MBTI cho làm việc nhóm
[FONT="]Lâu rồi mới đọc lại topic này, cảm thấy thật thú vị với những chia sẻ của các bạn.[FONT="]
Đúng là những chia sẻ thực tế và bằng chính cuộc sống của mình thì hấp dẫn hơn nhiều so với những bài viết vô hồn copy trên mạng. Và việc học tập thật sự không phải là học để biết thật nhiều kiến thức, mà là tạo được sự liên kết của các kiến thức vào cuộc sống của chính mình. Càng tìm hiểu về MBTI và gắn nó với những vấn đề trong thực tế, mình lại càng thấy nó thú vị. Sự ứng dụng của MBTI có thể đủ cho chúng ta mở ra một loạt bài về khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như lựa chọn nghề nghiệp, tình yêu, lựa chọn phương pháp học tập, làm việc nhóm, bán hàng....
Hôm nay, Sóng trình bày thêm với các bạn về ứng dụng MBTI trong xây dựng và làm việc nhóm.
Trắc nghiệm tính cách MBTI giúp xác định điểm mạnh của mỗi người, xét ở 4 tiêu chí:
-Nguồn năng lượng: hướng nội (I) hay hướng ngoại ( E)?
-Cách tiếp nhận thông tin: cụ thể, chi tiết (S) hay tổng quát (N)?
-Cách ra quyết định: lý trí (T) hay cảm xúc (F)?
-Phong cách hành động: nguyên tắc (J) hay linh hoạt (P)?
Dựa trên 4 nhóm này, người ta có đến 16 kiểu tính cách khác nhau. Mỗi nhóm như vậy lại có ưu và nhược điểm khác nhau, do vậy có thể xảy ra xung đột hoặc cũng có thể trở thành một nhóm cực kỳ mạnh nếu biết kết hợp các thế mạnh của mình và người khác.
Khi đọc một ví dụ dưới đây, các bạn hãy thử liên hệ với một người cụ thể, một trường hợp cụ thể trong thực tế nhé, chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy rất hữu ích và thú vị.
Ví dụ: Người có cách tiếp nhận thông tin khác nhau (S và N) sẽ thường hay hiểu nhầm nhau, vì cùng một sự việc nhưng lại có 2 cách tiếp cận khác nhau. Tương tự, khi truyền đạt thông tin, người S chỉ chú ý đến chi tiết, cụ thể trong khi người N chỉ nhớ được ý nghĩa, tổng quát. Nếu biết kết hợp trong công việc, người S sẽ giúp cho người N cụ thể hóa những ý tưởng của mình và người N giúp người S nhìn nhận thông tin một cách tổng quát hơn.
[/FONT][/FONT]
[FONT="] Hai nhóm ra quyết định Thinking và Feeling cũng vậy. Người F là người tốt bụng và thường được mọi người yêu mến, họ dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc của người khác hoặc sự bất ổn nào đó, nhưng lại không hiểu rõ nguyên nhân của những cảm xúc đó. Bởi vậy, người F thường là người phát hiện mâu thuẫn(vì người T thường thiếu nhạy cảm để nhận ra điều đó), nhưng người T mới là người tìm ra mấu chốt vấn đề và giải quyết mâu thuẫn. Trong thực tế, nhóm người T thường không nghe ý kiến của người F vì cho rằng họ chẳng có lý lẽ rõ ràng, cụ thể nào cả.
Dạng người linh hoạt và nguyên tắc cũng có những khả năng bổ sung tương tự. Người nguyên tắc J thường thích mọi thứ ngăn nắp, trật tự, đi đến cùng mọi việc (kiên trì). Khi có biến cố bất ngờ xảy đến, họ thường rất khó chịu và lúng túng. Trong khi đó, người linh hoạt thì dễ dàng thích nghi với thay đổi, có khả năng dung hòa nhiều góc độ, nhưng lại thiếu sự kiên trì.
Người hướng nội và hướng ngoại cũng có một số khác biệt cơ bản. Người hướng ngoại giao tiếp giỏi, nhanh nhẹn và nhiều bạn, nhưng thường lại thiếu sự sâu sắc, tinh tế và cũng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường. Ngược lại, người hướng ngoại thì thường ổn định hơn, và cũng trầm lắng, sâu sắc hơn, thường ở vị trí hậu trường.
Người ta chia 16 dạng này thành 4 nhóm người đặc trưng:
[/FONT]
[FONT="] 1.Nhóm lý trí (NT): là những người rất lý trí, thường đưa ra các quyết định mang tính hợp lý, tập trung vào mục tiêu, hiệu quả, mang tính chiến lược, logic cao.
2.Nhóm lý tưởng (NF): là những người thường giúp đỡ, ủng hộ, chăm sóc người khác, liên kết mọi người, không thích xung đột, cư xử cảm tính.
3.Nhóm truyền thống (SJ): là những người cụ thể, thực tế, trật tự, thường ngại thay đổi, luôn giữ cho mọi việc theo đúng quy trình, đúng nguyên tắc, thường đáng tin cậy.
4.Nhóm sáng tạo (SP): luôn tìm kiếm sự mới mẻ, thích thay đổi, năng động, có khả năng dự đoán tương lai, rất linh hoạt nên thường không kiên định, không thích gò bó.
Một nhóm muốn phát triển tốt thì cần có cả 4 nhóm người kể trên vì mỗi nhóm có một vai trò nhất định (Nhóm sáng tạo có thể đưa ra những ý tưởng đột phá, mới lại, cùng lúc đó nhóm lý trí có thể suy ngẫm cẩn thận về ý tưởng này, xem xét tính hợp lý, logic của nó. Sau đó, việc thừa hành, thực hiện nên giao cho nhóm người truyền thống. Còn những người lý tưởng thì sẽ thường xông xáo, giúp đỡ mọi người, vui vẻ, thân thiện…).
Hoặc nếu không có đủ 4 nhóm người thì cũng có đủ các cặp tính cách kể trên để có sự bù trừ qua lại cho nhau. (Các bạn có thể tham khảo thêm cuốn sách: Từ trị vì vương quốc đến quản lý công ty của First News, cũng đề cập đến 4 nhóm người này).
[/FONT]
[FONT="] Nhóm lý trí và truyền thống thường làm việc với nhau khá tốt vi đều khá quan tâm đến kết quả công việc. Nhóm sáng tạo và tốt bụng thì lại quan tâm nhiều hơn đến tính sáng tạo và con người, nên điều quan trọng nhất khi làm việc nhóm là khả năng chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân và tìm cách tận dụng các thế mạnh riêng biệt đó để tạo nên kết quả tốt nhất.
Vì mỗi nhóm kể trên có một đặc trưng riêng, do vậy, muốn hiểu rõ về đối tượng khác thì các bạn cần phải đọc thêm và kết hợp các đặc tính riêng biệt lại để hiểu về họ.
Ví dụ, một người Feeling hướng nội và Feeling hướng ngoại có biểu hiện bên ngoài rất khác nhau. Người hướng nội hành động theo cảm xúc cá nhân của mình, họ thường là người mộng mơ nhưng không tỏ ra hòa đồng với tất cả mọi người. Trong khi đó, người hướng ngoại cảm xúc thì lại rất thân thiện với mọi người, thường hoạt náo, cười nói, có khả năng chuyển đổi cảm xúc rất nhanh.
Trong thực tế, chúng ta có xu hướng tìm người giống mình để cùng làm việc. Điều này khiến chúng ta dễ dàng hiểu nhau (cùng cách suy nghĩ), nhưng không tạo nên sự đột phá hoặc những thay đổi mới mẻ cho môi trường học tập, làm việc. Cũng có trường hợp ngược lại, chúng ta bị thu hút bởi những người khác mình, lúc đầu ta thường cảm nhận điều đó rất thú vị. Tuy nhiên, sau một thời gian quen nhau thì lại có những cặp bạn bè - người yêu lại cảm thấy thật khó để hiểu được người bạn của mình, hoặc thường xuyên mâu thuẫn. Tại sao vậy?
[/FONT][FONT="] Nguyên do là: "Giống nhau thì dễ hiểu nhau, khác nhau thì hấp dẫn nhau". Tuy vậy, quá trình thiết lập một mối quan hệ gắn bó cần rất nhiều thời gian để hiểu nhau và đồng thời trân trọng những sự khác biệt. Nên nhớ, mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Xung đột bước đầu là điều tất yếu, nhưng nếu hiểu và biết kết hợp, chúng ta sẽ có được một đôi hoặc một đội nhóm tuyệt vời.
Tuy nhiên, để có thể kết hợp và tạo nên sức mạnh của một nhóm thì bản thân mỗi người trong nhóm phải hiểu rõ thế mạnh và khả năng của mình. Chỉ khi nào có được sự tự tin và độc lập thì người ta mới có thể tin vào mình và tôn trọng sự khác biệt, nhờ đó mới có thể kết hợp với người khác để tạo nên sức mạnh. Nên, hãy tập trung vào điểm mạnh của mình trước, sức mạnh nội tại của mình trước khi hợp tác nhé![/FONT]
[FONT="]Lâu rồi mới đọc lại topic này, cảm thấy thật thú vị với những chia sẻ của các bạn.[FONT="]
Đúng là những chia sẻ thực tế và bằng chính cuộc sống của mình thì hấp dẫn hơn nhiều so với những bài viết vô hồn copy trên mạng. Và việc học tập thật sự không phải là học để biết thật nhiều kiến thức, mà là tạo được sự liên kết của các kiến thức vào cuộc sống của chính mình. Càng tìm hiểu về MBTI và gắn nó với những vấn đề trong thực tế, mình lại càng thấy nó thú vị. Sự ứng dụng của MBTI có thể đủ cho chúng ta mở ra một loạt bài về khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như lựa chọn nghề nghiệp, tình yêu, lựa chọn phương pháp học tập, làm việc nhóm, bán hàng....
Hôm nay, Sóng trình bày thêm với các bạn về ứng dụng MBTI trong xây dựng và làm việc nhóm.
Trắc nghiệm tính cách MBTI giúp xác định điểm mạnh của mỗi người, xét ở 4 tiêu chí:
-Nguồn năng lượng: hướng nội (I) hay hướng ngoại ( E)?
-Cách tiếp nhận thông tin: cụ thể, chi tiết (S) hay tổng quát (N)?
-Cách ra quyết định: lý trí (T) hay cảm xúc (F)?
-Phong cách hành động: nguyên tắc (J) hay linh hoạt (P)?
Dựa trên 4 nhóm này, người ta có đến 16 kiểu tính cách khác nhau. Mỗi nhóm như vậy lại có ưu và nhược điểm khác nhau, do vậy có thể xảy ra xung đột hoặc cũng có thể trở thành một nhóm cực kỳ mạnh nếu biết kết hợp các thế mạnh của mình và người khác.
Khi đọc một ví dụ dưới đây, các bạn hãy thử liên hệ với một người cụ thể, một trường hợp cụ thể trong thực tế nhé, chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy rất hữu ích và thú vị.
Ví dụ: Người có cách tiếp nhận thông tin khác nhau (S và N) sẽ thường hay hiểu nhầm nhau, vì cùng một sự việc nhưng lại có 2 cách tiếp cận khác nhau. Tương tự, khi truyền đạt thông tin, người S chỉ chú ý đến chi tiết, cụ thể trong khi người N chỉ nhớ được ý nghĩa, tổng quát. Nếu biết kết hợp trong công việc, người S sẽ giúp cho người N cụ thể hóa những ý tưởng của mình và người N giúp người S nhìn nhận thông tin một cách tổng quát hơn.
[/FONT][/FONT]
Dạng người linh hoạt và nguyên tắc cũng có những khả năng bổ sung tương tự. Người nguyên tắc J thường thích mọi thứ ngăn nắp, trật tự, đi đến cùng mọi việc (kiên trì). Khi có biến cố bất ngờ xảy đến, họ thường rất khó chịu và lúng túng. Trong khi đó, người linh hoạt thì dễ dàng thích nghi với thay đổi, có khả năng dung hòa nhiều góc độ, nhưng lại thiếu sự kiên trì.
Người hướng nội và hướng ngoại cũng có một số khác biệt cơ bản. Người hướng ngoại giao tiếp giỏi, nhanh nhẹn và nhiều bạn, nhưng thường lại thiếu sự sâu sắc, tinh tế và cũng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường. Ngược lại, người hướng ngoại thì thường ổn định hơn, và cũng trầm lắng, sâu sắc hơn, thường ở vị trí hậu trường.
Người ta chia 16 dạng này thành 4 nhóm người đặc trưng:
[/FONT]
2.Nhóm lý tưởng (NF): là những người thường giúp đỡ, ủng hộ, chăm sóc người khác, liên kết mọi người, không thích xung đột, cư xử cảm tính.
3.Nhóm truyền thống (SJ): là những người cụ thể, thực tế, trật tự, thường ngại thay đổi, luôn giữ cho mọi việc theo đúng quy trình, đúng nguyên tắc, thường đáng tin cậy.
4.Nhóm sáng tạo (SP): luôn tìm kiếm sự mới mẻ, thích thay đổi, năng động, có khả năng dự đoán tương lai, rất linh hoạt nên thường không kiên định, không thích gò bó.
Một nhóm muốn phát triển tốt thì cần có cả 4 nhóm người kể trên vì mỗi nhóm có một vai trò nhất định (Nhóm sáng tạo có thể đưa ra những ý tưởng đột phá, mới lại, cùng lúc đó nhóm lý trí có thể suy ngẫm cẩn thận về ý tưởng này, xem xét tính hợp lý, logic của nó. Sau đó, việc thừa hành, thực hiện nên giao cho nhóm người truyền thống. Còn những người lý tưởng thì sẽ thường xông xáo, giúp đỡ mọi người, vui vẻ, thân thiện…).
Hoặc nếu không có đủ 4 nhóm người thì cũng có đủ các cặp tính cách kể trên để có sự bù trừ qua lại cho nhau. (Các bạn có thể tham khảo thêm cuốn sách: Từ trị vì vương quốc đến quản lý công ty của First News, cũng đề cập đến 4 nhóm người này).
[/FONT]
Vì mỗi nhóm kể trên có một đặc trưng riêng, do vậy, muốn hiểu rõ về đối tượng khác thì các bạn cần phải đọc thêm và kết hợp các đặc tính riêng biệt lại để hiểu về họ.
Ví dụ, một người Feeling hướng nội và Feeling hướng ngoại có biểu hiện bên ngoài rất khác nhau. Người hướng nội hành động theo cảm xúc cá nhân của mình, họ thường là người mộng mơ nhưng không tỏ ra hòa đồng với tất cả mọi người. Trong khi đó, người hướng ngoại cảm xúc thì lại rất thân thiện với mọi người, thường hoạt náo, cười nói, có khả năng chuyển đổi cảm xúc rất nhanh.
Trong thực tế, chúng ta có xu hướng tìm người giống mình để cùng làm việc. Điều này khiến chúng ta dễ dàng hiểu nhau (cùng cách suy nghĩ), nhưng không tạo nên sự đột phá hoặc những thay đổi mới mẻ cho môi trường học tập, làm việc. Cũng có trường hợp ngược lại, chúng ta bị thu hút bởi những người khác mình, lúc đầu ta thường cảm nhận điều đó rất thú vị. Tuy nhiên, sau một thời gian quen nhau thì lại có những cặp bạn bè - người yêu lại cảm thấy thật khó để hiểu được người bạn của mình, hoặc thường xuyên mâu thuẫn. Tại sao vậy?
[/FONT][FONT="] Nguyên do là: "Giống nhau thì dễ hiểu nhau, khác nhau thì hấp dẫn nhau". Tuy vậy, quá trình thiết lập một mối quan hệ gắn bó cần rất nhiều thời gian để hiểu nhau và đồng thời trân trọng những sự khác biệt. Nên nhớ, mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Xung đột bước đầu là điều tất yếu, nhưng nếu hiểu và biết kết hợp, chúng ta sẽ có được một đôi hoặc một đội nhóm tuyệt vời.
Tuy nhiên, để có thể kết hợp và tạo nên sức mạnh của một nhóm thì bản thân mỗi người trong nhóm phải hiểu rõ thế mạnh và khả năng của mình. Chỉ khi nào có được sự tự tin và độc lập thì người ta mới có thể tin vào mình và tôn trọng sự khác biệt, nhờ đó mới có thể kết hợp với người khác để tạo nên sức mạnh. Nên, hãy tập trung vào điểm mạnh của mình trước, sức mạnh nội tại của mình trước khi hợp tác nhé![/FONT]