KendyDat
Thanh viên kỳ cựu
Đây là cuốn sách nên đọc trong dịp xuân này.
Tôi sẽ không ngần ngại nói rằng "Thương nhớ mười hai" là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất trong những ngày đầu xuân dịu ngọt này.
Bởi "Thương nhớ mười hai" không chỉ là một cuốn sách, nó còn được ví von là một "cuốn lịch" khắc họa mười hai tháng trong năm - mười hai bức tranh thiên nhiên và văn hóa tuyệt đẹp của những miền quê đất Bắc. Tôi tin rằng ngay cả những con người khô khan nhất khi đọc những dòng văn của nhà văn Vũ Bằng cũng sẽ thấy rung động trước vẻ đẹp diệu kỳ của phong cảnh và con người xứ Bắc được mô tả trong cuốn sách này.
Một người bạn của tôi bảo rằng những năm không về quê ăn Tết được, cứ lật mấy trang của "Thương nhớ mười hai" là anh chỉ muốn khóc. Bởi ẩn sau mỗi câu mỗi chữ là nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa xứ. Thử đọc những dòng sau đây mà xem, phải chất chứa trong lòng một nỗi niềm đau đáu nhớ về quê hương thì mới có thể viết lên những dòng tinh tế thế này: "Lòng người xa nhà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát từ lúc nào không biết. Trông bề ngoài thì không có gì khác lạ, nhưng cầm một cánh hoa khẽ đạp vào thử mà xem: tiếng gỗ kêu nghe mệt mỏi, u buồn, mà nếu gõ mạnh thêm chút nữa, ta sẽ thấy gỗ vỡ tan, để lộ ra tảng mục lỗ chỗ như tổ ong, tiết ra một thứ bụi vàng hanh hao, nhạt nhẽo"
"Thương nhớ mười hai" là một cuốn sách không chỉ hay mà còn đẹp, đẹp trong từng câu văn, đẹp cảm xúc, đẹp tình yêu quê hương... Những ngày này, khi mà từng đợt gió rét đang len lỏi khắp miền Bắc, khi những hạt mưa phùn mùa xuân đang lắc rắc trong không trung, sẽ không gì tuyệt vời bằng được chui vào một tấm chăn bông dày và nhâm nhi những dòng tuyệt bút này của Vũ Bằng. Thật đấy!
- Tựa sách:Thương nhớ mười hai
- Tác giả:Vũ Bằng
- Ngôn ngữ:Tiếng Việt
- Lĩnh vực:Văn hóa - Xã hội
- Năm xuất bản: 2006
- Đơn vị xuất bản: Kim Đồng
- Số trang: 600
- Giá sách: 54.000 VND
Tôi sẽ không ngần ngại nói rằng "Thương nhớ mười hai" là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất trong những ngày đầu xuân dịu ngọt này.
Bởi "Thương nhớ mười hai" không chỉ là một cuốn sách, nó còn được ví von là một "cuốn lịch" khắc họa mười hai tháng trong năm - mười hai bức tranh thiên nhiên và văn hóa tuyệt đẹp của những miền quê đất Bắc. Tôi tin rằng ngay cả những con người khô khan nhất khi đọc những dòng văn của nhà văn Vũ Bằng cũng sẽ thấy rung động trước vẻ đẹp diệu kỳ của phong cảnh và con người xứ Bắc được mô tả trong cuốn sách này.
Một người bạn của tôi bảo rằng những năm không về quê ăn Tết được, cứ lật mấy trang của "Thương nhớ mười hai" là anh chỉ muốn khóc. Bởi ẩn sau mỗi câu mỗi chữ là nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa xứ. Thử đọc những dòng sau đây mà xem, phải chất chứa trong lòng một nỗi niềm đau đáu nhớ về quê hương thì mới có thể viết lên những dòng tinh tế thế này: "Lòng người xa nhà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát từ lúc nào không biết. Trông bề ngoài thì không có gì khác lạ, nhưng cầm một cánh hoa khẽ đạp vào thử mà xem: tiếng gỗ kêu nghe mệt mỏi, u buồn, mà nếu gõ mạnh thêm chút nữa, ta sẽ thấy gỗ vỡ tan, để lộ ra tảng mục lỗ chỗ như tổ ong, tiết ra một thứ bụi vàng hanh hao, nhạt nhẽo"
"Thương nhớ mười hai" là một cuốn sách không chỉ hay mà còn đẹp, đẹp trong từng câu văn, đẹp cảm xúc, đẹp tình yêu quê hương... Những ngày này, khi mà từng đợt gió rét đang len lỏi khắp miền Bắc, khi những hạt mưa phùn mùa xuân đang lắc rắc trong không trung, sẽ không gì tuyệt vời bằng được chui vào một tấm chăn bông dày và nhâm nhi những dòng tuyệt bút này của Vũ Bằng. Thật đấy!
Last edited by a moderator: