Hôm qua đi học Yoga, và ngồi ngắm nghía bàn tay của mình. Phát hiện ra tay mình không còn mềm như trước, bắt đầu có mấy vết chai sau một khoảng thời gian đi xe máy.
Chợt ngẫm nghĩ về những vết chai…
Nhớ những lần đầu tiên mang giày cao gót mới, lúc nào cũng phải chịu đựng vài ngày đau rát, thậm chí tróc cả da chân. Rồi sau đó vết thương lành, chai dần đi và không còn đau nữa. Phụ nữ làm đẹp tính ra cũng phải chịu đựng nhiều đau đớn và chấp nhận những vết chai.
Những vết ấy xuất hiện như một cơ chế tự thích nghi và bảo vệ, để giúp con người quen dần với những tác nhân mới, và vượt qua đau đớn. Ở những chỗ ấy, da tay dày lên và cứng lại, để ít chịu những tác động từ bên ngoài. Nó sẽ xấu hơn bình thường, nhưng cũng nhờ thế mà nó thực hiện được đúng chức năng của mình.
Trong cuộc sống của mình cũng vậy, qua những vất vả, đớn đau, người ta cũng trở nên mạnh mẽ hơn, để quen dần với chúng, với những đổi thay, để không còn bị ảnh hưởng quá nhiều từ những tác nhân ấy nữa. Sau mỗi lần vấp ngã và vượt qua, con người ta có thêm một bài học, biết chấp nhận hơn và cũng trưởng thành hơn.
Vết chai chỉ có thể hình thành khi nó chấp nhận sự thật và thay đổi chính mình.
Nhưng cũng có khi, những vết chai ấy qua thời gian, trở nên cứng và trơ đi, không còn đủ nhạy cảm để cảm nhận những cảm giác, những gì tinh tế. Nó thô và khô khan. Nó cũng hẫng hụt vì không thể truyền đi những cảm giác từ bên trong ra bên ngoài. Rõ ràng, nắm một bàn tay chai sần thì không thể thích bằng nắm một bàn tay mềm và ấm.
Chợt nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu trái tim con người ta bị chai sạn như thế?
Ta sẽ không còn thấy đớn đau, ta cũng chẳng thể cảm nhận và đồng cảm với nỗi đau của người khác.
Ta sẽ trở nên lạnh lùng và vô cảm. Thậm chí, có thể một ngày nó sẽ biến người ta trở thành người vô tâm, hoặc nhẫn tâm.
Ta sẽ khép mình lại, hoặc cố bảo bọc trái tim yếu mềm bằng một lớp vỏ cứng đến khắc khổ.
Ta sẽ cấm mình rơi lệ hay bộc lộ những cảm xúc yêu thương.
Rồi có thể đến lúc nào đó người ta sẽ quên mất mình là một sinh vật của cảm xúc, và họ đánh mất cái bản chất khiến con người khác với muôn loài khác.
Với trái tim chai sạn, họ sẽ tránh được tổn thương, nhưng cũng chẳng cho mình cơ hội nào để cảm nhận hạnh phúc, để lớn lên và hòa hợp với người khác được nữa.
Nếu điều đó xảy ra, thì sẽ buồn lắm…
Một trái tim thủy tinh thì cứng nhưng dễ vỡ. Nếu là mình, chắc mình phải chọn cho trái tim của mình bằng cao su
. Sự linh hoạt thì bao giờ cũng tốt hơn là sự cứng ngắc, như dòng nước mềm mại mà có thể làm mòn cả đá.
Nghĩ ngợi xa quá rồi, cái tật hay nghĩ lan man của mình…
Vấn đề của mình là làm sao bảo vệ cái tay khỏi bị chai. Vết chai chẳng phải là vĩnh viễn, nên mình có thể xài vaseline để làm nó mất đi. Và đi mua ngay một cái nệm bao cái tay ga của mình…
Hi hi, tự thưởng cho mình một cái nắm tay.
Chợt ngẫm nghĩ về những vết chai…
Nhớ những lần đầu tiên mang giày cao gót mới, lúc nào cũng phải chịu đựng vài ngày đau rát, thậm chí tróc cả da chân. Rồi sau đó vết thương lành, chai dần đi và không còn đau nữa. Phụ nữ làm đẹp tính ra cũng phải chịu đựng nhiều đau đớn và chấp nhận những vết chai.
Những vết ấy xuất hiện như một cơ chế tự thích nghi và bảo vệ, để giúp con người quen dần với những tác nhân mới, và vượt qua đau đớn. Ở những chỗ ấy, da tay dày lên và cứng lại, để ít chịu những tác động từ bên ngoài. Nó sẽ xấu hơn bình thường, nhưng cũng nhờ thế mà nó thực hiện được đúng chức năng của mình.
Trong cuộc sống của mình cũng vậy, qua những vất vả, đớn đau, người ta cũng trở nên mạnh mẽ hơn, để quen dần với chúng, với những đổi thay, để không còn bị ảnh hưởng quá nhiều từ những tác nhân ấy nữa. Sau mỗi lần vấp ngã và vượt qua, con người ta có thêm một bài học, biết chấp nhận hơn và cũng trưởng thành hơn.
Vết chai chỉ có thể hình thành khi nó chấp nhận sự thật và thay đổi chính mình.
Nhưng cũng có khi, những vết chai ấy qua thời gian, trở nên cứng và trơ đi, không còn đủ nhạy cảm để cảm nhận những cảm giác, những gì tinh tế. Nó thô và khô khan. Nó cũng hẫng hụt vì không thể truyền đi những cảm giác từ bên trong ra bên ngoài. Rõ ràng, nắm một bàn tay chai sần thì không thể thích bằng nắm một bàn tay mềm và ấm.
Chợt nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu trái tim con người ta bị chai sạn như thế?
Ta sẽ không còn thấy đớn đau, ta cũng chẳng thể cảm nhận và đồng cảm với nỗi đau của người khác.
Ta sẽ trở nên lạnh lùng và vô cảm. Thậm chí, có thể một ngày nó sẽ biến người ta trở thành người vô tâm, hoặc nhẫn tâm.
Ta sẽ khép mình lại, hoặc cố bảo bọc trái tim yếu mềm bằng một lớp vỏ cứng đến khắc khổ.
Ta sẽ cấm mình rơi lệ hay bộc lộ những cảm xúc yêu thương.
Rồi có thể đến lúc nào đó người ta sẽ quên mất mình là một sinh vật của cảm xúc, và họ đánh mất cái bản chất khiến con người khác với muôn loài khác.
Với trái tim chai sạn, họ sẽ tránh được tổn thương, nhưng cũng chẳng cho mình cơ hội nào để cảm nhận hạnh phúc, để lớn lên và hòa hợp với người khác được nữa.
Nếu điều đó xảy ra, thì sẽ buồn lắm…
Một trái tim thủy tinh thì cứng nhưng dễ vỡ. Nếu là mình, chắc mình phải chọn cho trái tim của mình bằng cao su

Nghĩ ngợi xa quá rồi, cái tật hay nghĩ lan man của mình…

Vấn đề của mình là làm sao bảo vệ cái tay khỏi bị chai. Vết chai chẳng phải là vĩnh viễn, nên mình có thể xài vaseline để làm nó mất đi. Và đi mua ngay một cái nệm bao cái tay ga của mình…
Hi hi, tự thưởng cho mình một cái nắm tay.
