và hiểu những kiến thức đó thì học sinh mới có thể tin và hiểu sơ sơ. Bạn tin tưởng chắc chắn và hiểu rõ ràng một cách chắc chắn thì học sinh sẽ tin và hiểu thật sự. Ngược lại, sẽ là một sự nguy hiểm khi một ông giáo đứng trên lớp mà còn chưa tin vào những điều mình giảng dạy. Đó không dừng lại ở sự lố bịch mà còn là mối nguy “ngu cả một thế hệ” (Mr. Long)
Tôi có một ví dụ thế này: bạn hãy nói Mặt trời mọc ở đằng Đông. Rất dễ đúng không? Không chỉ đơn giản là thói quen mà còn là vì bạn tin vào điều đó. Còn bây giờ hãy thử nói: Mặt trời mọc ở đằng Tây… Ngượng ngùng phải không? Vì sao thế? Vì bạn chưa tin điều đó. Nhưng nếu giả sử bạn leo lên con tàu vũ trụ và bay ngược hướng tự quay của trái đất, bạn sẽ thấy mặt trời mọc ở đằng tây. Lúc ấy bạn sẽ nói điều đó thật dễ dàng.
Tôi còn nhớ khi tôi đi làm cho chương trình “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”, ông giám đốc Wrigley Vietnam đã yêu cầu chúng tôi phải nhai sing gum trong suốt buổi họp để chúng tôi tin rằng “Nhai sing-gum giúp tăng 40% lượng oxy lên não và có ích cho tập trung” (không có ý quảng cáo đâu nhe!!! Nhưng nếu Wrigley chịu trả tiền thì tui cũng lấy
icon_biggrin.gif
) để vài ngày sau đó, chính chúng tôi sẽ đi nói cho các em học sinh THPT và sinh viên các trường ĐH về điều đó.
Bạn hãy tin vào những điều bạn sắp sửa nói. Nếu chưa tin, hãy làm mọi cách để có thể tin nó. Nếu vẫn chưa tin, đừng nói nữa. Nói nữa, bạn sẽ không tự tin đâu và chắc chắn bạn không thể thuyết phục mọi người tin bạn. Bài nói của bạn sẽ là một sự khủng hoảng. Và sau khi đã tin, hãy tìm cách nói để người khác tin bạn. Đó là vấn đề kỹ thuật thôi mà phải không? Một khi bạn đã tin, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ có cách làm cho người khác tin.

3. Bạn THA THIẾT MUỐN NÓI điều đó.
Có biết vì sao tôi lại viết bài này không? Mặc dù tôi biết rằng, có không đến 20 người đọc được bài này và chưa chắc đến một nửa trong số đó tin vào những gì tôi viết. Nhưng tôi vẫn viết, vì tôi tin vào những điều này và tôi THA THIẾT muốn nói cho mọi người biết những gì tôi tin.
Tôi dùng từ tha thiết, chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy giống như tôi đang năn nỉ mọi người, làm ơn hãy nghe tôi nói đi. Không, tôi tha thiết mong muốn mọi người hãy nghe tôi nói bởi vì tôi biết rằng điều đó đúng, tôi tin nó và tôi muốn nói cho mọi người biết để mọi người tin nó. Điều đó thật sự thôi thúc tôi phải nói, phải tìm cách để truyền tải được những điều ấy đến cho mọi người.
Trở lại với người giám đốc muốn phổ biến kế hoạch cho nhân viên của mình. Tại sao ông ta phải làm như vậy? Tại vì ông ta muốn nói cho nhân viên biết, muốn họ hiểu, muốn trao đổi với họ, muốn họ làm theo những gì ông ta nói. Đó là động lực khiến ông ta cảm thấy thôi thúc, buộc phải nói với họ, buộc phải tìm ra những cách thích hợp để nhân viên của ông ta hiểu được kế hoạch đó.
Hay nói về người giáo viên, vốn tự tin vào quyền được nói và kiến thức của mình, nhưng cần hơn hết, đó là sự khao khát muốn được truyền thụ kiến thức của mình cho học sinh. Chính điều đó tạo nên niềm say mê trong giảng dạy, tạo nên động lực khiến người giáo viên phải liên tục tìm tòi những phương thức giảng dạy mới để sao cho học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng đó.


Lời khuyên thứ 3 này thật sự quan trọng. Tôi đã từng đi dự nhiều buổi thi thuyết trình và nhận ra một điều: có những bạn không có giọng nói hay, không có ngoại hình bắt mắt, không có nhiều thủ thuật khi thuyết trình nhưng tôi vẫn hiểu và bị thuyết phục bởi những gì các bạn ấy nói bởi vì tôi cảm nhận được sự tha thiết muốn nói, sự nhiệt huyết trong mỗi lời nói của họ.
Sự tha thiết được nói ấy xuất phát từ một tấm lòng muốn chia sẻ với mọi người, muốn cùng mọi người thực hiện những điều đó, muốn mọi người cùng tin vào điều đó.. Điều này hoàn toàn khác với sự khoe khoang kiến thức, chứng tỏ ta đây biết nhiều hơn mọi người, khác với lối dạy đời, kẻ cả. Tha thiết muốn nói, chính là xuất phát từ một trái tim nhiệt huyết, cùng tìm đến cái Chân - Thiện - Mỹ. Cá nhân tôi không thích động cơ vật chất nhưng nếu các bạn cảm thấy điều đó phù hợp thì tôi cũng không phản đối gì. Nhưng trên hết, đừng bỏ quên tiếng nói trái tim của bạn, bởi nó chính là động cơ vĩnh cửu loại 3 đấy!!!
Vậy thì, trước khi bạn nói chuyện trước đám đông, nếu bạn thật sự không muốn nói, làm ơn hãy tìm cho mình một động lực để nói, còn không, xin đừng bước lên nói trước mọi người. Bởi vì có thể bạn có quyền được nói, bạn tin vào điều đó nhưng thiếu một trái tim nhiệt huyết, lời nói của bạn sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Và cử toạ chỉ có thể nghe mà không thể hiểu được những gì bạn nói. Tôi cam đoan hơn một nửa số người sẽ ngủ gục tại chỗ và nửa còn lại sẽ ra về khi bạn đang nói.
Vậy là xong 3 lời khuyên. Tôi viết không hay, dạo này thật sự viết rất kém và không có thời gian nhiều để chỉnh sửa câu chữ như trước. Nhưng tôi đảm bảo với các bạn, tôi rất tự tin khi nói những điều này với các bạn. Bởi chính bản thân tôi đã từng thử nghiệm 3 lời khuyên này và đã đạt được những thành công nhất định. Giờ tôi tự tin rằng mình có quyền được nói, tin vào những điều này và tôi tha thiết muốn nói với các bạn những kinh nghiệm này của tôi. 3 lời khuyên này không trực tiếp chỉ các bạn phải làm gì khi nói trước đám đông. Điều đó thực tế sẽ dạy các bạn hoặc chỉ cần để ý các bạn sẽ học được. Nhưng 3 kinh nghiệm này của tôi NÊN là những điều các bạn tâm niệm và nhớ kỹ trước khi nói trước đám đông. Bởi nó sẽ là động lực tinh thần rất lớn giúp bạn thực hiện tốt những gì bạn đã chuẩn bị và đảm bảo cho thành công của một bài nói của các bạn.
Vì vậy trước khi nói trước đám đông hãy đảm bảo rằng, bạn luôn nhớ: Bạn CÓ QUYỀN ĐƯỢC NÓI, bạn TIN VÀO ĐIỀU ĐÓ, bạn THA THIẾT MUỐN NÓI. Chúc thành công!




Nguôn từ Blog TLVK
 

Cua

Thành viên
kỹ năng nói

Kỹ năng nói Nhân cách ứng xử của người nói thể hiện trước hết qua giọng nói: khi vui, khi buồn, khi giận dữ, giọng nói đều chuyển tải rõ nét tới người nghe. Như vậy, khi nói phải gạt mọi ưu fiền riêng tư, tập trung chú ý việc chuyển tải một nội dung có hiệu quả và thể hiện cách ứng xử gây ấn tượng tốt.
Người nói giỏi là người biết cách mở đầu câu chuyện và điều hành luồng thông tin cho phù hợp. Những kỹ thuật nói đcược tập hợp thành năm chữ C:
  • Courteous: lịch sự, nhã nhặn.
  • Correct: đúng, không sai sót.
  • Clear: rõ.
  • Complete: đầy đủ, hoàn chỉnh.
  • Concise: ngắn gọn.
 

golden_age90

Thành viên năng động
Luyện tập kỹ năng nói

Quy tắc 1
40180253-173203sm.jpg
Quy tắc cơ bản và chỉ đạo tất cả những quy tắc khác, đó là bạn phải biết rõ về công việc của mình, làm tốt công việc đó và có thể làm tốt hơn cả những người khác. Điều này dễ hiểu. Bí quyết ở đây là bạn phải không để một ai biết bạn đã vất vả thế nào để làm tốt công việc này. Bạn sẽ phải bí mật học mọi thứ, và đừng để ai biết bạn đang làm những việc đó. Bạn chớ để lộ ra mình đang đọc cuốn sách này, nó như quyển kinh thánh của bạn vậy. Điều quan trọng là trông bạn phải điềm tĩnh và chuyên nghiệp, luôn kiểm soát được tình hình. Hãy bình thản và tự tin làm các công việc thường ngày của mình. Không bao giờ được bối rối và ngừng nghỉ. Tuy nhiên, phải nhắc lại, điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự có khả năng hoàn thành công việc của mình.
Quy tắc 1.1
Để người khác chú ý đến việc của bạn
Trong nhịp sống bận rộn của công việc văn phòng, việc bạn làm rất dễ bị mọi người lãng quên. Bạn thì làm việc quần quật và đôi khi quên mất là phải nâng vị thế cá nhân của bạn cũng như giá trị của bạn trong công việc. Bạn phải làm một điểm nhấn để bản thân mình nổi bật, khi đó người ta sẽ nhận ra tiềm năng thăng tiến của bạn.
Cách tốt nhất để làm điều này là hãy đứng ra ngoài nếp làm việc thường nhật của mình. Nếu bạn mỗi ngày phải làm một loạt những việc lặt vặt và những người khác cũng vậy thì cắm cúi làm thêm những việc tương tự sẽ chẳng mang lại cho bạn điều gì. Nhưng nếu bạn nộp cho sếp một bản báo cáo đề xuất cách thức tăng năng suất làm việc của mọi người, lúc đó bạn sẽ được chú ý đến. Một bản báo cáo tự nguyện là cách tốt nhất khiến bạn nổi bật trong đám đông. Nó thể hiện việc bạn suy nghĩ độc lập và đưa ra sáng kiến. Nhưng bạn không được dùng cách này quá nhiều. Nếu bạn nộp cho sếp liên tiếp hàng tá những báo cáo như vậy thì bạn cũng được chú ý, nhưng lại được chú ý theo cách khác. Vì vậy, bạn phải theo những quy tắc sau:
* Chỉ thỉnh thoảng mới nộp báo cáo
* Cảm thấy chắc chắn rằng báo cáo của mình sẽ có tác dụng, hoạt động tốt hoặc đem lại hiệu quả
* Đảm bảo rằng tên của bạn sẽ được ghi ở chỗ dễ đọc nhất
* Đảm bảo rằng không chỉ sếp của bạn, mà thậm chí sếp của người khác cũng đọc bản báo cáo đó
* Không nhất thiết phải thể hiện ý tưởng bằng một báo cáo, nó có thể là một bài viết trong tờ tin tức của công ty
Một bản báo cáo tự nguyện là cách tốt nhất khiến bạn nổi bật trong đám đông
Tất nhiên, cách tốt nhất để người ta chú ý đến bạn là bạn hãy hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Và cách tốt nhất để có thể hoàn thành xuất sắc công việc là hãy toàn tâm toàn ý vào công việc đó và bỏ qua những việc còn lại. Hiện có hàng loạt những thứ làm lãng phí thời gian nhiều khi ẩn danh dưới tên công việc như bàn chuyện chính trị, buôn chuyện, chơi điện tử, v.v… Những thứ đó không có tác dụng gì cả. Hãy chuyên tâm vào công việc của bạn và làm việc đó với nhiều lợi thế hơn đồng nghiệp. Những người tuân thủ luật chơi phải luôn tập trung. Hãy dồn tâm trí bạn vào công việc, làm thật tốt công việc đó và đừng sao nhãng.
(suu tam)
 

sand_love_sea

Thanh viên kỳ cựu
Kỹ năng nói là kỹ năng cũng tương đối quan trọng . Cần phải có đủ tự tin và nghị lực nữa . Quan trong lắm đấy !
 

NII

Thành viên năng động
cách tốt nhất là xem người nghe như những củ khoai. Bạn sẽ nói trơn tru.
 

quachminh

Thành viên
hi,cái này cần phải tập nhiều,mà đặc biệt nhiều người ngại nói vì 1 phần sợ giọng mình khó nghe,nói ra sợ người khác cười, cách quan trọng là phải sủa những từ mình nói sai
mình có 1 cách, các bạn ngậm bút bi vào rồi tạp nói từ đó nhièu lần sẽ luyện cho luõi các bạn đc nhiu đấy
steroid alternatives
entrenamiento personal
 

vns.lna.lenhutanh

Thành viên mới
bài viết khá đầy đủ, nhưng theo vns thì nó còn nhiều điểm không phù hợp với văn hóa người việt

---------- Post added at 12:44 PM ---------- Previous post was at 12:27 PM ----------

theo vns thì có một số điểm không đúng, nhưng cũng thanks bạn 1 cái vì tinh thần chia sẽ
 

pepsicocola

Thành viên mới
Lý thuyết là như vậy tuy nhiên trong cuộc sống để làm d0ược điều này thì không phải dễ. nó là cả 1 quá trình khổ luyện, trải qua biết bao nhiều thất bại thì mới có được thành công.
Và bởi vì người cưa có câu: "thất bại là mẹ của thành công" vậy nên các mem khi đọc xong bài viết rồi, nếu chưa thực hiện được cũng đừng vội nản nhé! cố lên!!! :)):cuoihaha:
 

thumungprohg

Thành viên năng động
Trong cuộc sống không phải ai cũng tích lũy được kỹ năng nói trước đám đông. Hiiii! Bài viết thật ý nghĩa
 

nguyenduyhieu201

Thành viên mới
theo em nghĩ thì còn 1 yếu tố nữa: đó là bạn phải chứng tỏ cho mọi người biết mình làm được
 

noilalam

Thành viên mới
Trong xã hội ngày nay, việc trình bày vấn đề trước đám đông đã trở thành một việc rất thường xuyên với mọi người. Nhưng đại đa số khi nói trước đám đông thi gần như quên hết nội dung cần nói của mình và quan trọng hơn là không thể truyền tải thông điệp của mình xuống người nghe, khiến người nghe cảm thấy nhàm chán.

Bạn muốn thành công và tạo dựng hình ảnh tích cực cho bản thân?
Bạn muốn mọi người dâng hiến trái tim cho bạn?
Bạn muốn truyền cảm hứng để mọi người phát huy hết tiềm năng bản thân?
Bạn muốn chia sẻ những ước mơ tuyệt vời nhất của mình cho mọi người cùng bạn theo đuổi và biến ước mơ thành hiện thực?
Bạn muốn thăng tiến nhanh chóng trong mọi công việc hay sự nghiệp đang theo đuổi?
Hãy nắm bắt các bí quyết từ diễn giả hàng đầu Việt Nam Quách Tuấn Khanh, để được xem những bài diễn thuyết hay nhất thế giới và nắm bắt cách biến mọi bài trình bày - diễn thuyết của mình thành thông điệp chinh phục lòng người.

NLL trân trọng giới thiệu chương trình hội thảo:
"Bi quyet trinh bay"
Thời gian: 08:30 - 17:00 | 17/03/2013 - 28/07/2013

Địa điểm: Hoa Sen 6, K.S Kim Liên, 7 Đào Duy Anh, HN
 

hieulv318

Thành viên mới
chủ đề này rất hay nhé, nhưng như pepsicocola nói cũng phải tập luyện rất nhiều chứ không dẽ được và muốn tự tin thì phải tập luyện và chuẩn bị kỹ rồi
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
D [KN GIAO TIẾP] Cách trả lời nhanh những câu hỏi khó Kỹ năng thuyết trình 4
D [KN GIAO TIẾP] Cách trình bày để thu nhận phản hồi Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Chuẩn bị cho một bài thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (p3: Phần kết thúc) Kỹ năng thuyết trình 2
Tom [KN GIAO TIẾP] 3S cho một buổi thuyết trình ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (P2: phần chính) Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (p1: chuẩn bị và phần mở đầu) Kỹ năng thuyết trình 4
D [KN GIAO TIẾP] Để có một bài diễn thuyết hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Trở thành người trình bày ấn tượng trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 1
D [KN GIAO TIẾP] Để có một bài diễn thuyết hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Chuẩn Bị Và Trình Bày Nội Dung Thuyết Trình Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Bí quyết để có bài diễn thuyết hoàn hảo Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] 10 bí quyết thu hút sự chú ý của khán giả khi thuyết trình p1 Kỹ năng thuyết trình 2
anhtuan0423 [KN GIAO TIẾP] Khả năng thuyết phục người khác và xử lý tình huống Kỹ năng thuyết trình 4
trangdang [KN GIAO TIẾP] Cải Thiện Kỹ Năng Thuyết Trình - Mr J. Douglas Jefferys Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Thuyết Trình Với Tác Động Hình Ảnh Kỹ năng thuyết trình 2
D [KN GIAO TIẾP] Để giảm bớt những lo lắng khi nói trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 12
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ của đôi tay trong thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 15
trangdang [KN GIAO TIẾP] Dùng Ngôn Ngữ Lưu Loát Với Mr Robert Perfield - P1 : Ngôn Ngữ Cơ Thể Kỹ năng thuyết trình 0
benny [KN GIAO TIẾP] Nghệ thuật điều khiển đám đông Kỹ năng thuyết trình 0
KendyDat [KN GIAO TIẾP] 7 bí quyết cơ bản để trở thành diễn giả Kỹ năng thuyết trình 3
M [KN GIAO TIẾP] Talkshow Thuyết Trình Viên hay Nghệ Sỹ? Kỹ năng thuyết trình 7
Thiên Sứ [KN GIAO TIẾP] Thuyết trình là giao tiếp! Kỹ năng thuyết trình 6
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ thuật và kỹ năng trình bày vấn đề!!! Kỹ năng thuyết trình 0
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bảo vệ luận văn Kỹ năng thuyết trình 1
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Slide nói trước công chúng VNI-Times Kỹ năng thuyết trình 0
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Danh mục các bài viết trong Box Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
_ice_ [KN GIAO TIẾP] Sáu bí quyết để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 3
R [KN GIAO TIẾP] Bí quyết thuyết trình hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 1
R [KN GIAO TIẾP] Bí quyết nói chuyện trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 13
B [KN GIAO TIẾP] Nỗi sợ đám đông Kỹ năng thuyết trình 14
P [KN GIAO TIẾP] 1 vài kinh nghiệm khi thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 6
N [KN GIAO TIẾP] Làm gì để sửa tật nói lắp? Kỹ năng thuyết trình 7
Nguyen_HSU [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng anh . Kỹ năng thuyết trình 0
swynts [KN GIAO TIẾP] chia sẻ kinh nghiệm thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 8
ananchip [KN GIAO TIẾP] "Học cách trò chuyện với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào Kỹ năng thuyết trình 17
trtrungviet [KN GIAO TIẾP] Cách kết thúc bài diễn văn một cách ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 2
N [KN GIAO TIẾP] Thành lập nhóm luyện kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 201
kieuphuong [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bảo vệ luận văn Kỹ năng thuyết trình 3
cobala [KN GIAO TIẾP] Topic: Tư vấn và chia sẻ kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 22
Thiên Sứ [KN GIAO TIẾP] Bí quyết để thuyết trình hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 3
Sóng [KN GIAO TIẾP] Để giao tiếp hiệu quả... Kỹ năng thuyết trình 5

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top