[KN CÁ NHÂN] Đại học có phải là con đường duy nhất?

benny

Thanh viên kỳ cựu
Thời gian này là lúc các sĩ tử đã hoàn thành kì thi đại học của mình, và đang ngày từng ngày chờ đợi kết quả thi, hồi hộp và khấp khởi. Có những nụ cười tươi khoan khoái vì làm được bài, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều khuôn mặt lo âu khi so sánh đáp án không trùng khớp. Mông lung lắm với những sĩ tử ấy, những người cảm thấy rằng bài làm của mình có nhiều lỗi sai, và nguy cơ không đậu gần như chắc chắn. Toát mồ hôi và đặt ra câu hỏi:

Sẽ ra sao...
Nếu....
KHÔNG ĐẬU ĐẠI HỌC?

Như vậy, bạn sẽ làm gì?
- Dùi mài học lại?
- Đi làm?
- Hay một con đường nào khác?

Nhiều người nói rằng đại học với họ là tất cả, không đậu đại học thì cuộc đời họ như rơi xuống vực sâu, chẳng còn gì nữa. Có những người nói rằng chỉ cần họ có quyết tâm, thế nào cũng sẽ đến được đích, đại học chỉ là một trong những con đường mà thôi.Không đậu đại học, có thể sẽ mất đi một cơ hội, nhưng biết đâu sẽ mở ra những cơ hội mới?

Còn [you], ý kiến của [you] như thế nào?
 

Thảo Htt

[♣]Thành Viên CLB
tất nhiên đại học không phải là con đường duy nhất để dẫn đến thành công trong cuộc sống, cũng giống như có rất nhiều con đường nhưng chỉ dẫn đến một đỉnh núi, những con đường khác có thể dài hơn, gồ ghề hơn nhưng như vậy mới là cuộc sống, ko phải lúc nào mọi thứ đều dễ dàng và bằng phẳng, học cách sống là phải học cách chấp nhận tất cả những điều đó.
và các bạn nào không vào được ĐH cũng nên hiểu rằng không phải lúc nào người "xuất phát thấp" cũng là người về đích sau cùng, quan trọng là thái độ của bạn như thế nào trong suốt quãng đường tìm đến thành công của chính cuộc đời bạn.!!! ^^
 

buixuanhai

[♣]Thành Viên CLB
Đi làm? theo con đường khác?
Vậy bạn làm được gì khi trên tay chỉ có mảnh bằng cấp 3? con đường khác của bạn muốn nói là đường gì?
Vậy bạn xem thử bao nhiêu người thành công khi không có bằng đại học, rất ít!
Đó chỉ là ý kiến của riêng mình nên cũng có phần chủ quan!
 

[ tf ]

[♣]Thành Viên CLB
ko đậu đại học, học cao đẳng 3 năm sau liên thông lại đại học. Tốt nhất vẫn nên có 1 cái bằng cấp trong tay vẫn chắc ăn hơn là ko có. Nhiều khi đói, thất nghiệp cầm cái bằng đại học đi xin việc trái ngành người ta còn nhận.:vamohoi:
 

Happy Life

[♣]Thành Viên CLB
Dù biết Đại học không phải là con đường duy nhất. Nhưng nó là con đường ngắn nhất. Như mình, thi ĐH Sư phạm, nếu không đậu được ĐH thì làm sao có thể thực hiện được ước mơ đó chứ.

Năm nay mình thi, chỉ còn biết cố gắng hết sức. Nếu không đậu vào Đại học, mình sẽ học Cao đẳng hoặc thấp hơn nữa, mình sẽ làm mọi thứ có thể vì ước mơ. Chỉ đơn giản là vậy :cuoihaha:

Viết tới đây, làm mình nhớ lại 1 câu đọc được trong sách "Mặt phải": "Mọi thất bại đều tiềm ẩn 1 cơ hội", "Khi 1 cánh cửa đóng lại, 1 cánh cửa khác sẽ mở ra.". Biết đâu với 1 số người việc không đậu Đại học lại là 1 cơ hội to lớn với họ ? Quan trọng là họ có đủ can đảm để đứng lên làm lại, hoặc đi tìm Mặt phải của nó.


 

jimmydang

[♣]Thành Viên CLB
Con đường tới Thành Công Thực Sự là con đường đúng.
Đại học, cao đẳng liên thông, học nghề, đi làm học hỏi kinh nghiệm đều là những cách khác nhau để đạt được những cái mà bản thân mỗi ngưởi mong muốn và đều đi tới Thành Công( Theo định nghĩa của bạn) khi bạn thực sự đã có những điều như:
+ Xác định rõ những thứ mình thích làm, tức là những ngành nghề. Sẽ chẳng có chút hứng thú nào khi làm những việc mà mình không thích và kết quả đi cùng nó là Thành quả dù có cũng chẳng đáng kể. Nhớ lúc jimmy hỏi các bạn mình thích nghành gì, thì những câu trả lời chỉ loanh quanh là: " Thích nghành này nhưng ba má không cho", "Không biết nữa, thấy nhiều người thi nên thi thôi",..... Hỏi 10 người thì 8 người trả lời như vậy rồi. Điều này chứng minh những người Thành Công là rất ít vì đơn giản họ chẳng biết mình muốn gì, hay không giám mơ ước.
+ Nhiệt huyết, quyết tâm và những mục tiêu cần đạt.
+.....
Lúc đó, Đại học tất nhiên không phải là con đường duy nhất vì bạn đã rất thích thú khi được học cái mình muốn dù ở bất kì môi trường nào( Đại học, Cao Đẳng, Trung Cấp). Còn đối với ai rớt đợt này, dù là điểm cao nhưng vẫn không đẻ hay điểm thấp thì hãy xem mình đã thực sự đi theo con đường mình thích chưa, nếu chưa thì có thể việc " Rớt Đại Học" là một cơ hội, vì bạn sẽ được đi theo con đường mình muốn. Cho dù điểm xuất phát có thấp hơn người khác, nhưng lửa trong bạn đã cháy thì không ai có thể chắc rằng bạn sẽ không Thành công ( Lấy ví dụ như: Ông trùm Hoàng Anh Gia Lai thi rớt hai lần Đại Học, thì khăn gói làm ăn với ước mơ làm giàu, nay trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam. Hay, giám đốc Công Ty Trường Hải là một thợ máy với tấm bằng Trung cấp. Dĩ nhiên đây là số ít nhưng là minh chứng điển hình)

 

niem_vui_nho

Thành viên năng động
Theo mình ĐH không phải là con đường duy nhất để thực hiện ước mơ của bạn, bạn vẩn còn con đường CĐ hay trung cấp chuyên nghiệp. Nếu bạn thật sự khao khát bước vào giảng đường ĐH năm nay không đậu thì bạn có thể ôn thi lại, nhưng điều này đòi hỏi bạn phải có ý chí phấn đấu rất lớn vì trong quá trình ôn lại có nhiều áp lực, thử thách đặt ra cho bản thân bạn lắm từ gia đình, bạn bè, xả hội và cả bản thân bạn nửa. Một cách khác là bạn học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng và đại học.
Không phải lúc nào mình muốn là được nếu bạn có ước mơ, bạn khao khát thực hiện ước mơ của mình thì dù ở vị trí nào, hoàn cảnh nào bạn vẩn thực hiện được ước mơ ấy nếu như bạn có sự quyết tâm, sự tỉnh táo, sự kiên trì....và đặc biệt sự chọn lọc những lời khuyên từ gia đình, thầy cô và những người đi trước là rất cần thiết cho bạn.
Mong rằng những bạn đã đậu ĐH hảy cố gắng học tốt để thực hiện ước mơ của bản thân, những bạn chưa đậu ĐH hảy cố gắng đừng quá bi quan " Một người có thể kiên trì đến cuối cùng thật sự là khó. Trên thế giới này, cái thật sự gọi là thất bại lại chỉ có một, đó là : hoàn toàn bỏ cuộc, không muốn tiếp tục nỗ lực."
 

Traucon_n

[♣]Thành Viên CLB
Ở HM em đã từng trả lời câu hỏi này. Nay xin post lại ah:
Traucon_n nói:
đại học không phải là con đường duy nhất để đến được thành công. nhưng đại học lại mở cho mình một con đường vững chắc hơn nhiều. bởi thời nay cái những công ty lớn cần trên mọi mặt là "bằng cấp", là học lực và sau mới là năng lực thực. đó là lý do mà nhiều người dù rất có tài nhưng cái tài ấy bị lãng quên vì họ không được thể hiện mình chỉ bởi vì họ thiếu "bằng cấp". vì vậy, thực tế đại học có cần thiết không cũng không phải là có thể trả lời một cách dễ dàng được. nhưng học đại học không những giúp cho sự nghiệp tương lai mà còn tăng thêm kiến thức cho mỗi người nữa. vậy thì đại học cần hay không?...

Giống như để từ kén trở thành bướm vậy, đó là một chặng đường dài. Nếu không có nỗ lực, không có cố gắng,... thì con bướm dù có ra khỏi cái kén cũng không thể dang rộng đôi cánh để bay lên bầu trời như những gì nó mong muốn được. Tương tự, con người khi không trải qua những khó khăn, những vấp ngã, hay những cung bậc tình cảm thì không thể có được đúng cái sắc màu của cuộc sống và cũng chẳng thể có cơ hội vận hành cái bánh xe của sự chuyển hóa... Chính vì thế, tất cả những anh/chị nếu không may trượt kì thi đại học lần này, thì đừng cảm thấy rằng mọi thứ kết thúc. Thực ra, đó chỉ là một khó khăn trên chặng đường đến với thành công mà thôi. Hãy đừng lên và tiếp tục bước.
Nhưng đại học có phải là con đường duy nhất?
Có những con người, họ không có được cái cơ may để đi đến trường, để được gặp gỡ thầy cô, bạn bè. Nhưng họ vẫn sống, vẫn tồn tại, vẫn thành công và vẫn có thể "hóa bướm". Đơn giản vì họ đã chọn đúng con đường của mình, đã nỗ lực, đã cố gắng.

Vậy, cho em hỏi: Sống với mục đích gì thì gọi là phù hợp? Con đường đi thế nào gọi là thành công? Cuộc sống chỉ là một con đường thẳng hay là những ngã rẽ để ta chọn lựa? Nếu cuộc đời là những ngã tư, ngã ba... thì có phải ai cũng chọn một hướng duy nhất để đi?

P.s Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau,.. chúng ta là người quyết định!
 

ditimconhan

Thành viên
Tri thức có thể đi lên bằng nhiều con đương . Không phải đại học là con đường duy nhất nó chỉ là con đường bằng phẳng nhất mà thôi.
Bạn có thể học có thể đi làm nhưng hãy chọn cho mình con đường dễ dàng nhất ( ai chả muốn như thế ) hehe
 

Thiên Sứ

[♣]Thành Viên CLB
Ở HM em đã từng trả lời câu hỏi này. Nay xin post lại ah:


Giống như để từ kén trở thành bướm vậy, đó là một chặng đường dài. Nếu không có nỗ lực, không có cố gắng,... thì con bướm dù có ra khỏi cái kén cũng không thể dang rộng đôi cánh để bay lên bầu trời như những gì nó mong muốn được. Tương tự, con người khi không trải qua những khó khăn, những vấp ngã, hay những cung bậc tình cảm thì không thể có được đúng cái sắc màu của cuộc sống và cũng chẳng thể có cơ hội vận hành cái bánh xe của sự chuyển hóa... Chính vì thế, tất cả những anh/chị nếu không may trượt kì thi đại học lần này, thì đừng cảm thấy rằng mọi thứ kết thúc. Thực ra, đó chỉ là một khó khăn trên chặng đường đến với thành công mà thôi. Hãy đứng lên và tiếp tục bước.
Nhưng đại học có phải là con đường duy nhất?
Có những con người, họ không có được cái cơ may để đi đến trường, để được gặp gỡ thầy cô, bạn bè. Nhưng họ vẫn sống, vẫn tồn tại, vẫn thành công và vẫn có thể "hóa bướm". Đơn giản vì họ đã chọn đúng con đường của mình, đã nỗ lực, đã cố gắng.

Vậy, cho em hỏi: Sống với mục đích gì thì gọi là phù hợp? Con đường đi thế nào gọi là thành công? Cuộc sống chỉ là một con đường thẳng hay là những ngã rẽ để ta chọn lựa? Nếu cuộc đời là những ngã tư, ngã ba... thì có phải ai cũng chọn một hướng duy nhất để đi?

P.s Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau,.. chúng ta là người quyết định!

Cảm ơn những câu trả lời thực sự rất thực tế của Traucon_n. Chị nghĩ rằng, câu trả lời của em cũng đủ để trả lời câu hỏi mà em nêu ra ở phía dưới.

Sống với mục đích gì thì gọi là phù hợp? Con đường đi thế nào gọi là thành công? Cuộc sống chỉ là một con đường thẳng hay là những ngã rẽ để ta chọn lựa? Nếu cuộc đời là những ngã tư, ngã ba... thì có phải ai cũng chọn một hướng duy nhất để đi?
Cuộc sống không phải là một con đường thẳng và cũng không đơn thuần là một con đường có quá nhiều ngã rẽ ở tất cả các đoạn đường em qua. Nó là một chặng đường dài đan xen cả những đoạn thẳng dài và những khúc quanh co cong quẹo. Sẽ có những lúc nào đó em bắt gặp một ngã ba đường. Nơi đó là khi em phải quyết định chọn cho mình một hướng đi duy nhất. Lúc đó, hãy lắng nghe trái tim và để nó dẫn lối đi cho mình. Khi chị đọc "Tìm lại chính mình", chị nhận ra điều đó. Thực ra, mỗi con người chúng ta ai cũng có những câu trả lời riêng cho những lúc khó khăn nhất. Và chỉ khi nào em lựa chọn cho mình một hướng đi đúng, thì con người em sẽ trở nên thanh thản. Đôi khi, không dễ dàng khi lựa chọn của trái tim lại đi ngược lại những lời khuyên của người khác, hay đi ngược lại những khách quan ước chừng mà người ta tưởng rằng chỉ có một lối đi mặc định. Thi đại học cũng vậy. Con đường đại học là con đường mà bất cứ ai cũng muốn xông pha để tìm cho mình một tương lai tốt hơn, rạng rỡ hơn. Nhưng trong lối đi ấy không có chỗ cho tất cả mọi người. Cứ thử tưởng tượng một con đường có quá nhiều người đi cùng một lúc, thì cũng như những con đường khác, sẽ có kẻ đi trước, người đi sau. Và cũng là một ngã ba, thậm chí ngã tư đường khi bên cạnh đó, còn có rất nhiều hướng đi khác.
Chị nghĩ rằng Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công. Điều đó còn tùy thuộc vào giá trị của hai chữ Thành Công ở mỗi người. Sẽ có những quyết định khó khăn khi phải đối diện với việc mình đã hụt một chân vào cánh cửa đại học. Nhưng điều đó, theo chị nghĩ, mang lại cho em nhiều giá trị, nhiều trải nghiêm, thậm chí nhiều suy nghĩ mà em học được từ thử thách này. Nói như vậy không phải chị không hiểu cảm giác của những người rớt đại học, vì chị cũng đã từng trải qua những cảm giác đó. Hãy tin đi, rồi em sẽ thấy mọi thứ không quá ghê gớm như em tưởng.
Nếu cuộc đời là những ngã ba, ngã tư thì chị nghĩ em phải lựa chọn. Nhưng hãy chọn cách lựa chọn đúng. Vì em không thể đi cùng lúc trên hai con đường, không thể tham lam muốn chọn cái này vừa chọn cái khác. Nếu như thế, em sẽ chẳng trọn vẹn ở nơi nào cả. Hoặc nếu em cứ ngần ngừ chẳng chịu bứoc tiếp, thì đâu đó phía sau em, có những con người sẽ vượt lên và em sẽ có cảm giác bị tụt lại. Chẳng ai muốn vậy cả. Hãy đi tiếp, tin vào sự lựa chọn của mình, hãy nhớ lựa chọn đúng đắn và sau đó, đừng bao giờ nuối tiếc về những gì em đã trải qua. Như vậy đấy! :mimcuoi:
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
Đậu đại học không phải con đường duy nhất nhưng học là con đường duy nhất để chúng ta tiến lên phía trước. Chúng ta chịu ảnh hưởng của quá nhiều người và ít ai nghĩ khác là không học đại học thì không có được cái sơ đẳng để tiến lên ( còn tùy vào giá trị thành công của mọi người )

Có nhiều tấm gương để ta so sánh, nhưng trên hết tất cả họ đều học với tinh thần thích thú và lòng đam mê. Dù họ không có bằng cấp nào. Chúng ta vẫn phải công nhận rằng họ thành công đó thôi.
 

Happy Life

[♣]Thành Viên CLB
Vừa lên Vnexpress đọc được bài viết này, khá hay. Dành cho những anh chị thi chưa đạt được điều mong muốn và cũng để tụi em thoải mái tinh thần hơn :cuoihaha:



Kì thi ĐH-CĐ đã qua, bên cạnh niềm vui của các thí sinh trúng tuyển thì cũng không ít sĩ tử không may trở thành “tử sĩ”. Thế nhưng, con đường công danh sự nghiệp của họ không phải vì thế mà phải dừng lại. Còn rất nhiều những con đường khác đang được bạn trẻ lựa chọn ngoài tấm bằng ĐH.

Đại học – số một hay duy nhất?

Không phải ai cũng có may mắn được bước chân vào cánh cửa ĐH khi cánh cửa đó chỉ vừa đủ cho 1/3 số sĩ tử dự thi. Nhiều bạn đến với ĐH chỉ đơn giản là theo ý muốn của bố mẹ, theo số đông của bạn bè trong khi sức học của mình chỉ có giới hạn. Chính vì thế mà sau khi biết mình rớt, nhiều bạn không cảm thấy buồn chút nào mà lại nhanh chân nộp đơn vào các trường cao đẳng, trung cấp… với hy vọng được học đúng với khả năng và sức lực của mình.


Vũ Hương Liên – một thí sinh Hà Nội chia sẻ tâm sự khi biết mình rớt ĐH: “Mình biết sức học của mình có hạn nhưng vẫn dự thi để bố mẹ vui lòng. Mình nghĩ tùy theo khả năng mỗi người mà lựa chọn cho mình một trường thích hợp, không hẳn cứ ĐH mới giỏi. Nhiều bạn cứ nghĩ là phải học ĐH thì mới có việc làm nên nhất quyết cứ phải thi ĐH mà không lượng được sức mình”.

Cũng như Liên, hiện rất nhiều bạn trẻ đã có cái nhìn thoáng hơn và biết cân nhắc sức học, điều kiện của mình mà chọn cho mình một ngành nghề thích hợp. Học gì thì cũng là để kiếm tiền và cống hiến cho xã hội. Đừng quá chú trọng vào tấm bằng mà hãy quan tâm đến năng lực của bản thân liệu có làm được không, đó là cả một vấn đề.

Tìm cho mình một trường thích hợp

Trước câu hỏi, làm gì khi cánh cửa ĐH khép lại, ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu: “Vào ĐH không phải là con đường duy nhất. Còn rất nhiều cơ hội khác mở ra cho các em. Các em hoàn toàn có thể theo học tại các trường TCCN, các cơ sở đào tạo nghề. Khi các em vững nghề, thì rất dễ kiếm việc làm ổn định. Sau khi đi làm, kiếm tiền các em có thể học cao hơn nữa”.


Vậy vấn đề chỉ còn là bạn lựa chọn thế nào để một lần nữa “thành công” sẽ không trì hoãn với bạn? Thực tế, hiện nay có rất nhiều những chương trình đào tạo đã tạo được uy tín cũng như những khóa sinh viên chất lượng. Điểm đặc biệt là những trung tâm đào tạo này đã có sự chú trọng phát triển những nguồn nhân lực hết sức hữu ích cho xã hội. Đó là nguồn nhân lực mà hiện tại xã hội đang cần và rất cần.


Điển hình có thể kể đến là FPT Polytechnic (Hệ Cao đẳng thực hành thuộc Trường ĐH FPT) – một trong những đơn vị được khá nhiều bạn trẻ quan tâm và đăng ký nhập học.
Theo thầy giáo Quách Ngọc Xuân – Giám đốc đào tạo của FPT Polytechnic thì, khác với nhiều chương trình đào tạo mang nặng tính hàn lâm hiện nay, chương trình của FPT – Polytechnic sẽ nhắm đến đào tạo nghề nghiệp có tính thực tiễn cao với chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của khoảng 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất “khát” cán bộ kinh doanh và chuyên viên CNTT có khả năng đảm đương công việc.


Các chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng dự án (project-based) cho từng học kỳ, và bài tập thực tế (case study) cho từng môn học. Giáo trình bằng tiếng Việt được biên soạn và biên dịch thông qua sự hợp tác xuất bản với các nhà xuất bản quốc tế hàng đầu như McGraw Hill, Pearson, Wiley… giúp sinh viên tiếp cận với tri thức công nghệ cập nhật một cách dễ dàng hơn khi khả năng ngoại ngữ còn hạn chế.
 

hello_iammy

Thành viên
Mình là người đã từng phải trải qua gia đoạn đó, thực sự là rất khủng khiếp [ko phải nói để các bạn bi quan nhưng sự thật là vậy]. Thực sự cho đến bây giờ, đã 2 năm trôi qua những mình vẫn không dám nhớ lại nhưng cũng chưa từng quên.
Ừh thì ai cũng nói đại học không phải là con đường duy nhất, nói thì thực sự rất dễ nhưng có trải qua rồi mới thấy nó khó đến dường nào. Có một thời gian mình đã tự nhốt mình trong nhà, không dám đi đâu,không dám gặp ai, xấu hổ tự tin đến cùng cực, nhưng được cái mình vốn là đứa mau quên và là một người khá lạc quan, nên tuy không quên được nhưng mình vẫn tiếp tục đứng dậy và đi tiếp.
Điều quan trọng là mình phải xác định được mình muốn cái gì và khả năng của mình là ở đâu, nếu bạn muốn tiếp tục con đường học vấn và tự tin là mình có thể chấp nhận mọi khó khăn trên con đường sắp tới thì 1 năm không phải là quá dài đâu bạn ạ, và điều này thì không ai có thể giúp bạn ngoài bạn, bạn là ngươi duy nhất có câu trả lời cho mình. Mình đã có câu trả lời cho riêng bản thân mình và cho đến bây giờ mình vẫn không hối hận với quyết định đó.
Đừng tuyệt vọng bạn nhé, có những chuyện bạn không thể ngờ nó xảy ra vậy mà nó vẫn xảy ra, cách tốt nhất là chấp nhận nó và bước tiếp thôi.
Có thể bạn thấy những điều mình nói hơi lý thuyết và thường thấy rất nhiều trong những cuốn sách dạy làm người, nhưng thực sự đó là những gì mình đã trải nghiệm và đã rút ra được,hi vọng sẽ giúp ích cho ai đó trong thời gian này.
Thân,
 

dothanhvietquynhon

[♣]Thành Viên CLB
Mình nghĩ rằng, những ý của các bạn đã chia sẻ ở trên đã quá đầy đủ để trả lời cho câu hỏi: Đại học có phải là con đường duy nhất không? Mình chỉ có một số ý kiến nho nhỏ muốn góp thêm.
Dân Việt Nam ta nói chung đang bị nặng về quan niệm, hình thức và sĩ diện. Khi đặt ra câu hỏi: Đại học có phải là con đường duy nhất không? là chúng ta ít nhiều ảnh hưởng về quan niệm của nền giáo dục Việt Nam đang càng ngày càng tụt hậu với quan niệm về bằng cấp. Về đổi mới giáo dục Việt Nam, đã có rất nhiều ý tưởng mới đưa ra nhưng rất khó để được chấp nhận, còn những điều được chấp nhận thì tính hiệu quả không cao, khập khiễng.
Ở các nước tiên tiến, đại học là một vấn đề không quan trọng lắm, bởi đó là phổ cập, nhưng cũng có rất nhiều người không chọn con đường đại học mà là học nghề, tự kinh doanh, ... Do mức sống của họ rất cao và sự chênh lệch về bằng cấp là không đáng kể. Người ta đánh giá con người qua hiệu quả công việc và trả lương tương ứng. Còn ở Việt Nam ta thì khác hoàn toàn, đi xin việc ở đâu, làm gì cũng yêu cầu tốt nghiệp đại học chính quy, loại khá trở lên, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm, ... Thật phi lý!? Ai cũng thấy điều đó nhưng chẳng ai dám thay đổi, bởi với cơ chế của chúng ta hiện nay, thay đổi là đồng nghĩa với "bị tẩy chay". Mình luận bàn như vậy một tý, không có nghĩa rằng mình đang phê phán cơ chế của Việt Nam. Mình là một người rất yêu nước, nhưng có những điều trong cuộc sống mình thấy không hợp lý là bàn luận cho vui vậy thôi, chứ chắc chắn rằng chẳng thay đổi được gì.
Với cách giáo dục của ta hiện tại, thì nhiều người quá coi trọng vấn đề học đại học là không có gì phải bàn cãi. Học đại học xong để rồi thất nghiệp, hoặc làm trái nghề, thu nhập thấp, ... thì đại học cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu bạn học nghề, tay nghề cao, làm việc tốt => thu nhập cao, có điều kiện lại học tiếp, nếu bạn muốn đại học thì vẫn có rất nhiều cơ hội cho bạn, thậm chí cả tiến sĩ. Người ta học nghề, hay học trung cấp chưa chắc họ đã kém thông minh, chẳng qua có nhiều lý do mà chưa đủ kiện để học đại học thôi.
Mình làm công tác đào tạo và quản lý HSSV ở trường Cao đẳng nghề hơn 9 năm, hiện nay có rất nhiều HSSV thành đạt, thu nhập cao, mở công ty, doanh nghiệp riêng, hoặc giữ những chức vị cao trong cơ quan, đơn vị làm việc. Về học vị có người đang nghiên cứu sinh nữa đấy, học cao học thì nhiều. Mình nói thật chứ không phải đùa đâu, học sinh của mình làm việc ở TP. Hồ Chí Minh cũng khá nhiều đấy, toàn là giám đốc, oách lắm. Cớ gì cứ phải đại học mới được như vậy.
Bây giờ nếu học đại học ra làm Nhà nước thì lương bằng 1/2, thậm chí 1/3 của một học sinh trung cấp nghề các nhóm nghề "hot" hiện nay như hàn, cắt gọt kim loại, quản trị nhà hàng, khách sạn, ... Và càng làm lâu năm thì lại càng thua xa, bởi làm Nhà nước thì 3 năm lương mới tăng 01 bậc =0.33. Nhưng làm Nhà nước thì giải quyết được khâu "oai". Biết vậy, nhưng đa số các bạn học sinh Việt Nam không chấp nhận được việc thi rớt đại học, cho dù mình học không khá lắm. Phụ huynh thay vì động viên con em mình chọn bậc học, ngành nghề phù hợp thì lại ép phải thi đậu đại học. Mình thiết nghĩ nếu quá kỳ vọng vào con cái, chỉ tạo cho các em áp lực thôi. Nếu nhẹ nhàng khuyên bảo hợp lý thì chắc chắn con em mình sẽ chọn bậc học, ngành nghề phù hợp. Đó là cái khác cơ bản của giáo dục Việt Nam so với thế giới. Theo mình, chúng ta đang càng ngày càng tụt hậu về giáo dục.
Tóm lại, chẳng có gì phải quá quan trong việc học đại học hay không. Hãy chọn con đường nào mà bạn cảm thấy phù hợp với mình nhất. Chắc chắn bạn sẽ thành công.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
T [KN CÁ NHÂN] 10 Điều Có Lợi Của Việc Xác Định mục Tiêu Kỹ năng hoạch định mục tiêu 4
B [KN CÁ NHÂN] Kế hoạch tuần mới Kỹ năng hoạch định mục tiêu 3
T [KN Cá Nhân]Sinh viên mới ra trường cần được giúp đỡ trong việc hoạch định mục tiêu Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
benny [KN CÁ NHÂN] [you] hãy thử lập một ma trận SWOT cho mình nhé! Kỹ năng hoạch định mục tiêu 13
C [KN CÁ NHÂN] Tổng hợp các vấn đề về "mục tiêu trong cuộc sống của bạn". Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
benny [KN Cá nhân] Quốc khánh [you] làm gì? Kỹ năng hoạch định mục tiêu 9
benny [KN CÁ NHÂN] [you] đã có dự định gì cho năm học mới chưa? Kỹ năng hoạch định mục tiêu 43
thewind0407 [KN CÁ NHÂN] Đường vòng để tới đích Kỹ năng hoạch định mục tiêu 4
nhoccan219 [KN CÁ NHÂN] Đích...! Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
_xU_kUt3_ [KN CÁ NHÂN] Điều học từ cuộc sống... Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
bluesea88 [KN CÁ NHÂN] Làm sao tìm được mục tiêu cuộc đời mình? [you] biết không? Kỹ năng hoạch định mục tiêu 86
lecaoson9192 [KN CÁ NHÂN] Người thức khuya dễ giàu hơn Kỹ năng hoạch định mục tiêu 10
benny [KN CÁ NHÂN] [you] làm gì trong năm thanh niên? Kỹ năng hoạch định mục tiêu 16
bachtuocdo [KN CÁ NHÂN] Thói quen nhỏ tạo nên sự hiệu quả trong công việc Kỹ năng hoạch định mục tiêu 2
bachtuocdo [KN CÁ NHÂN]HỎI: Chia sẻ kinh nghiệm đặt MỤC TIÊU SMART??? Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
benny [KN CÁ NHÂN] Viết cuộc đời mình Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
benny [KN CÁ NHÂN] Hãy vẽ chân dung của bạn trong tương lai! Kỹ năng hoạch định mục tiêu 8
bachtuocdo [KN CÁ NHÂN] Rèn luyện Thói quen dậy sớm-Chia sẻ kinh nghiệm Kỹ năng hoạch định mục tiêu 17
KendyDat [KN CÁ NHÂN] Hãy viết mục tiêu năm 2011 của bạn ngay hôm nay Kỹ năng hoạch định mục tiêu 32
benny [KN CÁ NHÂN] Là gì trước Tết? Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
doonyin [KN CÁ NHÂN]Bí quyết tạo nên tài năng Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
bachtuocdo [KN CÁ NHÂN] Nguyên tắc 10000 giờ!!! Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
benny [KN CÁ NHÂN] Hành trang để thực hiện ước mơ nghề nghiệp Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
Z [KN CÁ NHÂN] Chưa bao giờ em thực hiện thành công 1 kế hoạch, em phải làm sao ? Kỹ năng hoạch định mục tiêu 8
K [KN CÁ NHÂN] Kinh nghiệm cho bạn hoàn thành mục tiêu! Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
bachduong [KN CÁ NHÂN] Mục tiêu cuộc đời tôi,xin chia sẻ với mọi người Kỹ năng hoạch định mục tiêu 9
Hoài Niệm [KN CÁ NHÂN] Nguyên tắc hoành thành mục tiêu lớn- [2] Lòng quyết tâm Kỹ năng hoạch định mục tiêu 4
bachtuocdo [KN CÁ NHÂN] ĐẲNG CẤP ẩn sau BÁNH XE THÀNH CÔNG CÁ NHÂN Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
Hoài Niệm [KN CÁ NHÂN] Nguyên tắc để đạt được mục tiêu lớn-[1]Chia nhỏ mục tiêu Kỹ năng hoạch định mục tiêu 11
Hoài Niệm [KN CÁ NHÂN] Chú ý: Danh sách chủ đề đã tạo. Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
bluesea88 [KN CÁ NHÂN] Đặt mục tiêu trong mùa thi. Kỹ năng hoạch định mục tiêu 4
J©uRn€¥ [KN CÁ NHÂN] Năm mới, mindmap mới, tầm nhìn đến 10 năm sau Kỹ năng hoạch định mục tiêu 10
nguyenson [KN CÁ NHÂN] Để đạt được mục tiêu kinh doanh Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
O [KN CÁ NHÂN] Phương pháp 12 bước để đạt được mục tiêu Kỹ năng hoạch định mục tiêu 15
TQV [KN CÁ NHÂN] Phương Pháp Thiết lập Mục Tiêu Cá nhân Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
accessdeny [KN CÁ NHÂN] Kỹ năng lập kế hoạch Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
M [KN CÁ NHÂN] Lựa chọn mục tiêu cuộc đời Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
Hương Trà [KN CÁ NHÂN] 5 câu hỏi khi đề ra mục tiêu cho cuộc đời Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
Hương Trà [KN CÁ NHÂN] Hãy lập danh sách ước mơ cho mình! Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
Hương Trà [KN CÁ NHÂN] Những bí quyết để giữ được nhiệt huyết trong công việc hàng ngày Kỹ năng hoạch định mục tiêu 1
phanminhsang187 [KN CÁ NHÂN] Đặt mục tiêu cho năm mới Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
V [KN CÁ NHÂN] Đường hầm xuyên trái đât. Kỹ năng hoạch định mục tiêu 0
Sóng [KN CÁ NHÂN] Kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời! Kỹ năng hoạch định mục tiêu 9
Lu Song Qing [KN CÁ NHÂN] Lập kế hoạch cho cuộc sống Kỹ năng hoạch định mục tiêu 4

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top