[KN KHÁC] Học yêu

mèo mắc ma

Thanh viên kỳ cựu
Khả năng yêu thì ai cũng có. Nhưng “Muốn biết yêu thì phải học”. “Học để hấp dẫn người khác. Học để yêu và được yêu. Học để mang lại hạnh phúc cho người khác và bản thân. Người ta phải học để biết cách giữ được tình yêu dù ở bất kỳ lứa tuổi nào” - Catherine Roig, nhà tâm lý học người Pháp đã nói như thế.

Đây là file ghi âm buổi báo cáo chuyên đề "Học yêu" của tiến sĩ tâm lí Trần Thị Giồng tại NVH Phụ Nữ ngày 20/09/2009

Download here:
http://www.mediafire.com/?n2dtr05mmijhttp://www.mediafire.com/?ngmyttil40m
 

mèo mắc ma

Thanh viên kỳ cựu
Tình yêu: Vui mừng vì sự hiện diện của người khác + xác nhận giá trị và sự phát triển của người đó như chính sự phát triển của mình
CÁC DẠNG TÌNH YÊU
Tình dục
- Chức năng sinh học
- Giải tỏa căng thẳng qua họat động của bộ phận sinh dục
- Một thời bị chối bỏ (Victoria), đến thời ám ảnh về tự do và trở nên vấn đề nan giải
- Duy trì nòi giống

Eros – Ái tình
- Ước muốn tâm lý nhằm tái tạo hoặc sáng tạo qua sự kết hợp với một người mình yêu
- Nhằm thiết lập sự hợp nhất lâu bền (# ước muốn khoái lạc: sex)
- Xây dựng trên sự quan tâm, sự dịu dàng và lòng tốt
- Là sự cứu tinh của sex

Philia: Tình bạn, tình anh em
- Ái tình được xây dựng trên philia
- Là tình bạn phi tính dục giữa hai người
- Cần thời gian để phát triển và đâm rễ
- Không đòi hỏi phải làm gì trừ đón nhận,hiện diện, tán thưởng, thích người khác

Agape – Đức ái huynh đệ
- Tình huynh đệ đại đồng, tình bác ái huynh đệ
- Kính trọng người khác
- Quan tâm, tha thiết lo cho phúc lợi của người khác
- Yêu vô vị lợi
- Không lệ thuộc vào đặc điểm hay hành vi của người mình yêu thương
- Tình yêu có chiều kích tâm linh
(TLH Hiện Sinh - Rollo Reese May)

"Anh/em hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bịnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ để yêu thương và tôn trọng em/anh mọi ngày suốt đời anh/em”

Người ta có thể đọc làu làu câu nói ấy, nhưng bao giờ cũng chỉ hiểu thật sự khi sống với nhau.


Cô nói : bên trên chữ nhẫn là chữ đao, dù tình yêu có cứa tim đau đến tận cùng, thì người ta vẫn phải nhịn để dấn thân và cam kết.

Tình yêu được xây dựng trên philia sẽ tốt hơn, vì khi lựa chọn bạn đồng giới, người ta ko vì nhân phẩm, nhân vị, nhân hiệu mà vì sự hòa hợp của nhân cách. Chính sự hòa hợp đó sẽ giúp giảm thiểu sự nhàm chán tạo ra bởi đặc trưng ổn định của tình cảm, xúc cảm.

Tình yêu cần ý chí để đưa cả 2 đến mục tiêu tối hậu của cuộc đời, nếu không, đó chỉ là ước muốn. Con người có rất nhiều ước muốn, nhưng không phải tất cả đều trở thành hiện thực.

Nếu bỏ qua áp lực về phái tính (người đó đồng giới với ta), ta vẫn muốn người ấy thân và đặc biệt với ta như thế, đó mới là tình yêu.
 

ting

[♣]Thành Viên CLB
Nghe xong đoạn băng của méo, mình tổng hợp lại những gì cô diễn giả chia sẻ:

1. Khi yêu, bạn cần nhớ 2 chữ: nghiêm túc và thận trọng, vì đó là cách giúp bạn tìm đúng đối tượng phù hợp với mình và ít bị sẹo tình cảm hơn. Tình yêu như ly bia, rót mạnh thì sẽ có nhiều bọt (cảm xúc) và ít bia(tình yêu chân thực). Để có tình yêu đẹp thì hãy để tình yêu nhè nhẹ và luôn cho nó "đói", no sẽ chán.

2. Khi yêu người đó, bạn cảm thấy lớn lên về phẩm chất, tài năng trong con người bạn (điều đó nghĩa là bạn đang phát triển). Nếu yêu mà đánh mất hết tiền bạc, học hành thì hãy coi chừng, đó không phải là tình yêu.

3. Trong bạn có ý muốn xây đắp cho người kia, nhưng bạn không hề đánh mất chính mình, bởi mỗi người trong chúng ta có những bản sắc riêng, bạn không thể hy sinh hết cho người khác, tình yêu không phải là ngộp thở mà là nhè nhẹ, khi lên đỉnh cao, khi xuống thấp.

:love::love::love::love::love::love::love::love::love::love:
:danhdau::danhdau::danhdau::danhdau::danhdau::danhdau::danhdau::danhdau:
 

Tin Yêu

Thanh viên kỳ cựu
Yêu mình sẽ yêu được người khác.

Câu này có nhiều nghĩa. Nhưng mình ủng hộ câu nói này.
Khi bạn thực sự quan tâm đến chính bản thân mình, chăm sóc, quan tâm cho bạn thân chu đáo, cẩn thận thì cũng giống như bạn đang học cách yêu người khác. Vì khi yêu thương chính bản thân, bạn sẽ luôn dành những điều tốt đẹp nhất, đáng giá nhất cho chính mình....
Có người nói Hãy yêu thương người như chính bản thân mình.

Nhưng như thế nào là yêu đúng? để tránh nhầm lẫn với tình yêu mù quáng?
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Hôm nay mới nghe được file ghi âm.
Thiệt là vui.
Có bạn nào có những thắc mắc về tình yêu không? Đặt câu hỏi ở đây rồi tụi mình cùng nhau giải đáp nhé.
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Tình yêu là một điều gì đó vừa gần gũi vừa bí ẩn mà tất cả mọi người đều tìm kiếm. Cảm xúc yêu thì ai cũng có, khả năng yêu thì ai cũng có. Nhưng đã bao giờ ta được dạy phải yêu như thế nào chưa nhỉ? Hay thậm chí chưa ai nói cho ta biết rằng thế nào gọi là “yêu”.



Đã bao người yêu tha thiết mà cuối cùng kết cục vẫn vô cùng buồn thảm, vậy thì lỗi không phải là ở chỗ họ không yêu, mà ở chỗ họ đã yêu như thế nào.Muốn biết yêu thì cũng phải học.


Tôi thật sự không phải là kẻ giỏi yêu, cũng không có nhiều kinh nghiệm yêu, nhưng tôi chọn cho mình sứ mệnh yêu thương. Bằng một cách nhiệm màu nào đó, tôi hiểu được giá trị của tình yêu trong cuộc sống này.
Bởi vậy, tôi bắt đầu hành trình đi tìm tình yêu thật sự.

Tôi đọc được cuốn sách “Con đường chẳng mấy ai đi” của M. Scott Peck. Đó là một nhà tâm lý trị liệu, và ông viết ra cuốn sách này sau nhiều năm nghiên cứu và chữa trị cho nhiều người. Trong các thân chủ của ông, hầu hết các vấn đề của họ đều có liên quan đến tình yêu (theo nghĩa rộng), khiến họ đau khổ và phát bệnh. Bởi vậy, bạn sẽ nhìn thấy ở đây một cái nhìn rất thực tế, rất khoa học, và cũng rất tổng quát về tình yêu.



Có thể nó sẽ khó đọc một chút, vì có những thuật ngữ chuyên môn, vì có những điều khác hẳn với những điều bình thường bạn được nghe, nhưng xin hãy kiên nhẫn và đọc nó với một tâm trí rộng mở đón nhận. Bạn hãy nghĩ rằng đó không chỉ là một cuốn sách mà bạn đang được gặp một con người uyên bác và khát khao chia sẻ. Sau đó bạn có thể ngẫm nghĩ, cũng có thể quên đi những gì đã đọc, nhưng tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy biết ơn người viết cuốn sách này khi bạn hiểu được những điều tác giả gửi gắm.

Nó chỉ là của bạn khi bạn hiểu và đem những hiểu biết ấy để sống và yêu trong cuộc sống của chính bạn.

Chúc bạn hạnh phúc!

P/s: Cuốn sách khá dài, nên xin được trích đăng thành nhiều kỳ, và trong một số nội dung giới hạn.

---------- Post added at 09:44 AM ---------- Previous post was at 09:40 AM ----------

ĐỊNH NGHĨA TÌNH YÊU
Xin nói ngay rằng tôi vẫn biết mọi cố gắng khảo sát tình yêu đều chỉ là đùa giỡn với mầu nhiệm. Song, dẫu sao, chúng ta cũng sẽ cố khảo sát điều không-thể-khảo-sát được và cố hiểu điều-không-thể-hiểu được. Tình yêu mênh mông quá và sâu thẳm quá, ta không thể nào hiểu hết hay đo lường hết, cũng không thể nhốt gọn vào trong một mớ ngôn từ. Đã hẳn những giòng chữ này sẽ không được viết ra nếu tôi không tin cố gắng của mình có chút gì giá trị. Dù sao, tôi cũng muốn nhìn nhận ngay từ đầu rằng cố gắng của mình - cách nào đó - sẽ vẫn còn khiếm khuyết.

Cũng vì bản tính mầu nhiệm của tình yêu mà, theo tôi biết, chưa từng có ai đã đúc kết được một định nghĩa thỏa đáng tình yêu là gì. Bởi đó khi muốn giải thích tình yêu, người ta chẻ nó ra thành nhiều phạm trù: tình dục, khuynh năng, bác ái, tình yêu trọn vẹn và tình yêu không trọn vẹn, v.v... Ở đây, dù biết rằng không thể nào hoàn toàn thỏa đáng, tôi cũng xin đưa ra một định nghĩa cho tình yêu: Tình yêu là ý chí mở rộng bản ngã ra để cho chính mình hay người khác được trưởng thành hơn về mặt tinh thần.

Trước khi khai triển sâu hơn, tôi muốn chú giải vắn tắt định nghĩa mình vừa giới thiệu. Điều có thể ghi nhận trước tiên: đó là một định nghĩa theo hướng mục-đích-luận (teleology); nghĩa là ý nghĩa của chức năng nằm trong mục tiêu hay hướng đích mà nó phục vụ cho - trong trường hợp này, hướng đích đó là sự trưởng thành tinh thần. Các nhà khoa học thường có khuynh hướng nghi ngờ những định nghĩa có tính mục-đích-luận, và có lẽ đó cũng là số phận của dịnh nghĩa này. Tuy nhiên, tôi đã không đi đến định nghĩa nêu trên bằng một quá trình suy tư đậm nét mục-đích-luận. Thay vào đó, tôi đã đi con đường quan sát thực tiễn tâm thần lâm sàng (kể cả nội quan nữa), một địa hạt mà trong đó định nghĩa tình yêu luôn có tầm rất quan trọng. Sở dĩ thế bởi vì các bệnh nhân thường nhập nhằng lộn xộn về bản chất của tình yêu. Chẳng hạn, một cậu trai nhút nhát đã kể với tôi: “Mẹ cháu yêu cháu lắm. Bà không cho phép cháu đi học bằng xe buýt mãi cho tới năm cuối trung học. Thực ra, cháu đã phải van xin thống thiết lắm mới được bà để cho đi xe buýt. Bà sợ cháu bị này nọ nếu đi về bằng xe buýt. Vì vậy bà lái xe đưa đón cháu mỗi ngày, một việc khá vất vả đối với bà. Thật là mẹ cháu yêu cháu lắm”. Cũng như nhiều trường hợp khác, để chữa trị sự nhút nhát của cậu trai này, cần phải giúp đương sự hiểu rằng bà mẹ anh ta được thúc đẩy bởi một cái gì khác đúng hơn là tình yêu, và rằng có những cái xem ra có vẻ là tình yêu lại thường không phải là tình yêu chi cả. Chính từ kinh nghiệm này mà tôi đã thu thập rất nhiều ví dụ điển hình về những hành động xuất phát từ tình yêu và những hành động xem ra không phải bởi tình yêu. Có thể xem mục đích mà người ta hướng đến (một cách ý thức hay vô thức) như một trong những nét phân biệt chủ yếu để nhận ra hành động của họ có phải là tình yêu hay không.

Thứ đến, có thể thấy rằng theo định nghĩa nêu trên, tình yêu là một tiến trình luân lưu kỳ lạ. Vì tiến trình mở rộng bản ngã là một tiến trình đi lên. Khi một người mở rộng được vòng đai giới hạn của mình, người ấy đã lớn lên. Vì thế hành vi yêu thương là một hành vi thăng tiến chính bản ngã ngay cả khi mục đích của nó là sự trưởng thành của người khác. Chính nhờ vươn tới trưởng thành mà chúng ta trưởng thành.

Thứ ba, trong định nghĩa duy nhất về tình yêu ấy có bao hàm cả tình yêu đối với chính mình lẫn tình yêu đối với người khác. Vì tôi là người và bạn là người, nên tôi yêu người có nghĩa là yêu cả tôi lẫn bạn. Dấn thân cho cuộc phát triển nhân linh chính là dấn thân cho cả chủng loại mà chúng ta là phần tử, và vì thế đó là phụng sự cho cuộc phát triển của mình lẫn người. Thật vậy, như đã thấy, chúng ta không thể yêu một ai khác nếu như không yêu chính mình, cũng hệt như chúng ta không thể dạy con cái mình sống kỷ luật nếu chính chúng ta không sống kỷ luật trước. Trong lãnh vực tinh thần, không thể có chuyện nhịn phát triển mình để người khác được phát triển; không có ai lớn lên hơn được nhờ ở sự khựng lại của bạn đâu. Chúng ta không thể sống phóng túng mà đồng thời vẫn có thể mực thước và qui củ trong việc săn sóc người khác. Làm sao chúng ta có thể thông truyền sức mạnh nếu chính chúng ta không dinh dưỡng sức mạnh của mình. Trên hành trình khám phá bản tính tình yêu, tôi tin rằng rồi sẽ đến lúc chúng ta thấy rõ yêu người và yêu mình không chỉ song song như bóng với hình mà rốt cuộc đó chính là hai thực tại trùng khít không còn phân biệt được nữa.

Thứ tư, hành động mở rộng vòng đai giới hạn mình ra luôn đòi nỗ lực. Người ta chỉ có thể mở rộng các giới hạn bằng cách đẩy chúng ra xa và hành vi đẩy này đòi phải có nỗ lực. Khi chúng ta yêu một ai đó, tình yêu của ta chỉ đích thực khi nó được chứng tỏ bằng cố gắng - có thể chỉ là cố gắng bước tới thêm một bước nữa, nhưng có khi đó là cố gắng lội bộ thêm cả dặm đường. Tình yêu không êm ái nhàn nhã. Trái lại, yêu là dốc sức, là nhọc nhằn.

Cuối cùng, khi định nghĩa “tình yêu là ý chí...”, tôi muốn vượt lên trên sự phân biệt giữa ước muốn và hành động. Ước muốn không nhất thiết phải được chuyển hóa thành hành động. Sự khác biệt giữa hai đàng cũng giống như sự khác biệt giữa lời nói rằng “tôi thích đi bơi tối nay” và “tôi sẽ đi bơi tối nay”. Mọi người chúng ta, cách nào đó, đều ước muốn yêu thương, nhưng thực sự thì nhiều người không đang yêu thương. Vì thế tôi cho rằng ước muốn yêu tự nó không phải là tình yêu. Tình yêu là cái gì năng động, là một hành động của ý chí - nghĩa là, gồm cả ý hướng lẫn hành động. Ý chí cũng bao hàm sự chọn lựa. Không ai bắt chúng ta phải yêu. Chúng ta yêu vì chúng ta chọn như thế. Nhiều khi chúng ta tưởng mình đang yêu tha thiết song kỳ thực chúng ta không đang yêu - thì tựu trung đó cũng bởi vì chính ta chọn “không yêu” và do đó không đang yêu thực, bất kể chúng ta có những ý hướng tốt lành nào đi nữa. Đàng khác, bất cứ khi nào chúng ta thực sự dốc sức phục vụ cho sự trưởng thành nhân linh, thì đó là vì chúng ta đã chọn làm thế: chúng ta đã chọn yêu thương!
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
Làm sao định nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Cầm dao kề cổ: Yêu hay chết !
Gật đầu cái rụp...thế là yêu

Chân thành, cảm thông và nghiêm túc là những thứ cần thiết nhất cho một tình yêu vững bền
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
PHẢI LÒNG:dacy:

Trong số các ngộ nhận về tình yêu, ngộ nhận phổ biến nhất và sâu đậm nhất là tin rằng: “phải lòng” là yêu hay ít nhất nó cũng là một trong những biểu hiện của tình yêu. Đây là một ngộ nhận tế nhị và thâm sâu, vì phải lòng có nhiều nét khiến người ta tưởng như đúng là tình yêu thật. Khi một người phải lòng, chắc chắn điều mà người ấy cảm thấy là “tôi yêu nàng” hay “tôi yêu chàng”. Nhưng có hai vấn đề có thể thấy rõ ngay: Một là, phải lòng bao giờ cũng là một kinh nghiệm liên quan chuyên biệt đến tình dục và giới tính. Chúng ta không phải lòng con cái chúng ta, mặc dù chúng ta thương yêu chúng sâu sắc. Chúng ta không phải lòng các bạn cùng phái (trừ khi ta có khuynh hướng đồng tính luyến ái) - mặc dù chúng ta có thể rất ân cần quan tâm đến các bạn mình. Hai là, phải lòng là một kinh nghiệm rất tạm bợ, chóng qua. Dù ta có phải lòng ai đi nữa, chẳng chóng thì chầy, ta sẽ thấy “hết yêu” khi mà mối quan hệ kéo dài đủ một mức nào đó. Tôi không có ý nói rằng bao giờ chúng ta cũng sẽ hết yêu người mà chúng ta đã phải lòng. Điều tôi muốn nói là: cái cảm xúc yêu bồng bột vốn là đặc điểm của kinh nghiệm phải lòng ấy bao giờ cũng trôi qua. Niềm rạo rực lãng mạn nào rồi cũng lắng xuống, tàn phai.

Để hiểu bản chất của hiện tượng phải lòng và sự chấm dứt bất khả kháng của nó, rất cần phải hiểu bản chất của cái mà các nhà tâm thần học gọi là những vành đai bản ngã.


Theo những gì chúng ta phát hiện được qua các chứng cứ gián tiếp, đứa trẻ mới sinh trong vài tháng tuổi đầu tiên xem ra không hề phân biệt giữa bản thân nó và thế giới xung quanh. Khi nó nhúc nhích tay chân là cả thế giới nhúc nhích. Nó đói nghĩa là cả thế giới đói. Khi nó nhìn mẹ nó cử động thì cơ hồ như chính nó cử động. Khi mẹ nó hát ru, nó không biết rằng chính nó thì không đang hát. Đứa bé không thể phân biệt giữa mình với chiếc tua nôi, với căn phòng và với cha mẹ nó. Nó và thế giới là một. Không có vành đai, không có chia cách. Không có cá thể tính (identity).

Nhưng với kinh nghiệm, đứa bé bắt đầu cảm nghiệm được chính nó như một hữu thể phân biệt với thế giới xung quanh. Khi nó đói, không phải mẹ nó luôn luôn có mặt để cho nó bú. Khi nó muốn chơi, không phải bao giờ mẹ nó cũng hưởng ứng. Rồi đứa bé còn kinh nghiệm thấy những ước muốn của mình không phải là những ý muốn của mẹ. Ý muốn của đứa bé được cảm nghiệm như một cái gì tách biệt khỏi thái độ và cử chỉ của mẹ nó. Một cảm thức về cái “tôi” bắt đầu thành hình. Người ta tin rằng chính mối quan hệ hỗ tương này giữa đứa bé và người mẹ là mảnh đất nảy sinh và phát triển cảm thức về cá thể tính nơi đứa trẻ. Người ta cũng quan sát thấy rằng khi mối tương quan giữa người mẹ với đứa trẻ bị cản ngại nghiêm trọng (chẳng hạn trẻ không mẹ và không có người bảo mẫu thích hợp, hoặc do người mẹ có vấn đề về tâm thần mà không quan tâm săn sóc đứa trẻ...) thì đứa trẻ ấy sẽ lớn lên thành một thiếu nhi rồi thành một người lớn với khiếm khuyết trầm trọng trong cảm thức về cá thể tính.

Khi đứa trẻ nhận ra ý muốn của nó là của riêng nó chứ không phải của thế giới xung quanh nó cũng bắt đầu có những phân biệt khác nữa giữa nó và thế giới. Đứa bé hiểu rằng giữa cánh tay và ý muốn của nó có mối liên hệ với nhau, như vậy cánh tay ấy là của nó chứ không phải của cái gì khác hay của ai khác. Bằng cách này, trong năm đầu tiên của cuộc đời, chúng ta biết một cách cơ bản mình là ai và mình không là ai, mình là gì và mình không là gì. Đến khoảng tròn một tuổi chúng ta biết và phân biệt được tay, chân, đầu, lưỡi, mắt... của mình và thậm chí ta biết cái nhìn của mình, tiếng nói, ý nghĩ của mình, cơn đau bụng của mình, cảm xúc của mình. Chúng ta biết kích thước và giới hạn của thân thể mình. Những giới hạn ấy là những vòng đai của chúng ta. Và sự nhận hiểu những giới hạn ấy trong tâm trí chúng ta chính là cái mà ta gọi: vành đai bản ngã.

Quá trình phát triển vành đai bản ngã là một quá trình tiếp tục xuyên suốt tuổi ấu thời, qua tuổi thanh niên và thậm chí đến cả tuổi trưởng thành. Song những vành đai hình thành muộn hơn sẽ thuộc tâm lý nhiều hơn thể lý.

Bên trong những vành đai ấy là cả một nỗi cô đơn
. Một số người - đặc biệt những người mà các bác sĩ tâm thần gọi là “mắc chứng tảo điên” - do bị trải qua những chấn động tâm cảm trong tuổi ấu thời, họ đi đến cảm nhận rằng thế giới xung quanh mình là một cái gì nguy hiểm vô phương hóa giải, một cái gì thật tởm gớm, hỗn độn và vô bổ. Đối với họ, các vành đai bản ngã là những thành lũy bảo vệ họ, và họ cảm thấy được an toàn trong nỗi cô đơn. Nhưng với đa số người ta thì cô đơn là đau khổ, và họ cố thoát ra khỏi những rào chắn của các đặc điểm cá thể - để có thể liên kết nhiều hơn với thế giới bên ngoài mình. Sự phải lòng là một trường hợp thoát ra như vậy, và thoát ra chỉ một cách tạm bợ. Cốt lõi của hiện tượng phải lòng là sự sụp đổ bất ngờ một phần vành đai bản ngã của đương sự, cho phép đương sự hoà lẫn cá thể tính của mình với cá thể tính của người kia. Kèm theo cuộc sụp đổ các vành đai bản ngã là sự bất thần mở ngõ chính mình, là “tia lửa điện” từ mình nổ ra “bắn” về phía người ấy, là nỗi cô đơn đột nhiên tan biến... Tất cả những điều ấy được phần đông chúng ta cảm nghiệm như một niềm hoan lạc. Giờ đây tôi và người ấy là một; tôi không còn cô đơn nữa!

Xét theo một vài khía cạnh thì phải lòng là một hành vi hoài niệm. Cảm nghiệm hòa lẫn chính mình với người yêu, cách nào đó, là dư âm vọng lại từ thuở ấu thời trong đó đứa trẻ hoà lẫn với mẹ nó. Trong cuộc hòa lẫn này, chúng ta cũng kinh nghiệm lại cảm thức toàn năng mà chúng ta đã phải giũ bỏ trên hành trình bước ra khỏi tuổi ấu thơ. Bây giờ thì mọi sự lại trở thành có thể! Liên kết với người ta yêu, ta cảm thấy mình có thể vượt qua mọi cản trở, chúng ta tin rằng sức mạnh của tình yêu chúng ta sẽ khuất phục mọi trở lực và làm chúng tiêu tan. Mấy sông mấy núi ta cũng vượt qua được. Tương lai là cả một trời hồng lồng lộng. Những hoang tưởng ấy nơi ta khi ta phải lòng cũng thiết yếu giống với những hoang tưởng hồi ta còn là đứa bé lên hai - một đứa bé nghĩ rằng mình là chúa tể trong gia đình và quyền lực của mình là vô giới hạn.

Như thực tại đã chặn đứng sự hoang tưởng toàn năng của đứa trẻ lên hai, chính thực tại cũng sẽ chặn đứng mối thống nhất vốn đang kỳ thú giữa hai kẻ phải lòng nhau. Sớm hay muộn, do phải đương đầu với những vấn đề của cuộc sống thường ngày, cái tôi của mỗi cá nhân sẽ tự khẳng định trở lại. Nàng thích đi xi-nê, chàng thì không. Nàng muốn nói về công việc của nàng; chàng thì muốn nói về công việc của chàng. Nàng không thích các bạn của chàng; chàng không thích các bạn của nàng. Thế là cả hai, mỗi người trong riêng cõi lòng mình, bắt đầu nhận ra cái thực tế phũ phàng rằng mình và người ấy đã không nên một như mình tưởng, rằng giữa mình và người ấy vẫn còn ngổn ngang những dị biệt về sở thích, về khẩu vị, về các thiên kiến và về nhiều thứ khác... Thế rồi lần lượt, một cách từ từ hay một cách bất thần, các vành đai bản ngã nổi lên sừng sững trở lại. Và một cách từ từ hay bất thần, họ chấm dứt phải lòng. Họ lại trở lại hai cá thể tách biệt. Và chính tại mốc điểm này họ bắt đầu hoặc tháo gỡ mọi ràng buộc quan hệ hoặc bước vào lãnh giới của tình yêu đích thực.

Nói “đích thực”, vì tôi muốn hàm ý rằng cái cảm tưởng mình đang yêu khi mình phải lòng hoàn toàn là một cảm tưởng sai lầm - cái cảm tưởng chủ quan ấy chỉ là một ảo tưởng. Việc khảo sát đầy đủ về tình yêu đích thực sẽ thuộc phần sau trong chương này. Tuy nhiên, khi nói chính lúc hai người hết phải lòng nhau là lúc họ có thể bắt đầu thực sự yêu nhau, tôi muốn nói rằng tình yêu đích thực không hề có dây mơ rễ má nào với một “cảm tưởng đang yêu”. Trái lại, tình yêu đích thực thường xảy ra trong một bối cảnh vắng bóng cảm tưởng yêu, khi mà chúng ta có thể hành động một cách đầy yêu thương cho dẫu không cảm thấy yêu chi cả. Dựa theo định nghĩa tình yêu mà chúng ta đưa ra ngay từ đầu, thì kinh nghiệm phải lòng không phải là tình yêu đích thực vì một số lý do như sau:

Phải lòng không phải là một hành động của ý chí. Nó không phải là một sự chọn lựa có ý thức.

Thứ đến, phải lòng không phải là một sự mở rộng các giới hạn hay các vành đai bản ngã; nó chỉ là một sự sụp đổ tạm thời và một phần các vành đai ấy thôi.
Việc mở rộng những giới hạn của mình luôn đòi ta phải có nỗ lực; còn phải lòng thì chẳng cần chút nỗ lực nào cả. Những kẻ lười lĩnh và phóng túng cũng dễ phải lòng y như những người cần mẫn và giầu nghị lực. Một khi những khoảnh khắc “huy hoàng” của sự phải lòng đã trôi qua và các vành đai bản ngã đã tái lập lại, người ta có thể chấm dứt được ảo tưởng nhưng thường chẳng thêm được kinh nghiệm. Còn khi các giới hạn được người ta mở rộng ra, chúng thường có quán tính mở ra, mở ra thêm nữa. Tình yêu đích thực sẽ làm phong phú hóa kinh nghiệm của người ta; phải lòng thì không thế.

Phải lòng cũng không có mấy liên quan đến động cơ thúc đẩy phát triển tinh thần của người ta.
Nếu khi phải lòng chúng ta có mục đích gì thì đấy là ta muốn chấm dứt nỗi cô đơn của riêng mình, và có lẽ để được vậy chúng ta nghĩ đến việc tiến tới kết hôn. Chắc chắn là khi ấy chúng ta không quan tâm tới việc phát triển nhân linh. Thật vậy bao lâu còn ở trong tình trạng phải lòng, chúng ta còn cảm thấy rằng mình đã tới đích, rằng mọi tầm cao đã được chinh phục, rằng mình chẳng cần tiến lên thêm và đâu còn chỗ nào cao hơn nữa để mà đi lên! Chúng ta không cảm thấy nhu cầu phát triển, chúng ta hoàn toàn thỏa mãn với vị trí và tình trạng hiện tại của mình. Chúng ta đã về đến bến bình an. Đồng thời ta cũng không thấy nhu cầu phát triển tinh thần đối với người mà ta phải lòng. Trái lại, ta cho rằng nàng (hay chàng) như vậy là đã hoàn hảo. Ví như có nhận ra khuyết điểm nào của nàng (hay chàng), ta cảm thấy đó chỉ là chuyện vặt vãnh hoặc thậm chí “dễ thương”, hoặc khuyết điểm ấy càng tôn thêm vẻ quyến rũ của nàng (hay chàng).

 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
THẦN THOẠI TÌNH YÊU LÃNG MẠN
Để phục vụ hiệu quả cho việc gài bẫy chúng ta vào hôn nhân, có lẽ một trong những đặc điểm của cảm nghiệm phải lòng chính là ảo tưởng rằng cảm nghiệm ấy sẽ kéo dài mãi mãi. Trong nền văn hóa của chúng ta, ảo tưởng này được hậu thuẫn bởi thần thoại rất phổ biến về tình yêu lãng mạn.

Thần thoại này bắt rễ từ những chuyện thần tiên mà ta rất ưa thích hồi còn thơ bé - trong đó chàng hoàng tử và nàng công chúa sau khi nên vợ nên chồng đã sống hạnh phúc với nhau mãi mãi. Thần thoại tình yêu lãng mạn bảo với chúng ta rằng trên đời này mỗi chàng trai đều có duy nhất một công chúa của lòng mình, và ngược lại, chỉ có một nàng cho mỗi chàng với mối tơ hồng đã được se kết sẵn bởi ông tơ bà nguyệt. Khi chúng ta gặp người từ muôn kiếp trước ấy, chúng ta bất thần nhận ra ngay - và đó là tiếng sét ái tình (tức sự phải lòng). Thế là loan phụng đã giao duyên; với cuộc tao phùng lý tưởng này thì không còn ngờ gì nữa, tôi và người ấy sẽ mãi mãi có thể thoả mãn nhau, và sẽ sống hạnh phúc thuận vợ thuận chồng cho đến răng long tóc bạc.

Thế nhưng, nếu rồi xảy đến lúc nhận ra rằng người ấy và tôi không đáp ứng được các nhu cầu của nhau, những bất đồng xảy ra và tiếng sét ái tình bỗng tan loãng mất hút trong thinh không... thì tôi cho rằng rõ ràng mình đã phạm một sai lầm, rằng mình đã đọc sai tín hiệu của ông tơ bà nguyệt, rằng mình đã bắt nhầm tần số, rằng cái mình tưởng là tình yêu ấy thực sự không phải là tình yêu “thật”, và rằng sự thể đã như vậy thì chẳng còn làm gì được hơn là cam chịu sống tiếp đời hôn nhân bất hạnh hoặc làm giấy li dị.

Đành rằng có những thần thoại thật hàm súc ý nghĩa và bất hủ, vì chúng trình bày và chất chứa những chân lý phổ quát ngàn đời, thế nhưng phải nhận rằng huyền thoại tình yêu lãng mạn là một sự bịa đặt khủng khiếp. Có lẽ sự bịa đặt ấy cần thiết ở chỗ nó hậu thuẫn cho sự sống còn của giống loài qua việc ủng hộ và dường như biện minh cho sự phải lòng - vốn là thứ cảm nghiệm gài bẫy chúng ta vào hôn nhân.

Nhưng trong tư cách là một bác sĩ tâm thần, tôi thường xuyên phải day dứt trong lòng vì chứng kiến những éo le và phiền toái mà thần thoại này có phần trách nhiệm. Hàng triệu người đang phung phí biết bao năng lực trong cố gắng điên rồ và vô vọng nhằm ép cái thực của đời sống mình phải am hợp với cái phi thực của thần thoại ấy. Bản chất tình yêu ở đâu và khi nào thì cũng giống nhau, nhưng thực ra thì có nhiều con đường để ta đi đến tình yêu, và tự ta phải bỏ mồ hôi, công sức để kiếm tìm và vun đắp tình yêu của mình chứ không phải do ai đem lại cả.
Có thể lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của thần thoại tình yêu lãng mạn đến các trường hợp bênh nhân của tôi. Chẳng hạn như ông A tiếc rẻ: “Tôi rất ân hận vì hồi ấy đã không cưới cô C. Cô ấy và tôi mà nên vợ chồng thì cuộc hôn nhân sẽ tuyệt vời biết bao. Chỉ tại hồi ấy tôi không cảm thấy mình yêu cô ấy hết lòng và vì thế tôi đã không hoàn toàn tin chắc rằng cô ấy chính là nữ hoàng của lòng tôi. Thật đáng tiếc!”. Trường hợp ông B, cũng kết hôn được hai năm, bắt đầu cảm thấy những cơn nhức đầu như búa bổ thường xảy đến vào buổi tối, nhưng ông không cho rằng những cơn đau đầu ấy có nguồn gốc trong tâm lý. Ông nói: “Đời sống gia đình của tôi khá tốt. Tôi vẫn yêu thương vợ mình như hồi mới cưới. Nàng là tất cả những gì tôi tha thiết nâng niu”. Song những cơn nhức đầu ấy vẫn tiếp tục hành hạ ông suốt một năm nữa - cho đến khi ông nhìn nhận rằng: “Nàng đã làm tôi khốn đốn khi mua sắm đủ thứ mà không hề cân nhắc đến số tiền lương của tôi”. Và ông bắt đầu có được bản lĩnh để tỏ thái độ với lối tiêu pha bừa bãi của vợ mình. Hay trường hợp của ông và bà C không cảm thấy còn yêu nhau lãng mạn và say đắm như buổi đầu nữa; họ không giấu nhau điều đó - và rồi hai người bắt đầu hành khổ nhau bằng sự lén lút theo đuổi những cuộc tình vụng trộm. Cả hai không hề nhận ra rằng sự chấm dứt “yêu nhau kiểu lãng mạn” ấy hoàn toàn có thể là một khởi đầu cho cuộc hôn nhân đích thực thay vì là một dấu chấm cáo chung.

Thậm chí có nhiều trường hợp, đôi vợ chồng khi biết rằng tình yêu du dương trăng mật nơi họ không còn nữa, họ vẫn tiếp tục đảm nhận mối quan hệ với kỳ vọng rằng mình có thể xoay xở để kéo thần thoại ngọt ngào ấy về lại với mình. Họ nói: “Chúng tôi không còn tình cảm lãng mạn đối với nhau, nhưng chúng tôi sẽ cố làm ra vẻ như vẫn còn yêu nhau nồng nàn và rồi biết đâu chúng tôi lại có thể yêu nhau bay bổng như ngày ấy”. Những đôi vợ chồng này xem sự thuận thảo với nhau là điều quan trọng bậc nhất.

Khi họ gia nhập những nhóm trị liệu tập thể dành cho các cặp vợ chồng, họ ngồi với nhau, nói tốt về nhau, bào chữa cho những lỗi lầm của nhau, và tìm cách để tỏ cho các cặp khác thấy rằng họ là một “mặt trận thống nhất”. Họ tin rằng sự liên kết ấy là dấu chỉ chứng tỏ họ có một cuộc hôn nhân khá lành mạnh và là một điều kiện cho phép họ cải thiện hơn nữa cuộc hôn nhân của mình.

Song sớm hay muộn - (và thường là rất sớm) - chúng tôi phải nói với các cặp như vậy rằng họ không nên “tâm đầu ý hợp” với nhau quá như vậy. Nghĩa là họ cần phải tạo một khoảng cách tâm lý giữa nhau trước khi có thể mong giải quyết các vấn đề của họ một cách hữu hiệu. Đôi khi thậm chí cần phải tạo một khoảng cách về thể lý nữa; nghĩa là yêu cầu mỗi đôi vợ chồng ngồi xa nhau ra trong các cuộc trao đổi vòng tròn tập thể. Rất thường xuyên, chúng tôi phải ngăn chặn họ biện hộ cho nhau và bênh vực nhau để chống lại sự cật vấn của nhóm: “Hãy để Mary tự giải thích lấy, John” và “John có thể tự biện minh cho anh ấy, Mary”... Đó là những nhắc nhở mà chúng tôi phải lặp đi lặp lại hoài.

Cuối cùng, nếu họ kiên trì theo đuổi tiến trình trị liệu, tất cả họ đều nhận ra rằng chỉ khi nào mỗi người thật sự chấp nhận bản ngã riêng của mình và bản ngã của người bạn đời mình - và chấp nhận sự cách biệt - thì họ mới có được nền tảng để xây dựng một cuộc hôn nhân trưởng thành và vun vén được tình yêu đích thực.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
lady [KN KHÁC] Làm thế nào để có thể học tốt trên ghế Đại học? Kỹ năng khác 5
D [KN KHÁC] Cách người Mỹ dạy học sinh tiểu học Kỹ năng khác 2
O [KN KHÁC] Tự học và những con số biết nói Kỹ năng khác 2
benny [KN KHÁC] Loạt bài về khóa học làm giàu của hoclamgiau.vn Kỹ năng khác 6
D [KN KHÁC] Kỹ năng Du học Kỹ năng khác 0
auror_1102 [KN KHÁC] Chúng ta học được gì từ thảm họa ở Nhật Bản? Kỹ năng khác 4
trtrungviet [KN KHÁC] Nâng cao các kĩ năng học tập Kỹ năng khác 0
Sóng [KN KHÁC] Kiến thức về tâm lý học Kỹ năng khác 1
TQV [KN KHÁC] Kỹ năng phỏng vấn du học tự túc Mỹ Kỹ năng khác 0
H Tại sao có những người rất thích chỉ trích người khác? Kỹ năng khác 2
H Sự khác nhau giữa lời khuyên tốt và kém Kỹ năng khác 0
H Tập trung vào những điểm khác nhau cho phép tôi hiểu bạn tốt hơn Kỹ năng khác 1
H Những động cơ khác nhau của sự lười biếng Kỹ năng khác 1
H Sự im lặng có vai trò như thế nào khi lắng nghe người khác ? Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Tại Sao Cần Chỉ Dẫn Cho Quản Lý Cấp Cao Về Đánh Giá Huấn Luyện? Kỹ năng khác 0
thien_duong_mau_tim [KN KHÁC] Thế nào là 1 tình bạn chân chính? Kỹ năng khác 1
ythan3 [KN KHÁC] cảnh quê hương tôi Kỹ năng khác 1
ythan3 [KN KHÁC] Nếu chỉ còn một ngày để bạn sống ......... Kỹ năng khác 1
D [KN KHÁC] Luật cư xử với chiếc xe đổ rác Kỹ năng khác 0
ythan3 [KN KHÁC] Mưa quá khứ và hiện tại Kỹ năng khác 2
thien_duong_mau_tim [KN KHÁC] Kỹ năng về tình bạn Kỹ năng khác 7
D [KN KHÁC] Khát vọng của nàng Violet Kỹ năng khác 0
trangdang [Kỹ năng khác] Trưởng thành từ những cuốn sách: 1. Đắc nhân tâm. Kỹ năng khác 4
D [KN KHÁC] Cuộc đời và những vòng tay Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Cải thiện quy trình hiện tại Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Mẹ và cuộc hành trình của bạn Kỹ năng khác 1
D [KN KHÁC] Hãy thử một cách khác Kỹ năng khác 1
nhoccan219 [KN KHÁC] sơ lược về kỹ năng sinh tồn Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Tìm hiểu thực tế Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Đắc Nhân Tâm – Nguyên Tắc Vàng Số 15 Kỹ năng khác 0
benny [KN KHÁC] [you] cùng chia sẻ kỹ năng đi rừng nhé! Kỹ năng khác 9
huxu456 [KN KHÁC] Văn hóa Mỹ và Việt – những khác nhau trong giao tiếp Kỹ năng khác 1
blacksun [KN KHÁC] Trắc nghiệm khuynh hướng tính cách Online Kỹ năng khác 8
D [KN KHÁC] Tránh biến trẻ thành người thủ đoạn Kỹ năng khác 1
lampham [KN KHÁC] hãy đọc và suy nghẫm Kỹ năng khác 0
Happy Life [KN KHÁC] Hòa nhập thành công với môi trường làm việc Kỹ năng khác 12
huxu456 [KN KHÁC] Kỹ năng kiếm tiền của người giàu Kỹ năng khác 0
lampham [KN KHÁC] Sinh viên cần có kỹ năng mềm Kỹ năng khác 0
tangnam2 [KN KHÁC] Kỹ năng mềm - Quyết định 75% sự thành đạt Kỹ năng khác 1
Gio_xinh_091 [KN KHÁC] Luật hấp dẫn của một bề mặt trống Kỹ năng khác 1
lampham [KN KHÁC] Người trẻ Việt giàu hay nghèo? Kỹ năng khác 1
N [KN KHÁC] Bí quyết giúp người nhút nhát tạo dựng mối quan hệ Kỹ năng khác 0
N [KN KHÁC] Trị ''bệnh'' sợ nói trước đám đông Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Doanh nghiệp và trường kinh doanh chống tệ viết sai Kỹ năng khác 0
D [KN KHÁC] Đắc nhân tâm và mẹ Kỹ năng khác 0
benny [KN KHÁC] trangdang chọn đọc bài hay post bài? Kỹ năng khác 21
B [KN KHÁC] Bắt tay trong giao tiếp Kỹ năng khác 0
elsonhoang [KN KHÁC] Làm sao để viết tốc ký ? Kỹ năng khác 4
M [KN KHÁC] Các kỹ năng dành cho sinh viên năm cuối và người mới đi làm Kỹ năng khác 1
_xU_kUt3_ [KN KHÁC] Tình bạn kiểu "Tụ điện" Kỹ năng khác 1

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top